Cập nhật Covid-19 ngày 13/4: Kỷ lục 'chết chóc' ở Paraguay; 40% dân số thế giới tiêm vaccine Sputnik V; Lớp học trên bãi biển mùa dịch

Thục Anh
Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận gần 137,3 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có 2.958.809 triệu ca tử vong và hơn 110,4 triệu bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cập nhật Covid-19 ngày 13/4:
Cập nhật Covid-19 ngày 13/4: Kỷ lục 'chết chóc' ở Paraguay; 40% dân số thế giới tiêm vaccine Sputnik V; Lớp học trên bãi biển thời Covid

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch Covid-19 vẫn là Mỹ với tổng số 31.987.213 ca nhiễm, trong đó 576.298 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ có 13.686.073 bệnh nhân với 171.089 ca tử vong. Brazil có 13.521.409 ca bệnh nhưng số ca tử vong lên tới 355.031 ca.

* Tại châu Mỹ

Giới chức y tế Paraguay thông báo nước này ghi nhận số ca tử vong theo ngày cao nhất từ trước đến nay với 78 ca trong 24 giờ qua, đồng thời lo ngại con số này sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Theo Hội đồng Khoa học và Công nghệ Quốc gia, dữ liệu hiện cho thấy đến ngày 20/4 tới, số ca tử vong tại Paraguay sẽ tăng lên tới 90 ca/ngày. Trong khi đó, nhiều bệnh viện đã rơi vào quá tải khi số ca mắc mới tăng theo cấp số nhân kể từ tháng 3. Đến nay, quốc gia Nam Mỹ này xác nhận 235.200 ca mắc và 4.827 ca tử vong kể từ đầu dịch.

Chile ghi nhận số ca tử vong trong ngày trên 100 ca trong ngày thứ 5 liên tiếp. Cụ thể, Bộ Y tế thông báo thêm 137 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca không qua khỏi tại nước này lên 24.483 ca. Bộ trên cũng công bố 6.372 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc lên 1.082.920 ca.

Cuba cũng ghi nhận số ca tử vong trong ngày cao nhất từ trước đến nay với 8 ca, nâng tổng số ca không qua khỏi lên 467 ca. Cũng trong 24 giờ qua, Cuba công bố thêm 854 ca mắc, nâng tổng số ca mắc tại quốc gia vùng Caribbe này lên 87.385 ca.

* Tại châu Âu

Ngày 12/4, Phó Thủ tướng Nga phụ trách vấn đề y tế, bà Tatiana Golikova cho biết quyết định đình chỉ khai thác các tuyến đường bay tới Thổ Nhĩ Kỳ và Tanzania trong 6 tuần do tình hình dịch bệnh Covid-19 tại hai nước này đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng nghiêm trọng.

Quyết định đình chỉ hai tuyến đường bay nêu trên có hiệu lực từ ngày 15/4 đến 1/6 và được đưa ra căn cứ diễn biến dịch bệnh tại hai nước. Từ đầu tháng 3 đến nay, Nga ghi nhận nhiều ca mới là công dân Nga bị lây nhiễm tại Thổ Nhĩ Kỳ trở về nước.

Thổ Nhĩ Kỳ là điểm đến du lịch hàng đầu của người Nga với hàng triệu lượt khách du lịch hằng năm. Quyết định này bị cho là sẽ ảnh hưởng đến ngành du lịch Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong khi đó tại Tây Ban Nha, sau một năm phải học từ xa và giãn cách xã hội để tránh dịch Covid-19, trường Felix Rodriguez de la Fuente tại Murcia đã tổ chức các lớp học trên bãi biển để tận dụng không gian ngoài trời thoáng đãng được cho là ít có nguy cơ lây nhiễm hơn.

Theo đó, các em học sinh khi đến "lớp học" trên bãi biển Playa de los Nietos vẫn phải đeo khẩu trang và ngồi trên những hàng ghế được sắp xếp theo khoảng cách quy định.

Các lớp học này là một phần của dự án mang tên "Fresh Air" (Không khí trong lành) nhằm mang lại chất lượng không khí tốt hơn cho trẻ em trong thời gian đại dịch Covid-19, trong đó có hình thức học tập ngoài trời.

Tới nay, không có ca bệnh nào được ghi nhận trong nhóm những em tham gia các lớp học này. Hầu hết các học sinh đều rất thích hình thức học tập mới vì các em được ra ngoài, được gặp gỡ bạn bè, cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn việc học trên máy tính tại nhà.

* Tại châu Á

Ngày 12/4, Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) thông báo Ấn Độ đã trở thành quốc gia thứ 60 đăng ký cho phép sử dụng vaccine ngừa Covid-19 Sputnik V do Nga phát triển.

Được biết hiện đã có 3 loại vaccine được phê duyệt để sử dụng tại Ấn Độ. Sau khi được Ấn Độ phê duyệt, vaccine của Nga có thể được sử dụng để tiêm chủng cho tổng cộng 3 tỷ người, tương đương 40% dân số thế giới.

Dựa trên số liệu của Bộ Y tế Malaysia, Bộ trưởng Cấp cao kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Ismail Sabri Yaakob ngày 12/4 cảnh báo quốc gia Đông Nam Á này có thể sẽ phải đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ tư, đồng thời cho biết lệnh cấm đi lại giữa các bang vẫn tiếp tục được duy trì.

Ngày 13/4, hàng chục tấn hàng hóa thiết yếu gồm lương thực, thực phẩm và vật tư y tế phòng dịch hỗ trợ khẩn cấp trong tuần qua đã được chuyển kịp thời tới cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia đang gặp nhiều khó khăn do đợt bùng phát dịch Covid-19 từ giữa tháng 2/2021.

Cùng ngày, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo Trung Quốc đại lục ngày 12/4 có thêm 1 ca lây nhiễm trong cộng đồng tại tỉnh Vân Nam và 8 ca nhập cảnh. Không có thêm ca nghi mắc hay ca tử vong được ghi nhận cùng ngày 12/4. Đến nay, Trung Quốc đại lục công bố tổng cộng 90.435 ca mắc, trong đó có 4.636 ca tử vong.

TIN LIÊN QUAN
Thỏa thuận JCPOA quan trọng với quan hệ Mỹ-Iran như thế nào?
Mỹ và Thỏa thuận hạt nhân Iran: Nút thắt chờ tháo gỡ
Biển hiệu cơ quan đại diện có gì khác biệt?
Những điều cần lưu ý khi tổ chức hoạt động đối ngoại
Các cơ quan đại diện phải sử dụng Quốc huy thế nào cho trang trọng?
(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Ngày 28/4 đã diễn ra lễ trao giải 'Cuộc thi tìm hiểu pháp luật Nhật Bản' dành cho người Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại ...
Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Ngoại trưởng Pháp xác nhận ông sẽ đưa ra đề xuất với các quan chức Lebanon nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Hezbollah và Israel và ngăn chặn xung đột ...
Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Cặp vợ chồng tỷ phú ở bang Gujarat đã chính thức từ bỏ mọi tài sản, cắt đứt quan hệ với gia đình và bắt đầu hành trình đi chân ...
Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng hệ thống không gian giám sát khu vực Bắc Cực

Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng hệ thống không gian giám sát khu vực Bắc Cực

Đài Sputnik đưa tin Nga đã công bố phát triển một hệ thống khí tượng thủy văn trên không gian cho phép quan sát liên tục khu vực Bắc Cực.
Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Nỗ lực dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường được thúc đẩy trong bối cảnh Trung Quốc ghi nhận số vụ tự tử gia tăng ở các trường tiểu ...
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động