Cập nhật Covid-19 ngày 18/5: Châu Âu trong niềm hân hoan; Số tử vong mới ở Ấn Độ cao kỷ lục; Mỹ chuẩn bị xuất thêm 20 triệu liều vaccine

Thế Việt
Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận hơn 164,27 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 3,4 triệu ca tử vong và xấp xỉ 144,2 triệu bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cập nhật Covid-19 ngày 18/5: Châu Âu trong niềm hân hoan; Xu hướng giảm nhiễm ở Ấn Độ; Thái Lan có số tử vong trong ngày cao nhất từ đầu dịch

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do dịch Covid-19 vẫn là Mỹ với 600.515 ca tử vong trong tổng số 33.745.603 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 25.227.970 ca nhiễm và 278.751 ca tử vong. Brazil đứng thứ ba với 15.661.106 ca nhiễm và 436.862 bệnh nhân không qua khỏi.

Trong 24 giờ qua, toàn thế giới ghi nhận thêm 526.413 ca nhiễm mới, tập trung nhiều nhất tại Ấn Độ (263.045 ca), tiếp đến Brazil (33.361 ca), Argentina (28.680 ca), Mỹ (23.524 ca), Iran (14.319 ca), Colombia (12.984 ca), Thổ Nhĩ Kỳ (10.174 ca),...

Trong một tuần qua, khu vực Bắc Mỹ và châu Âu - những nơi từng là điểm nóng của Covid-19, tình hình dịch bệnh ghi nhận tín hiệu tích cực.

Theo Worldometers, trong một tuần tính đến sáng 18/5, số ca nhiễm mới tại Bắc Mỹ đã giảm 17%, châu Âu giảm tới 20%.

Trong khi đó, Nam Mỹ ở chiều ngược lại khi ghi nhận số ca nhiễm mới gia tăng 5%, châu Đại Dương tăng tới 66% trong cùng thời gian.

* Tại châu Á, trong 1 tuần qua, số ca nhiễm mới giảm 17%.

Tâm dịch Ấn Độ, những ngày qua ghi nhận xu hướng giảm dần số ca nhiễm mới mỗi ngày, từ mức 400.000 ca xuống hơn 250.000 ca trong tuần này. Tuy nhiên, trong 24 giờ qua, quốc gia Nam Á lại ghi nhận số ca tử vong cao kỷ lục, với 4.340 trường hợp.

Mặc dù vậy, một số nước như Iran, Nepal, Nhật Bản, Philippines, Malaysia tiếp tục là những điểm nóng của dịch Covid-19 khi số ca nhiễm mới trong ngày ghi nhận tại các nước này đều ở mức cao, từ gần 4.000 ca đến hơn 9.000 ca.

Tại Đông Nam Á, Thái Lan đã ghi nhận số ca tử vong do mắc Covid-19 tính theo ngày ở mức kỷ lục với 35 người, trong bối cảnh cả nước đang phải nỗ lực đối phó với làn sóng lây nhiễm thứ 3.

Thái Lan cũng xác nhận thêm 2.473 ca nhiễm mới, trong đó có 680 ca là các tù nhân, nâng tổng số ca mắc trên cả nước lên 113.555 ca, trong đó có 649 trường hợp tử vong.

Trong khi đó, tại Indonesia, chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách hạn chế hoạt động cộng đồng (PPKM) tại 30/34 tỉnh, thành phố đến ngày 31/5 để giảm tốc độ lây lan của đại dịch Covid-19.

Tính đến ngày 17/5, Indonesia ghi nhận thêm 4.295 ca nhiễm mới Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 1.744.045 người.

Số ca tử vong đã tăng thêm 212 người, nâng tổng số lên 48.305 người. Trong khi đó, đã có 1.606.611 người được tuyên bố khỏi bệnh, 89.129 người đang điều trị tại bệnh viện và cách ly độc lập.

* Tại Mỹ, với tiến độ tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 đạt kết quả tích cực, các bang đang chuẩn bị điều chỉnh những quy định bắt buộc đeo khẩu trang được đưa ra một năm trước để phòng chống dịch bệnh lây lan.

Thống đốc bang Illinois J.B. Pritzker thông báo, người đã tiêm chủng vaccine này không cần đeo khẩu trang trong hầu hết mọi tình huống.

Trong khi đó, Thị trưởng Chicago Lori Lightfoot cho biết, thành phố lớn thứ 3 của Mỹ này cần thêm nhiều thông tin trước khi điều chỉnh quy định về đeo khẩu trang. Bà bày tỏ hy vọng thành phố sẽ mở cửa trở lại hoàn toàn từ ngày 4/7 tới.

Tuy nhiên, ngày 17/5, tờ New York Times dẫn kết quả cuộc khảo sát của các nhà dịch tễ học cho rằng, đại dịch Covid-19 sẽ không thể kết thúc nếu trẻ em không được tiêm chủng vaccine.

Theo các nhà khoa học, thời điểm thực sự có thể kết thúc đại dịch - khi mọi hoạt động kinh tế, xã hội trở lại bình thường mà không cần các biện pháp phòng ngừa - sẽ chỉ xảy ra khi ít nhất 70% người Mỹ ở mọi lứa tuổi được tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19.

* Tại châu Âu, trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm virus SARS-Cov-2 có chiều hướng giảm dần ở hầu hết các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), một số nước thành viên tiếp tục dỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế phòng dịch, kèm theo hy vọng có thể sớm khởi động lại “ngành công nghiệp không khói” sau thời gian dài tê liệt vì đại dịch.

Theo đó, kể từ ngày 15/5, du khách nước ngoài được phép nhập cảnh Hy Lạp nếu đã tiêm phòng hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Các bảo tàng ở nước này, bao gồm cả phòng thành Athen, cũng được mở cửa lại từ ngày 16/5 sau 6 tháng phải đóng cửa và tuân thủ các quy định phòng dịch.

Bồ Đào Nha cũng cho phép tất cả các khách du lịch châu Âu được nhập cảnh kể từ ngày 17/5. Nước này hy vọng sẽ được đón hàng trăm du khách Anh trở lại trong tuần này tại khu du lịch Algarve nổi tiếng ở phía Nam. Du khách Anh là nguồn khách chính của Bồ Đào Nha xưa nay.

Còn tại Italy, kể từ thời điểm ngành dịch vụ du lịch hoạt động trở lại vào ngày 26/4, các bãi biển xung quanh Roma, từ Fregene đến Santa Marinella qua Ostia, đều luôn tấp nập du khách.

Ngành du lịch châu Âu đang rất mong đợi được dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế về phòng dịch. Những nước phụ thuộc nhiều nhất vào lĩnh vực này đã phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra.

Đơn cử như Hy Lạp đã trải qua “năm du lịch tồi tệ nhất trong lịch sử” vào năm ngoái khi chỉ đón tiếp được 7 triệu lượt du khách so với con số kỷ lục 33 triệu lượt trong năm trước đó.

Du lịch phục hồi cũng sẽ tạo cú hích cho dịch vụ cho thuê nhà Airbnb với lượng đặt phòng trên thế giới dự kiến sẽ đạt 64,4 triệu lượt, tăng 13%.

Lượng đặt phòng trên Airbnb tại Vương quốc Anh đã tăng mạnh ngay sau khi Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố dỡ bỏ các biện pháp hạn chế phòng dịch vào tháng 2 vừa qua.

* Liên quan vaccine ngừa Covid-19, theo Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki, trong ngày 17/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ chính thức thông báo quyết định xuất khẩu 20 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 của các hãng Pfizer Inc., Moderna Inc. hoặc Johnson & Johnson (vốn trước đây chỉ được phép tiêu thụ nội địa), ngoài 60 triệu liều vaccine AstraZeneca mà ông đã lên kế hoạch cung cấp cho các nước khác.

Dịch bệnh Covid-19 trên thế giới đang diễn biến rất phức tạp, số lượng người mắc bệnh và người chết tiếp tục gia tăng. Đã phát hiện các trường hợp mắc bệnh nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân:

1. Hạn chế đến nơi công cộng, tụ tập đông người không cần thiết.

2. Không được chủ quan, lơ là. Luôn đề cao cảnh giác phòng chống dịch, khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ nhập cảnh trái phép cần lập tức thông báo ngay cho chính quyền địa phương để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời.

3. Thực hiện tốt Khuyến cáo 5K: KHẨU TRANG - KHỬ KHUẨN - KHOẢNG CÁCH - KHÔNG TỤ TẬP - KHAI BÁO Y TẾ để phòng, chống dịch Covid-19.

4. Liên hệ với đường dây nóng Bộ Y tế: 1900.9095 để được tư vấn khi cần thiết.

Vì lợi ích của đất nước, cộng đồng và của chính mình, mỗi người dân Việt Nam hãy đồng lòng quyết tâm giữ vững thành quả đã đạt được trong phòng, chống dịch Covid-19!

TIN LIÊN QUAN
Kinh tế Trung Quốc: Phục hồi không đồng đều, xuất khẩu và đầu tư tăng mạnh, tiêu dùng yếu
Covid-19 ở Việt Nam sáng 18/5: Thêm 19 ca mắc mới, riêng Hà Nội 13 ca
Covid-19 chiều 17/5 tại Việt Nam: Thêm 116 ca mắc mới trong nước, riêng Hà Nội có 5 ca
Nói G7 đang dư thừa vaccice ngừa Covid-19, UNICEF kêu gọi quyên góp cho COVAX 153 triệu liều
Lo sợ Covid-19 tràn lên 'nóc nhà thế giới', Trung Quốc chính thức cấm leo lên đỉnh Everest
(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Nhiều công trình ý nghĩa được Đội Công binh Việt Nam thực hiện hướng tới kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều công trình ý nghĩa được Đội Công binh Việt Nam thực hiện hướng tới kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đội Công binh Việt Nam gấp rút hoàn thành các công trình hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại khu vực Abyei.
Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 1/5, giá dầu trượt dài thêm khoảng 3%; trong nước, giá xăng được dự báo tăng nhẹ.
Đại hội đồng LHQ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Palestine

Đại hội đồng LHQ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Palestine

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh hồi tháng 4, Mỹ đã bác dự thảo nghị quyết kêu gọi công nhận Palestine là thành viên đầy đủ của LHQ.
Đại sứ Nga: Mỹ đang tìm cách đe dọa các đối tác của Moscow, loại các đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường

Đại sứ Nga: Mỹ đang tìm cách đe dọa các đối tác của Moscow, loại các đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường

Đại sứ Nga Anatoly Antonov tuyên bố, các biện pháp trừng phạt làm tăng sự hoài nghi về tính xây dựng của vai trò của Mỹ trên thế giới.
Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?...
Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Các nghị sĩ Quần đảo Solomon đã bỏ phiếu kín và chọn Ngoại trưởng nước này làm thủ tướng mới.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động