Cập nhật Covid-19 ngày 21/6: Ấn Độ phát hiện biến chủng mới của virus; thủ đô Indonesia phá kỷ lục số ca mắc mới; biến thể Delta đe dọa EU

Thế Việt
Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận hơn 179,25 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 3,88 triệu trường hợp tử vong và gần 163,82 triệu bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cập nhật Covid-19 ngày 21/6: Ấn Độ phát hiện biến chủng mới của virus; thủ đô Indonesia phá kỷ lục ca mắc mới; biến thể Delta đe dọa EU
Ấn Độ sẽ miễn phí vaccine Covid-19 cho các tiểu bang để tiêm chủng cho tất cả những người trên 18 tuổi kể từ ngày 21/6. (Nguồn: PTI)

Trong 24 giờ qua, toàn thế giới ghi nhận thêm 295.761 ca nhiễm mới, tập trung nhiều nhất tại Ấn Độ (53.009 ca), Brazil (44.178 ca), Colombia (27.818 ca), Nga (17.611 ca), Indonesia (13.737 ca), Nam Phi (13.155 ca), Argentina (10.395 ca), ....

Mỹ - quốc gia có số ca nhiễm và tử vong nhiều nhất thế giới - ghi nhận 4.422 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 34.406.001 ca, trong đó 617.166 ca tử vong.

Trong vòng 7 ngày qua, số ca nhiễm mới trên toàn thế giới đã giảm 5%, trong đó số ca nhiễm mới tại châu Á giảm 14%, Bắc Mỹ giảm 10%, châu Âu giảm 3%.

Tuy nhiên, so với tuần trước nữa, tốc độ sụt giảm số ca mắc mới trong 7 ngày qua tại châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á đang chậm dần. Trong khi đó, châu Phi ghi nhận số ca nhiễm trong 7 ngày tăng tới 29%, châu Đại dương tăng 25% và Nam Mỹ tăng 1%.

* Tại châu Á, đến nay khu vực này ghi nhận 54,5 triệu người đã nhiễm Covid-19, trong đó có 767.426 ca tử vong.

Ấn Độ, quốc gia ghi nhận số ca nhiễm và tử vong cao nhất châu lục, lại phát hiện 20 trường hợp nhiễm chủng virus SARS-CoV-2 mới với tên gọi là “Delta plus” (B.1.617.2.1) ở bang Maharashtra.

Theo thông tin từ y tế địa phương, virus đột biến mới này có thể là một trong những nguyên nhân gây ra làn sóng dịch Covid-19 thứ hai tại Ấn Độ.

Trước đó, 3 biến thể của chủng này đã được phát hiện bao gồm B.1.617.1 (Delta), B.1.617.2 (Kappa) và B.1.617.3, trong khi chủng mới này được phân biệt bằng đột biến K417N trong protein gai, có thể làm giảm hoạt tính của huyết thanh và kháng thể của những người đã bị bệnh hoặc đã tiêm vaccine.

Theo ghi nhận của các bác sĩ Ấn Độ, chủng virus này được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 3 năm nay tại châu Âu.

Trong khi đó, ngày 20/6, chính quyền bang Delhi thông báo, Thủ đô New Delhi sẽ nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội từ ngày 21/6.

Theo đó, các quán bar sẽ được phép hoạt động với 50% công suất, từ 12 giờ trưa đến 10 giờ đêm và phải đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch.

Công viên công cộng, khu vườn, các hoạt động yoga ngoài trời và câu lạc bộ golf sẽ mở cửa trở lại từ ngày 21/6.

Tuy nhiên, các rạp chiếu phim, phòng tập thể dục, spa, trường học, cao đẳng, hồ bơi, phòng chiếu phim, phòng tiệc, nơi thờ tự sẽ tiếp tục bị đóng cửa trong ít nhất 1 tuần nữa.

Bên cạnh đó, chính quyền bang Delhi sẽ giới hạn 20 khách cho một đám cưới, tang lễ có thể được tổ chức với tối đa 20 người tham dự.

Tại Indonesia, ngày 20/6, thủ đô Jakarta đã ghi nhận thêm 5.582 ca mắc Covid-19, đánh dấu ngày thứ tư liên tiếp thành phố này phá vỡ kỷ lục với hơn 4.000 ca mắc mới mỗi ngày, cũng là ngày Jakarta ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên.

Tính đến nay, thành phố thủ đô của Indonesia đã ghi nhận tổng cộng 474.029 ca mắc Covid-19, trong đó 435.904 ca đã phục hồi và 7.768 ca tử vong.

Trưởng Bộ phận Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh thuộc Sở Y tế Jakarta, bà Dwi Oktavia cho biết, sự gia tăng đột biến các ca mắc Covid-19 ở Jakarta lần này xuất phát từ làn sóng người dân đổ về quê nhân dịp lễ xả chay Eid al-Fitr cuối tháng 5 vừa qua.

Trong khi đó, tính đến ngày 20/6, tỷ lệ sử dụng giường cách ly để điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 tại khu vực Jakarta đã lên tới 87%, trong khi tỷ lệ lấp đầy giường áp lực âm sắp chạm ngưỡng 90%.

Trên toàn quốc, tổng số ca mắc tại quốc gia đông dân thứ tư thế giới này là 1.989.909 ca, trong đó 1.792.528 ca đã hồi phục và 54.662 ca tử vong.

Từ ngày 21/6, Nhật Bản bắt đầu tiêm vaccine ngừa Covid-19 đồng bộ tại nơi làm việc trên cả nước, hướng tới mục tiêu hoàn thành tiêm chủng toàn quốc vào tháng 10 hoặc tháng 11 năm nay.

Số liệu thống kê từ các địa phương cho thấy, tính đến hết ngày 18/6, đã có 12,73 triệu người đăng ký tiêm chủng tại hơn 3.400 địa điểm tiêm chủng ở nơi làm việc hoặc trường đại học trong cả nước.

Chính phủ Nhật Bản cho biết, nếu việc phân phối vaccine thuận lợi, dự kiến có tối đa 260 địa điểm sẽ thực hiện tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 ngay trong ngày 21/6.

Vaccine được sử dụng trong đợt tiêm chủng này là vaccine của hãng dược Moderna (Mỹ), đã được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cấp phép lưu hành từ ngày 21/5.

* Tại châu Âu, biến thể Delta, được phát hiện lần đầu ở Ấn Độ, đang bùng phát tại Anh, hiện đã lan rộng ở Bồ Đào Nha (chiếm 96% ca mắc mới) cũng như xuất hiện tại một số nước như Italy (chiếm 20%), Bỉ (16%), Đức, Pháp và Tây Ban Nha.

Điều này làm dấy lên lo ngại biến thể mới có thể cản trở những nỗ lực mà EU đã đạt được trong vòng hai tháng qua trong việc giảm các ca mắc và tử vong do Covid-19 xuống mức thấp nhất kể từ mùa thu năm ngoái.

Các quan chức y tế châu Âu cảnh báo cần phải hành động để ngăn chặn sự lây lan của biến chủng này.

Các nhà khoa học châu Âu hiện đang tập trung vào Anh - nơi số ca mắc Covid-19 đã tăng gấp ba trong tháng qua với biến thể Delta chiếm khoảng 98% tổng số ca mắc Covid-19 - để dự báo về diễn biến của đại dịch cũng như tìm ra những biện pháp ứng phó.

Sau khi dữ liệu chính thức cho thấy biến thể Delta dường như làm tăng nguy cơ nhập viện gấp 2,2 lần so với biến thể Alpha được phát hiện tại Anh, chính phủ Anh đã lùi lộ trình dỡ bỏ phong tỏa đất nước thêm 4 tuần.

Nhà virus học Bruno Lina, cố vấn của chính phủ Pháp, cho biết các quyết định mở cửa trở lại của Anh sẽ là một thí nghiệm đối với châu Âu.

Nghiên cứu gần đây của chính phủ Anh nhấn mạnh sự cần thiết phải hoàn thành chương trình tiêm chủng càng sớm càng tốt.

Một số nhà khoa học lo ngại, biến thể Delta có thể đã lan rộng nhưng chưa bị phát hiện do việc giải trình tự gen để xác định các biến chủng ít được thực hiện tại châu Âu vì chi phí cao và tốn thời gian.

Các chuyên gia tin rằng, biến thể Delta sẽ thống trị tại bất cứ nơi nào nó xuất hiện và chìa khóa để giải quyết vấn đề là tăng tỷ lệ người dân được tiêm đủ 2 mũi vaccine, đồng thời làm chậm quá trình lây lan của virus càng nhanh càng tốt.

* Liên quan vaccine ngừa Covid-19, ngày 20/6, Quyền thủ hiến bang Victoria của Australia, ông James Merlino cho biết, các cơ quan nghiên cứu của bang đã sẵn sàng triển khai giai đoạn thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng Covid-19 phát triển theo công nghệ mRNA dự kiến sẽ kéo dài trong thời gian vài tháng.

Theo ông Merlino, chính quyền bang Victoria sẽ phân bổ khoản kinh phí trị giá 5 triệu AUD (khoảng 3,74 triệu USD) từ quỹ Nghiên cứu mRNA trị giá 50 triệu AUD (37,4 triệu USD) để giúp Viện Khoa học Dược phẩm Monash sản xuất các liều vaccine theo công nghệ mRNA dùng cho các cuộc thử nghiệm lâm sàng trong thời gian tới.

Hiện nay trên thế giới, vaccine của hãng Pfizer/BioNTech và Moderna sử dụng công nghệ mRNA. Công nghệ này sử dụng mã di truyền có tên là RNA để kích hoạt sản sinh các loại protein đột biến nhằm tạo ra đột biến cụ thể của virus SARS-CoV-2.

Các tế bào miễn dịch của cơ thể thông qua nhận ra protein đột biến là ngoại lai, sẽ bắt đầu xây dựng phản ứng miễn dịch chống lại.

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân:

1. Hạn chế đến nơi công cộng, tụ tập đông người không cần thiết.

2. Không được chủ quan, lơ là. Luôn đề cao cảnh giác phòng chống dịch, khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ nhập cảnh trái phép cần lập tức thông báo ngay cho chính quyền địa phương để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời.

3. Thực hiện tốt Khuyến cáo 5K: KHẨU TRANG - KHỬ KHUẨN - KHOẢNG CÁCH - KHÔNG TỤ TẬP - KHAI BÁO Y TẾ để phòng, chống dịch Covid-19.

4. Liên hệ với đường dây nóng Bộ Y tế: 1900.9095 để được tư vấn khi cần thiết.

Vì lợi ích của đất nước, cộng đồng và của chính mình, mỗi người dân Việt Nam hãy đồng lòng quyết tâm giữ vững thành quả đã đạt được trong phòng, chống dịch Covid-19!

TIN LIÊN QUAN
Ảnh ấn tượng tuần 14-20/6: Ông Putin nói về ‘đáy’ quan hệ Nga-Mỹ; ông Biden nổi giận với phóng viên và đổ xô săn kim cương
Báo chí thời Covid-19: Gặp khó nhưng không nản lòng
Covid-19 ở việt Nam sáng 21/6: Số ca mắc mới giảm mạnh, TP. Hồ Chí Minh cao nhất, tình hình còn phức tạp tại một số địa phương
Báo chí làm sáng lên niềm tin sắt son, tinh thần đoàn kết trong dịch Covid-19
Linh Hoa Tâm: Khát vọng cống hiến cho cộng đồng
(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Hướng dẫn cách làm video TikTok đơn giản và thu hút nhất

Hướng dẫn cách làm video TikTok đơn giản và thu hút nhất

Cách để làm video TikTok thu hút và lên xu hướng là gi? Hãy cùng khám phá 4 cách tạo video TikTok triệu view từ hình ảnh và video có ...
Hội nghị ADMM-18: Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Hội nghị ADMM-18: Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong ...
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Nhan sắc đời thường của diễn viên Việt Hoa

Nhan sắc đời thường của diễn viên Việt Hoa

Ở tuổi 28, diễn viên Việt Hoa phim Độc đạo sở hữu nhan sắc trẻ trung, ngọt ngào.
Hôm nay 22/11, Quốc hội nghe và thảo luận liên tiếp 4 dự thảo luật sửa đổi, trong đó có 2 luật thuế quan trọng

Hôm nay 22/11, Quốc hội nghe và thảo luận liên tiếp 4 dự thảo luật sửa đổi, trong đó có 2 luật thuế quan trọng

Quốc hội tiếp tục nghe, thảo luận các dự án luật sửa đổi: Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ...
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động