Cập nhật Covid-19 ngày 25/1: Toàn cầu tiệm cận mốc 100 triệu ca mắc; Thêm nguyên thủ nhiễm bệnh; Tổng thống Mỹ Joe Biden ra lệnh cấm mới

Thế Việt
TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận gần 99,77 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có gần 2,14 triệu trường hợp tử vong và hơn 71,7 triệu bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cập nhật Covid-19 ngày 25/1: Toàn cầu tiệm cận mốc 100 triệu ca nhiễm bệnh; Tổng thống Mexico dương tính; Ông Biden ra lệnh cấm mới

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 429.392 ca tử vong trong tổng số hơn 25,7 triệu ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 153.503 bệnh nhân tử vong trong số 10.668.356 người mắc bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 217.081 trường hợp không qua khỏi trong số 8.844.600 bệnh nhân.

Theo khu vực, châu Âu và Bắc Mỹ hiện đều ghi nhận hơn 23 triệu ca nhiễm bệnh, trong khi số ca tử vong lần lượt là 665.240 và 620.686, cao thứ nhất và thứ hai toàn cầu.

Châu Á ghi nhận gần 22,6 triệu người mắc bệnh, trong đó có 364.502 ca tử vong; Nam Mỹ hiện có gần 15,3 triệu bệnh nhân với 402.138 người không qua khỏi.

Châu Phi có hơn 3,45 bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó số ca tử vong là 85.288 và châu Đại Dương hiện ghi nhận số ca nhiễm và tử vong lần lượt là 49.875 và 1.073.

* Tại Mỹ, ngày 24/1, một quan chức y tế công cấp cao trong chính quyền cho biết, tân Tổng thống Joe Biden sẽ áp đặt lệnh cấm, có hiệu lực từ ngày 30/1, đối với hầu hết các công dân không có quốc tịch Mỹ nhập cảnh từ Nam Phi trong nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể virus SARS-CoV-2.

Biến thể SARS-CoV-2 ở Nam Phi, còn được gọi là 501Y.V2, có khả năng lây nhiễm cao hơn 50% và đã được ghi nhận ở ít nhất 20 quốc gia. Dù biến thể này chưa được phát hiện ở Mỹ, song biến thể SARS-CoV-2 ở Anh đã được phát hiện ở 20 bang của Mỹ.

Hiện một số quan chức y tế lo ngại các loại vaccine hiện nay có thể không hiệu quả với biến thể của virus SARS-CoV-2 ở Nam Phi cũng như làm tăng khả năng tái nhiễm bệnh.

Theo kế hoạch, trong ngày 25/1, chính quyền Tổng thống Biden sẽ tái áp đặt lệnh cấm nhập cảnh đối với du khách từ Brazil, Anh và 26 quốc gia thuộc khối Schengen mà chính quyền tiền nhiệm dỡ bỏ hôm 18/1.

Dự kiến, Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) Rochelle Walensky cũng sẽ ký một lệnh riêng trong ngày 25/1, nhằm yêu cầu mọi hành khách từ 2 tuổi trở lên phải đeo khẩu trang trên máy bay, phà, tàu hỏa, tàu điện ngầm, xe buýt, taxi và các phương tiện công cộng khác. Khẩu trang chỉ được bỏ ra trong thời gian ngắn khi ăn uống.

Cùng với đó, từ 26/1, mọi quy định mới của CDC sẽ có hiệu lực, tất cả hành khách hàng không quốc tế từ 2 tuổi trở lên khi vào Mỹ phải xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 và sẽ phải tự cách ly trong vòng 7 ngày sau khi trở lại Mỹ và nhắc xét nghiệm Covid-19 mới trong vòng 3-5 ngày sau khi trở về Mỹ.

Hiện các quan chức CDC cũng đang thảo luận về khả năng áp dụng bổ sung các yêu cầu xét nghiệm với các chuyến bay trong nước hoặc yêu cầu xét nghiệm khi trở về từ chuyến du lịch quốc tế.

* Ngày 24/1, Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador xác nhận, ông đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, ông Obrador cho biết, các triệu chứng của ông nhẹ và đang được điều trị.

Danh sách các chính khách quốc tế mắc bệnh Covid-19 tiếp tục nối dài với Ngoại trưởng Tunisia khi cùng ngày, Bộ Ngoại giao Tunisia cũng ra thông báo cho hay, Ngoại trưởng Othman Jerandi đã dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh.

* Theo thông báo mới nhất của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, ngày 24/1, Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm 124 ca mắc, trong đó có 117 ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Trong số các ca lây nhiễm trong cộng đồng, 67 ca được công bố tại tỉnh Cát Lâm, 35 ca tại tỉnh Hắc Long Giang, 11 ca tại Hà Bắc, 3 ca tại thủ đô Bắc Kinh và 1 ca tại thành phố Thượng Hải.

Trong ngày 24/1, Trung Quốc đại lục không ghi nhận thêm ca tử vong nào. Đến nay, nước này xác nhận tổng cộng 89.115 ca mắc, trong đó có 4.635 ca không qua khỏi.

* Tại Đức, giới chức y tế thông báo phát hiện một ổ dịch tại nhà máy sản xuất máy bay Airbus ở thành phố Hamburg khi có 21 nhân viên có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.

Hiện 500 người trong tổng số 12.000 nhân viên nhà máy ở Hamburg này đã được cách ly và làm xét nghiệm, trong khi nhà chức trách cũng đang điều tra nguyên nhân bùng phát ổ dịch, cũng như xác định virus có phải biến thể mới hay không.

Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế liên bang Đức Jens Spahn cho biết, nước này đã mua một loại thuốc mới để chống đại dịch Covid-19 trong bối cảnh nguồn vaccine hạn chế.

Đức sẽ là quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đầu tiên sử dụng kháng thể, vốn cũng được dùng điều trị cho cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, để kiềm chế sự lây lan của đại dịch và trước mắt thuốc sẽ được sử dụng ở các bệnh viện đại học.

Ông Spahn cho biết, chính phủ liên bang Đức đã mua 200.000 liều trị giá 400 triệu Euro (487 USD) cho cuộc chiến chống Covid-19.

* Chính phủ Israel đã thông qua quyết định đóng cửa sân bay quốc tế Ben Gurion từ tối 25/1, cho đến hết tháng 1/2021.

Động thái này là nhằm ngăn chặn các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 và nguy cơ xuất hiện biến thể ở Israel kháng các loại vaccine hiện nay.

Israel đang áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc lần thứ ba, từ ngày 19/12/2020 và dự kiến sẽ nới lỏng từ ngày 31/1/2021. Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, Israel đã có hơn 595.000 ca lây nhiễm, trong đó có hơn 4.360 ca tử vong.

* Liên quan đến vaccine ngừa Covid-19, ngày 25/1, Thủ tướng Australia Scott Morrison thông báo, cơ quan quản lý y tế của nước này đã chính thức phê duyệt vaccine Pfizer ngừa Covid-19 để sử dụng trên toàn quốc.

Thủ tướng Morrison cho biết, Cục Quản lý Sản phẩm Trị liệu (TGA) Australia đánh giá loại vaccine này đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn và hiệu quả cao. Theo đó, Australia đã phê duyệt việc sử dụng vaccine trên trong thời hạn 2 năm cho người dân từ 16 tuổi trở lên.

Trong cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Greg Hunt cho hay, Australia dự kiến sẽ triển khai tiêm vaccine cho các nhóm đối tượng ưu tiên vào cuối tháng 2/2021, với số lượng 80.000 liều mỗi tuần. Mỗi người sẽ được tiêm hai liều vaccine, mỗi liều cách nhau ít nhất 21 ngày. Việc tiêm chủng không bắt buộc.

Tại Ecuador, Cơ quan Quản lý và Giám sát Y tế Quốc gia (Arcsa) đã phê duyệt việc sử dụng vaccine ngừa Covid-19 do hãng AstraZenaca và Đại học Oxord của Anh phối hợp bào chế. Đây là loại vaccine thứ 2 được Arcsa cấp phép đăng ký sử dụng tại nước này.

Arcsa đã cấp phép nhập khẩu vaccine AstraZenaca với khoảng 5 triệu liều, dự kiến sẽ tiêm phòng cho 2,5 triệu người dân.

TIN LIÊN QUAN
Lần đầu đề cập cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, truyền thông Triều Tiên nói gì?
Luận tội ông Trump: Đảng Dân chủ thành công trong việc chia rẽ nội bộ phe Cộng hòa
Ảnh ấn tượng tuần (18-24/1): Lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ khác thường, nhân vật đối lập Nga Navalny ‘chiếm sóng’ truyền thông và tập ‘yoga bia’
Asia Times: Trung Quốc xúc tiến kế hoạch có nguy cơ châm ngòi xung đột với Ấn Độ
Các mẫu xét nghiệm Covid-19 của đại biểu và khối phục vụ Đại hội XIII đều âm tính
(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Thủ đô Oslo của Na Uy - kiên định trên con đường xanh

Thủ đô Oslo của Na Uy - kiên định trên con đường xanh

Baoquocte.vn. Thủ đô Oslo của Na Uy - quốc gia Bắc Âu xinh đẹp, đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh.
Giá xăng dầu hôm nay 9/1: Thế giới 'quay xe' giảm hơn 1%; trong nước nhiều khả năng giữ đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 9/1: Thế giới 'quay xe' giảm hơn 1%; trong nước nhiều khả năng giữ đà tăng

Kết thúc phiên giao dịch ngày 8/1, giá dầu bất ngờ giảm hơn 1%, từ bỏ mức tăng đầu phiên. Trong nước, giá xăng chiều nay được dự báo sẽ ...
Việt Nam 'rộng đường' phát triển tài chính xanh

Việt Nam 'rộng đường' phát triển tài chính xanh

Baoquocte.vn. Tài chính xanh đang trở thành một xu hướng đầu tư quan trọng toàn cầu, mang lại cơ hội lớn cho nhà đầu tư.
Nhà sản xuất Quốc Bảo TKM nói gì về việc hotgirl, hoa hậu đóng phim, diễn thời trang?

Nhà sản xuất Quốc Bảo TKM nói gì về việc hotgirl, hoa hậu đóng phim, diễn thời trang?

Việc các người đẹp có danh hiệu hoặc bước ra từ mạng xã hội lấn sân xuất hiện ở nhiều dự án phim ảnh, sàn thời trang gây nhiều ý ...
Ba Lan đóng cửa một lãnh sự quán ở Nga, ấn định ngày tổng tuyển cử

Ba Lan đóng cửa một lãnh sự quán ở Nga, ấn định ngày tổng tuyển cử

Ba Lan đã đóng cửa lãnh sự quán nước này tại Saint Petersburg của Nga, sau những mâu thuẫn căng thẳng giữa hai nước.
Đấu tranh chống buôn người, Anh ban hành 'cơ chế trừng phạt độc lập' đầu tiên trên thế giới

Đấu tranh chống buôn người, Anh ban hành 'cơ chế trừng phạt độc lập' đầu tiên trên thế giới

Nhằm ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp qua eo biển Manche, Anh thông báo sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào tội ...
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động