Cập nhật Covid-19 ngày 25/5: Quốc gia EU đầu tiên miễn dịch cộng đồng; thêm hiệu quả 'đỉnh' của Sputnik V; Mỹ lộ báo cáo về nguồn gốc Covid-19

Minh Nhật
Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận gần 168 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có gần 3,49 triệu ca tử vong và xấp xỉ 149,3 triệu bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cập nhật Covid-19 ngày 25/5: Quốc gia EU đầu tiên đạt 'miễn dịch cộng đồng'; Kế hoạch công bố danh tính người vi phạm cách ly; thêm hiệu quả vượt trội
Cập nhật Covid-19 ngày 25/5: Quốc gia EU đầu tiên 'miễn dịch cộng đồng'; Công bố danh tính người vi phạm cách ly; thêm hiệu quả vượt trội của vaccine Sputnik V.

Quốc gia có số ca tử vong và nhiễm Covid-19 lớn nhất thế giới vẫn là Mỹ với 604.392 ca tử vong trong tổng số 33.920.340 bệnh nhân. Tiếp đó là Ấn Độ với 26.947.496 ca nhiễm và 307.249 ca tử vong. Brazil đứng thứ ba với 16.121.136 ca nhiễm và 450.026 bệnh nhân không qua khỏi.

Trong một tuần qua, Nam Mỹ và châu Phi là hai khu vực ghi nhận có số ca nhiễm mới tăng, lần lượt tăng 11% và 27%, trong khi các khu vực châu Âu, Bắc Mỹ, châu Á đều giảm 18%. Mức giảm của châu Đại Dương là 7%.

* Tại châu Mỹ, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Chánh văn phòng Nội các Argentina Santiago Cafiero đã kêu gọi chính quyền 24 tỉnh của nước này đảm bảo người dân phối hợp thực hiện các biện pháp phòng dịch để giảm số ca nhiễm SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.

Argentina đang đối mặt với làn sóng dịch bệnh thứ hai khiến hệ thống y tế chịu nhiều sức ép. Hiện nước này đang thực hiện lệnh phong tỏa để ngăn ngừa nguy cơ lây lan Covid-19.

Trong khi đó, chính phủ Chile đã quyết định kéo dài lệnh đóng cửa biên giới cho đến ngày 15/6 nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan trong nước.

Người nước ngoài không được phép nhập cảnh ngoại trừ những người đã có giấy phép cư trú dài hạn. Công dân Chile không được phép xuất cảnh trừ những trường hợp đặc biệt và phải có sự đồng ý từ các cơ quan chức năng.

Thứ trưởng Bộ Y tế Chile Paula Dasa cho biết, việc kéo dài lệnh đóng cửa biên giới sẽ được triển khai đồng bộ cùng với các biện pháp khác liên quan đến kế hoạch mang tên “Từng bước” của chính phủ nhằm kiểm soát hoạt động đi lại của người dân, trong đó bao gồm áp đặt lệnh giãn cách xã hội tại 9 tỉnh và thành phố.

Biện pháp đóng cửa biên giới được áp dụng từ ngày 5/4 sau khi quốc gia Mỹ Latinh này ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ các ca nhiễm Covid-19.

Cho đến nay, Chile ghi nhận hơn 1.335.200 người mắc Covid-19, trong đó có 28.548 trường hợp tử vong.

Ngày 24/5, Mỹ đã nâng cấp độ cảnh báo đi lại lên mức độ 4 đối với Nhật Bản, đồng thời cảnh báo người dân Mỹ không nên đi du lịch tới quốc gia châu Á này.

Khuyến nghị đi lại mới nhất của Mỹ cho biết: "Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã ban hành Cảnh báo sức khỏe du lịch ở cấp độ 4 đối với Nhật Bản do mức độ lây nhiễm Covid-19 rất cao ở quốc gia này. Có những hạn chế được áp dụng sẽ ảnh hưởng đến việc nhập cảnh của các công dân Mỹ vào Nhật Bản".

Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh Thế vận hội mùa Hè - Olympic Tokyo 2021 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 23/7.

* Tại châu Âu, chính phủ Anh khuyến cáo người dân không nên đến các khu vực có nhiều ca nhiễm virus SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu ở Ấn Độ nếu không thực sự cần thiết.

Anh công bố danh sách 8 vùng báo động về số ca dương tính với biến thể SARS-CoV-2 ở Ấn Độ gồm Bolton, Blackburn, Kirklees, Bedford, Burnley, Leicester, Hounslow và North Tyneside. Trong đó, vùng Bolton thuộc Greater Manchester có tỷ lệ mắc cao nhất cả nước với 451 ca/100.000 người trong vòng một tuần tính đến ngày 20/5.

Ngày 24/5, Malta, quốc gia đang dẫn đầu Liên minh châu Âu (EU) về tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19, thông báo đạt được mục tiêu tiêm phòng ít nhất một mũi vaccine cho 70% người trưởng thành.

Ông Chris Fearne, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế quốc đảo nằm ở Địa Trung Hải, với dân số khoảng 500.000 người, tuyên bố đã đạt "miễn dịch cộng đồng" cho dù thừa nhận để đạt được "dấu mốc quan trọng" này trong EU là điều khó khăn.

Theo người đứng đầu ngành y tế Malta, sau khi 475.000 liều vaccine được tiêm, khoảng 42% dân số đã hoàn thành tiêm chủng cả hai liều các loại vaccine Pfizer, Moderna hoặc AstraZeneca hoặc với một liều duy nhất của vaccine Johnson & Johnson.

Ủy ban châu Âu đặt mục tiêu sẽ tiêm chủng cho 70% dân số EU vào cuối tháng 7 tới.

Ngày 24/5, Quỹ Đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF) công bố kết quả một công trình nghiên cứu kết hợp với trường Đại học Cordoba của Argentina.

Theo đó, nghiên cứu khẳng định vaccine Sputnik V ngừa Covid-19 do Nga bào chế, sản xuất có hiệu quả cao đối với biến thể của virus SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên ở thành phố Manaos của Brazil và hiện đã lây lan ra một số nước trong khu vực và trên thế giới.

Thông báo của RDIF cho biết, công trình nghiên cứu được Viện nghiên cứu José María Vanella thuộc trường Đại học Cordoba thực hiện đã xác nhận hiệu quả của Sputnik V đáp ứng miễn dịch cao đối với những người được tiêm chủng vaccine này.

Cụ thể, sau ngày thứ 14 được tiêm mũi vaccine Sputnik V đầu tiên, khoảng 85,5% nhóm tình nguyện viên thử nghiệm đã có kháng thể chống virus SARS-CoV-2 và đến ngày thứ 42 sau khi được tiêm mũi vaccine thứ hai thì có tới 99,65% số tình nguyện viên có kháng thể trên.

* Tại châu Đại Dương, chính quyền Melbourne - thành phố lớn thứ hai của Australia, đã tái áp đặt các biện pháp hạn chế phòng dịch Covid-19 sau khi giới chức phát hiện chùm ca nghi nhiễm mới liên quan tới ổ dịch vừa được phát hiện.

Các buổi sum họp gia đình hạn chế tối đa 5 khách và chỉ cho phép tổ chức các sự kiện công cộng có tối đa 30 người tham gia; người dân phải đeo khẩu trang khi ra ngoài. Các quy định này có hiệu lực từ 18h ngày 25/5 đến 4/6.

Ổ dịch mới gồm 5 ca dương tính với SARS-CoV-2 tại Melbourne đã đặt dấu chấm hết chuỗi ngày gần 3 tháng bang Victoria không ghi nhận thêm bất cứ ca nhiễm mới nào.

Đây là bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của làn sóng dịch bệnh Covid-19 thứ hai tại Australia khi chiếm tới 70% tổng số ca nhiễm và 90% ca tử vong do Covid-19 của cả nước.

* Tại châu Á

Mặc dù số ca nhiễm mới Covid-19 bất ngờ giảm mạnh xuống dưới ngưỡng 3.000 ca/ngày lần đầu tiên kể từ ngày 19/4, chính phủ Nhật Bản vẫn cân nhắc khả năng gia hạn tình trạng khẩn cấp phòng chống dịch ở 9 tỉnh, thành, gồm thủ đô Tokyo và các tỉnh Hokkaido, Aichi, Kyoto, Osaka, Hyogo, Okayama, Hiroshima, Fukuoka khi biện pháp này hết hạn vào ngày 31/5.

Bên cạnh đó, để nâng cao ý thức phòng chống dịch Covid-19, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) đang có kế hoạch công bố danh tính của một số người vi phạm các quy định về cách ly.

Theo quy định hiện hành, tất cả những người nhập cảnh Nhật Bản phải tự cách ly trong vòng 14 ngày. Trong thời gian cách ly, mỗi ngày họ phải báo cáo tình trạng sức khỏe và nơi ở thông qua một ứng dụng trên điện thoại hoặc các phương tiện khác. Tuy nhiên, MHLW cho biết, mỗi ngày có khoảng 100 người đã vi phạm quy định này.

Về vấn đề vaccine ngừa Covid-19, chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc khả năng cung cấp vaccine do hãng AstraZeneca PLC sản xuất cho các nước đang phát triển thông qua cơ chế chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX.

Ngày 24/5, các nguồn tin từ chính phủ Mỹ tiết lộ, cộng đồng tình báo của nước này đang thẩm tra một báo cáo về việc các nhà nghiên cứu tại một phòng thí nghiệm virus học của Trung Quốc đã bị ốm nặng vào tháng 11/2019, một tháng trước khi ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên được thông báo. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cho thấy Covid-19 bắt nguồn từ phòng thí nghiệm trên.

Ngoài ra, một nguồn tin chính thức của Mỹ cũng cho rằng, cộng đồng tình báo nước này "không loại trừ một trong hai giả thuyết", đồng thời cho biết báo cáo về khả năng lây nhiễm giữa các nhân viên ở Viện Virus học Vũ Hán hồi tháng 11 năm ngoái là "không thể bị bác bỏ" bởi các nhà nghiên cứu Mỹ.

Các cơ quan Mỹ lo ngại rằng đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã không thể tiến hành các cuộc điều tra độc lập ở Trung Quốc về nguồn gốc của đại dịch Covid-19 và vì vậy, không tin tưởng các phát hiện của WHO.

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân:

1. Hạn chế đến nơi công cộng, tụ tập đông người không cần thiết.

2. Không được chủ quan, lơ là. Luôn đề cao cảnh giác phòng chống dịch, khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ nhập cảnh trái phép cần lập tức thông báo ngay cho chính quyền địa phương để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời.

3. Thực hiện tốt Khuyến cáo 5K: KHẨU TRANG - KHỬ KHUẨN - KHOẢNG CÁCH - KHÔNG TỤ TẬP - KHAI BÁO Y TẾ để phòng, chống dịch Covid-19.

4. Liên hệ với đường dây nóng Bộ Y tế: 1900.9095 để được tư vấn khi cần thiết.

Vì lợi ích của đất nước, cộng đồng và của chính mình, mỗi người dân Việt Nam hãy đồng lòng quyết tâm giữ vững thành quả đã đạt được trong phòng, chống dịch Covid-19!

TIN LIÊN QUAN
Treo cờ hai nước hoặc Quốc kỳ Việt Nam và cờ của tổ chức quốc tế như thế nào?
Biển Đông: 4 điểm yếu pháp lý trong yêu sách của Philippines đối với Đá Ba Đầu
Covid-19: Hà Nội tạm dừng hoạt động nhà hàng, dịch vụ ăn, uống tại chỗ, cắt tóc từ 12h ngày 25/5
Chính sách của Đức thời hậu Merkel: Quan tâm với Mỹ, thực dụng với Nga và Trung Quốc?
Nhật Bản dẫn đầu 'cường quốc tầm trung' trong định hình tương lai châu Á *
(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Các chuyên gia dự báo mức tiêu thụ kháng sinh toàn cầu có thể tăng lên 75,1 tỷ liều hàng ngày vào năm 2030, tương đương mức tăng 52,3%.
Cựu Hoa khôi bóng chuyền Kim Huệ và những môn thể thao đam mê sau giải nghệ

Cựu Hoa khôi bóng chuyền Kim Huệ và những môn thể thao đam mê sau giải nghệ

Sau ly hôn, cựu Hoa khôi bóng chuyền Phạm Thị Kim Huệ sống cùng con gái, hiện cô làm HLV phó của CLB Vietinbank.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 26/11/2024: Tuổi Thân tài lộc vượng phát

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 26/11/2024: Tuổi Thân tài lộc vượng phát

Xem tử vi 26/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 26/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Harry Kane phá kỷ lục ghi bàn 'nhanh như chợp' của Erling Haaland

Harry Kane phá kỷ lục ghi bàn 'nhanh như chợp' của Erling Haaland

Lập hat-trick ở trận Bayern Munich thắng Augsburg, vòng 11 Bundesliga, Harry Kane xô đổ một kỷ lục ghi bàn tại giải VĐQG Đức của Erling Haaland.
Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Lực lượng Hezbollah ngày 24/11 đã bắn khoảng 250 tên lửa và các loại đạn pháo khác vào Israel.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động