Cập nhật Covid-19 ngày 27/2: Virus biến thể hoành hành ở châu Âu, EU tranh luận về hộ chiếu vaccine, Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử nhân loại

Chu Văn
TGVN. Theo trang thống kê Worldometers.info, tính đến 8h sáng 27/2 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 113.960.094 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, trong đó có 2.527.952 ca tử vong. Số bệnh nhân phục hồi hiện nay là 89.519.534 người.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cập nhật Covid-19 ngày 27/2: Virus biến thể hoành hành ở châu Âu, EU tranh luận về hộ chiếu vaccine, Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử nhân loại
Tính đến 8h sáng 27/2 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 113.960.094 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, trong đó có 2.527.952 ca tử vong.

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất với 29.129.612 ca nhiễm, trong đó có 522.729 ca tử vong. Tiếp theo là Ấn Độ với 11.079.094 ca nhiễm và 156.970 ca tử vong. Brazil đứng thứ ba với 10.457.794 ca nhiễm và 252.988 ca tử vong.

* Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua Nghị quyết 2565 (2021) liên quan đến phân phối và tiếp cận vaccine ngừa Covid-19 tại các khu vực xung đột và khủng hoảng nhân đạo với 15/15 phiếu thuận. Nghị quyết kêu gọi các nước tăng cường hợp tác quốc tế, hỗ trợ tài chính cho các sáng kiến bảo đảm phân phối vaccine bình đẳng, giá cả phải chăng cho các khu vực xung đột, hậu xung đột, khủng hoảng nhân đạo, trong đó có sáng kiến COVAX đang được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một số đối tác khác điều phối nhằm giúp cho các nước nghèo hơn tiếp cận được vaccine.

Trước đó, ngày 1/7/2020, HĐBA đã thông qua Nghị quyết đầu tiên liên quan tới đại dịch COVID-19. Theo đó, Nghị quyết 2532 có nội dung chính là kêu gọi ngừng bắn tại tất cả các quốc gia trong chương trình nghị sự của HĐBA, ủng hộ Lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của TTK nhằm tạo điều kiện ứng phó nhân đạo với đại dịch Covid-19.

Cho đến sáng 27/2, theo hãng tin Bloomberg, chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử nhân loại vẫn đang diễn ra rất khẩn trương. Hơn 231 triệu liều vaccine đã được sử dụng tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong 24h qua, thế giới đã có thêm khoảng 6,17 triệu liều vaccine đã được tiêm.

* Trong ngày 26/2, một hội đồng độc lập gồm 22 chuyên gia và nhà khoa học hàng đầu của Mỹ đã nhất trí bỏ phiếu ủng hộ việc cấp phép khẩn cấp đối với vaccine ngừa Covid-19 của hãng Johnson & Johnson. Hội đồng tiến hành bỏ phiếu sau cuộc họp trực tuyến kéo dài một ngày nhằm thảo luận về những lợi ích cũng như nguy cơ của loại vaccine này đối với người sử dụng từ 18 tuổi trở nên. Mặc dù khuyến nghị của hội đồng không mang tính bắt buộc nhưng thường sẽ được Chính phủ Mỹ cân nhắc thực hiện.

Vaccine ngừa Covid-19 của hãng Johnson&Johnson chỉ dùng một liều và nếu được cấp phép trong những ngày tới, đây sẽ là vaccine thứ ba được sử dụng tại Mỹ, sau hai vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna được phê duyệt từ tháng 12 năm ngoái và đang được dùng tiêm phòng cho người dân.

* Diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19 tại châu Âu vẫn diễn biến phức tạp. Thủ tướng CH. Czech Andrej Babis cho biết nước này đã ban bố tình trạng khẩn cấp mới kéo dài 30 ngày, kể từ ngày 27/2.

Lệnh tình trạng khẩn cấp mới được Chính phủ Czech ban bố trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến tồi tệ nhất kể từ khi bùng phát. Trong những tuần gần đây, Czech là một trong những nước có tỷ lệ ca nhiễm mới và tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới khi ghi nhận gần 20.000 trường hợp tử vong trên tổng số chỉ 10,7 triệu dân.

Hiện CH. Czech vẫn có trên 7.000 người mắc Covid-19 đang phải điều trị trong bệnh viện, với hơn 1.500 người trong số này trong tình trạng nghiêm trọng. Đáng chú ý, các biến thể của virus SARS-CoV-2 từ Anh và Nam Phi đã xuất hiện và lây lan nhanh, khiến tình hình dịch bệnh tại Czech diễn biến phức tạp.

Biến thể của virus SARS-Cov-2 xuất hiện ở Anh vào cuối năm ngoái với khả năng lây lan nhanh hơn cũng đang hoành hành tại Bỉ và là nguyên nhân chính làm cho dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở quốc gia được mệnh danh “Trái tim của châu Âu”, đồng thời khiến Chính phủ nước này phải lùi kế hoạch nới lỏng các biện pháp phòng dịch.

Tại buổi họp báo sau cuộc họp chính phủ về Covid-19 chiều 26/2, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo đã kêu gọi người dân thận trọng vì tình hình dịch bệnh còn rất phức tạp và mọi dự kiến về nới lỏng hạn chế phòng dịch đều bị hoãn lại cho tới khi Chính phủ họp bàn trong phiên tiếp theo vào tuần tới. Thay đổi duy nhất hiện nay là thời gian quy định giờ giới nghiêm ở Wallonie (vùng nói tiếng Pháp ở miền Nam nước Bỉ) được lùi từ 10h00 tối đến 12h00 đêm giống như ở Flamand (vùng nói tiếng Hà Lan ở miền Bắc nước Bỉ). Tại thủ đô Bressels, thời gian giới nghiêm không thay đổi, vẫn được duy trì từ 10h00 tối hôm trước đến 6h00 sáng hôm sau.

Tính trong một tuần trở lại đây, số ca mắc mới ở Bỉ tăng 24% so với tuần trước đó, lên gần 2.300 ca nhiễm mới mỗi ngày. Số ca nhập viện cũng đang tăng trở lại, với hơn 200 ca trong 24 giờ qua. Đáng lưu ý là hơn nửa (53%) trong số này mắc biến thể ở Anh, tăng 38% so với tuần trước đó, trong khi biến thể ở Nam Phi chiếm 2,2% và biến thể ở Brazil chỉ chiếm 0,9%. Tổng số người đang phải điều trị tích cực trong bệnh viện là 400 người, mức cao nhất kể từ đầu tháng 1 đến nay. Bộ trưởng Y tế Bỉ Frank Vandenbroucke khuyến cáo để tránh tình trạng quá tải, các bệnh viện sẽ phải dành một nửa số giường hồi sức cho các bệnh nhân mắc Covid-19.

Tại Đức, số ca mắc mới bệnh Covid-19 ở Đức đã gia tăng trở lại trong những ngày qua, khoảng trung bình 10.000 ca/ngày, chỉ số lây nhiễm trong 7 ngày cũng liên tục tăng, ở mức 62,6/100.000 dân, cao gần gấp đôi mục tiêu 35 để có thể dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa.

Thủ tướng Angela Merkel bày tỏ lo ngại Đức phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ 3 dịch Covid-19, trong khi nhiều chuyên gia nhận định, nước này đã bắt đầu làn sóng thứ 3 khi số ca nhiễm mới, đặc biệt là số ca nhiễm biến thể mới, đã gia tăng trở lại từng ngày.

Liên quan công tác tiêm chủng ở Đức, Bộ trưởng Y tế liên bang Đức Jens Spahn cho biết, chiến dịch tiêm chủng trong nước bước đầu đã đạt được kết quả tích cực khi đã tiêm chủng được cho hầu hết nhóm ưu tiên số một là các cụ trên 80 tuổi và những người có bệnh nền tại các viện dưỡng lão. Cụ thể, các cơ sở tiêm chủng đã tiến hành tiêm xong mũi thứ nhất cho gần 800.000 người trong nhóm này, trong khi hơn 550.000 người đã được tiêm đủ 2 mũi. Đây là nhóm có nguy cơ lây nhiễm và tử vong cao nhất. Theo Chủ tịch RKI Lothar Wieler, số ca nhiễm bệnh và tử vong trong số những người trên 80 tuổi đang tiếp tục giảm, chứng tỏ việc tiêm chủng đã mang lại hiệu quả. Cho tới nay, sau 2 tháng thực hiện, Đức đã tiêm chủng được 5,7 triệu liều, chiếm 4,5% dân số, trong đó số dân được tiêm đủ 2 mũi chiếm 2,4%. Tỷ lệ tiêm chủng hằng ngày ở Đức đạt trung bình 150.000 mũi/ngày.

Thủ tướng Merkel cho biết một hệ thống công nhận lẫn nhau về tiêm chủng sẽ sớm được áp dụng ở châu Âu. Theo bà, một "hộ chiếu vaccine" được EU thực hiện vào mùa Hè sẽ mang lại lợi ích cho những người đã được tiêm chủng trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh "hộ chiếu vaccine" không có nghĩa trong tương lai chỉ những người có giấy chứng nhận này mới được phép tự do đi lại và hiện không có quyết định chính trị nào được đưa ra liên quan vấn đề này.

Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh các quốc gia như Hy Lạp, Cyprus, Bulgaria và Áo kêu gọi tạo điều kiện đi lại cho những người đã tiêm vaccine. Hy Lạp và Cyprus đã ký kết các thỏa thuận với Israel về việc tiếp nhận những người được tiêm chủng trong tương lai. Một số quốc gia EU như Ba Lan và Romania đã tạo điều kiện thuận lợi cho những người đã được tiêm chủng, chẳng hạn như khi nhập cảnh các nước này.

Hiện 27 nước EU cho rằng cần có chứng nhận tiêm chủng được công nhận lẫn nhau, trong đó có một cơ sở dữ liệu về tiêm chủng và mã QR được cá nhân hóa. Tuy nhiên, một số nước như Đức còn e ngại do chưa rõ những người đã được tiêm phòng còn có thể lan truyền virus hay không.

Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa ngày 26/2 thông báo nước này sẽ chia sẻ 5% số vaccine ngừa Covid-19 với các nước nghèo ở châu Phi, theo đề xuất trước đó của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Thủ tướng Bồ Đào Nha đưa ra cam kết trên sau 2 ngày thảo luận trực tuyến với nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ các nước thành viên EU. Số vaccine của Bồ Đào Nha chủ yếu sẽ được dành cho các nước sử dụng tiếng Bồ Đào Nha ở châu Phi.

Trước đó, Tổng thống Pháp Macron kêu gọi các nước giàu cần nhanh chóng nhường lại 4-5% lượng vaccine cho những nước nghèo hơn, nơi việc tiêm chủng hầu như chưa được triển khai do chưa thể tiếp cận được với vaccine. Tổng thống Đức Frank-Walter Steinemeir cũng đưa ra kêu gọi tương tự khi muốn các nước giàu chia sẻ kho vaccine cho các nước nghèo trong bối cảnh vaccine đang khan hiếm hiện nay.

* Các thành phố và các bang của Brazil đã áp đặt một loạt biện pháp hạn chế mới nhằm ngăn chặn sự gia tăng các ca mắc mới bệnh Covid-19 có nguy cơ khiến các bệnh viện tại nước này rơi vào tình trạng quá tải.

Với số ca tử vong do Covid-19 tại Brazil đã vượt quá 250.000 trường hợp, nước này đang nỗ lực ứng phó với làn sóng dịch bệnh gia tăng vốn đã đẩy các khu chăm sóc đặc biệt đến gần bờ vực quá tải. Brazil hiện đang tiếp tục thực hiện những biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh, trong đó các thành phố và tiểu bang áp đặt những quy định phòng dịch riêng, trong khi Tổng thống Jair Bolsonaro, người theo đường lối cực hữu, liên tục chỉ trích các biện pháp hạn chế cũng như yêu cầu đeo khẩu trang.

Brazil ngày 26/2 đã ghi nhận số ca tử vong do Covid-19 theo tuần cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này với tỷ lệ trung bình 1.153 ca tử vong mỗi ngày. Bộ trưởng Y tế Eduardo Pazuello cho rằng, "giai đoạn mới" của dịch bệnh này là hậu quả của tình trạng lây lan các biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Trong khi đó, giới chuyên gia cho rằng, vấn đề còn nghiêm trọng hơn thế. Theo họ, vấn đề không phải là biến thể mới mà là không có biện pháp kiểm soát đại dịch.

Brazil đã bắt đầu chương trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cho 212 triệu người dân nước này từ giữa tháng 1 vừa qua, nhưng đến nay tốc độ phân phối vaccine vẫn chưa đáp ứng được cam kết mà Bộ trưởng Pazuello đưa ra về việc chủng ngừa cho toàn bộ người dân nước này vào cuối năm nay.

Trong khi đó, tại Argentina, tân Bộ trưởng Y tế Carla Vizzotti ngày 26/2 cho biết, bà đã dương tính với virus SARS-CoV-2, một tuần sau khi người tiền nhiệm Gines Gonzalez Garcia từ chức. Thông qua mạng xã hội, Bộ trưởng Vizzotti cho biết, bà sẽ cách ly trong vài ngày. Cùng ngày, Chánh Văn phòng Tổng thống Argentina Santiago Cafiero cho biết ông cũng sẽ cách ly vì đã tiếp xúc với bà Vizzotti gần đây. Argentina hiện ghi nhận 2,1 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có hơn 51.000 ca tử vong.

* Hàn Quốc ưu tiên tiêm phòng cho các nhân viên y tế tuyến đầu. Ngày 27/2, một nhóm 300 nhân viên y tế đang điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 là những đối tượng đầu tiên được tiêm vaccine do hãng dược phẩm Pfizer Inc. của Mỹ phát triển tại Hàn Quốc, một ngày sau khi đất nước khởi động chiến dịch tiêm chủng miễn phí.

Cụ thể, các bác sĩ, y tá và chuyên gia y tế đang điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 ở thủ đô Seoul và các vùng phụ cận được tiêm những mũi vaccine Pfizer đầu tiên tại cơ sở tiêm chủng nhà nước ở trung tâm Seoul. Tổng cộng, có 55.000 nhân viên y tế sẽ được tiêm vaccine của Pfizer, với phác đồ tiêm chủng 2 liều. Chương trình tiêm chủng vaccine của Pfizer nằm trong sáng kiến tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới.

Các cơ quan y tế Hàn Quốc dự kiến sẽ hoàn thành kế hoạch tiêm tiêm chủng lô vaccine của Pfizer đầu tiên vào ngày 20/3 tới.

Trong khi đó, Trung tâm Y tế Quốc gia Hàn Quốc cho biết, cơ quan này đang tìm cách tối đa hóa số lượng người được tiêm chủng bằng cách sử dụng bơm kim tiêm có khoảng chết thấp (LDS). Theo đó, lượng vaccine còn dư trong bơm kim tiêm được giảm xuống mức tối thiểu nhờ giảm không gian giữa kim tiêm và pít-tông, nên một lọ vaccine có thể tiêm cho 7 người so với dự kiến trước đó là 6 người. Nếu thành công, Hàn Quốc sẽ được ghi nhận là quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng bơm kim tiêm LDS trong tiêm chủng ngừa Covid-19.

Ngoài ra, 10 triệu liều vaccine khác của Pfizer theo hợp đồng trực tiếp giữa tập đoàn dược phẩm khổng lồ của Mỹ và chính quyền Seoul dự kiến sẽ tới Hàn Quốc vào quý III/2021.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), ngày 27/2 nước này ghi nhận 415 ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó có 405 ca lây nhiễm trong nước, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 89.321 trường hợp

TIN LIÊN QUAN
Vaccine Covid-19: Dự án đầu tư đáng giá để phục hồi kinh tế?
Những địa bàn ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 và 9 nhóm đối tượng được miễn phí
Covid-19 ở Việt Nam sáng 27/2: Không có ca mắc mới, hy vọng tăng lên đối với một bệnh nhân nặng
Cập nhật Covid-19 ngày 26/2: Mỹ vượt 29 triệu ca nhiễm; EU cảnh giác với hơn 805.000 ca tử vong, vaccine giữ mạng sống nhiều người cao tuổi ở Israel
Thiên đường du lịch Maldives đã 'quên' Covid-19 như thế nào?
(theo TTXVN, AFP)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử ...
Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ diễn ra từ 5-7/12 ...
Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động