Cập nhật Covid-19 ngày 5/5: Số ca thiệt mạng ở Ấn Độ tăng kỷ lục, biến chủng gây nguy cơ tử vong gấp 15 lần; Campuchia lại lập 'đỉnh'

Thế Việt
Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận xấp xỉ 155 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 3,21 triệu ca tử vong và hơn 132,45 triệu bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cập nhật Covid-19 ngày 5/5: Số ca thiệt mạng ở Ấn Độ tăng kỷ lục, biến chủng gây nguy cơ tử vong gấp 15 lần; Campuchia lại lập 'đỉnh'

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do đại dịch Covid-19 vẫn là Mỹ với 592.409 ca tử vong trong tổng số 33.274.659 ca nhiễm.

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden vừa tuyên bố mục tiêu sẽ tiêm chủng ít nhất một mũi cho 70% người Mỹ trưởng thành vào đúng ngày quốc khánh 4/7, đồng thời sẽ phân bổ lại nguồn vaccine ngừa Covid-19 cho những bang có nhu cầu tiêm chủng cao và các cửa hàng dược phẩm phục vụ người dân tiêm vaccine bất cứ lúc nào mà không cần phải đặt hẹn.

Đứng thứ hai là Ấn Độ với 20.658.234 ca nhiễm, trong đó có 226.169 ca tử vong. Ấn Độ tiếp tục bị bóng đen đại dịch bao phủ, với trung bình hơn 350.000 ca nhiễm mỗi ngày trong tuần qua, trong khi số ca tử vong cũng tăng chóng mặt, với trung bình hơn 3.200 ca một ngày.

Trong ngày 4/5, Ấn Độ ghi nhận số người tử vong vì Covid-19 cao kỷ lục, 3.786 ca.

Theo truyền thông dẫn số liệu giải trình tự gen của Trung tâm Sinh học Tế bào và Phân tử (CCMB) Ấn Độ cho hay, một biến chủng của virus SARS-CoV-2 xuất hiện tại miền Nam nước này, với tên gọi N440K, có gây nguy cơ tử vong cao gấp 15 lần so với các biến chủng khác.

Tuy nhiên, các dòng lây nhiễm biến chủng N440K không phải là các dòng chủ đạo trong làn sóng lây nhiễm thứ hai tại Ấn Độ và tỷ lệ nhiễm biến chủng này đang giảm, thay thế bằng biến chủng có đột biến kép B.1.617 biến chủng từ Anh B.1.1.7.

Brazil chịu ảnh hưởng thứ ba thế giới do Covid-19, với 14.860.812 ca nhiễm, trong đó có 411.854 bệnh nhân không qua khỏi.

* Tính theo tỷ lệ dân số, Hungary là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 289 người tử vong. Tiếp đến là CH Czech với 275 người và Bosnia-Herzegovina với 261 người/100.000 dân.

* Xét theo châu lục, tâm dịch châu Âu hiện có 44.965.353 người mắc bệnh, trong đó có 1.022.838 ca tử vong.

Pháp ghi nhận thêm 24.371 ca mắc và 247 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc và không qua khỏi lên lần lượt 5.680.378 ca và 105.387 ca.

Trong 24 giờ qua, Anh có thêm 1.946 ca mắc, nâng tổng số ca nhiễm lên 4.423.796. Số ca tử vong do Covid-19 tại Anh hiện là 127.543 ca, tăng 4 ca.

Trong khi đó, Đức thông báo 12.305 ca mắc mới và thêm 265 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và không qua khỏi lên lần lượt 3.448.182 ca và 84.285 ca.

* Châu Mỹ hiện ghi nhận tổng cộng hơn 63,8 triệu bệnh nhân Covid-19, trong đó có 1.552.502 ca tử vong.

* Tại châu Phi, đến nay, có 4.627.444 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 123.210 bệnh nhân tử vong.

Bộ trưởng Y tế Nam Phi Zweli Mkhize đã xác nhận biến thể B.1.617 gây chết người đang tàn phá Ấn Độ chưa được phát hiện ở Nam Phi. Tuy nhiên, chính phủ nước này đang trong tình trạng “cảnh giác cao độ” trước lo ngại về sự xuất hiện của biến thể virus SARS-CoV-2 này.

Ông Mkhize cũng kêu gọi người dân hết sức bình tĩnh và theo dõi tình hình dịch bệnh Covid-19 chặt chẽ, đồng tời cho biết, “tất cả các cửa khẩu nhập cảnh của Nam Phi đều áp dụng những quy trình kiểm soát nghiêm ngặt để giảm thiểu sự xâm nhập của dịch Covid-19".

Trong khi đó, Bộ Y tế Tunisia thông báo ghi nhận thêm 1.405 ca mắc, nâng tổng số ca mắc lên 314.152 ca. Số ca tử vong do Covid-19 cũng tăng thêm 101 ca lên 11.016 ca.

* Khu vực châu Á cũng đang ghi nhận tình hình dịch bệnh phức tạp, với số ca nhiễm hiện đã lên tới 41.444.923 người, trong đó có 541.327 ca tử vong.

Ngày 5/5, Hàn Quốc thông báo số có thêm 676 ca mắc, trong đó có 651 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc lên 124.945 ca.

Số ca mắc mới theo ngày tăng mạnh từ mức 541 ca được ghi nhận 1 ngày trước đó và quay trở lại mốc hơn 600 ca sau 3 ngày.

Ngoài ra, nước này cũng ghi nhận thêm 7 ca tử vong, nâng tổng số bệnh nhân không qua khỏi lên 1.847 ca.

Từ ngày 5/5, những người đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa Covid-19 sẽ không phải thực hiện việc cách ly bắt buộc 14 ngày khi trở về Hàn Quốc, kể cả gần đây có tiếp xúc với bệnh nhân mắc Covid-19, song không áp dụng đối với người trở về từ các nước có số ca mắc các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 cao như Nam Phi và Brazil.

Tính đến ngày 21/4, đã có tổng cộng 65.097 người được tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa Covid-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca (Anh-Thụy Điển) hoặc Pfizer (Mỹ)/BioNTech (Đức).

Trong khi đó, tại Nhật Bản, chính phủ có thể sẽ gia hạn tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo và 3 tỉnh phía Tây trong bối cảnh chưa có dấu hiệu cho thấy dịch Covid-19 sẽ sớm lắng dịu ở nước này bất chấp những biện pháp quyết liệt của chính quyền các địa phương.

Tính đến 10h sáng 3/5, tổng số ca mắc Covid-19 ở Nhật Bản là 605.613 người, tăng 36.533 người so với một tuần trước đó. Đây là tuần thứ 9 liên tiếp số ca nhiễm mới ở nước này tăng. Số ca tử vong vì dịch Covid-19 ở Nhật Bản cũng tăng thêm 410 ca trong tuần qua lên 10.400 người.

Đáng chú ý, dù Nhật Bản đang trong kỳ nghỉ lễ dài, ngày 4/5, nước này vẫn ghi nhận thêm 4.202 ca nhiễm, trong đó Osaka có 884 ca và thủ đô Tokyo có 609 ca, và 50 ca tử vong vì dịch Covid-19. Số bệnh nhân nặng trên toàn quốc là 1.083 ca, giảm 1 người so với mức cao kỷ lục 1 ngày trước đó.

Tại Trung Đông, giới chức Iraq đã quyết định áp đặt lệnh giới nghiêm toàn quốc kéo dài 10 ngày, từ ngày 12 đến ngày 22/5, sau khi ghi nhận thêm 6.143 ca mắc. Ngoài ra, các nhà hàng, trung tâm thương mại, quán cà phê, rạp chiếu phim và các cơ sở công cộng khác cũng phải đóng cửa. Mọi hình thức tụ tập cũng bị cấm.

Đông Nam Á, chính phủ Lào đã quyết định gia hạn chỉ thị số 15/TTg ra ngày 21/4, theo đó tiếp tục kéo dài thời hạn phong tỏa đến ngày 20/5 để ngăn làn sóng dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành.

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại thủ đô Vientiane ngày 20/4, đến nay, đã có hơn 970 người tại 15/18 tỉnh và thành phố của Lào mắc Covid-19, trong đó phần lớn là các ca lây nhiễm cộng đồng, với tâm điểm của dịch bệnh là ở thủ đô.

Lào đang đặt mục tiêu sẽ tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho 22% dân số vào cuối năm nay, tương đương 1,6 triệu người.

Tính đến hết ngày 3/5, cả nước Lào đã có hơn 243.000 người được tiêm mũi thứ nhất vaccine ngừa Covid-19, trong khi gần 75.000 người đã tiêm đủ hai mũi vaccine.

Đến nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 1.026 ca mắc Covid-19 và là một trong số ít các quốc gia trên thế giới chưa có trường hợp nào tử vong do căn bệnh này.

Tại Campuchia, Bộ Y tế nước này ghi nhận 938 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2, tính đến 11h20 ngày 4/5.

Thông cáo báo chí của Bộ Y tế Campuchia cho biết, toàn bộ 938 bệnh nhân này đều liên quan đến "Sự kiện lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2", sinh sống tại các tỉnh, thành Phnom Penh, Kandal, Kampong Speu, Sihanoukville, Takeo, Svay Rieng, Kampong Cham, Tbong Khmum, Pursat, Battambang, Siem Reap và Banteay Meanchey.

Tính đến ngày 4/5, Campuchia có tổng cộng 16.299 ca nhiễm Covid-19, trong đó 5.791 người đã được điều trị bình phục và 107 trường hợp tử vong.

* Liên quan việc tiêm chủng vaccine Covid-19, ngày 4/5, Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết, tại cuộc gặp ở thủ đô London, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nhất trí cần phải triển khai một chương trình tiêm vaccine ngừa Covid-19 toàn cầu để chấm dứt đại dịch.

Hai bên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trong việc thúc đẩy chiến dịch tiêm vaccine toàn cầu, trong đó có nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất vaccine.

Dịch bệnh Covid-19 trên thế giới đang diễn biến rất phức tạp, số lượng người mắc bệnh và người chết tiếp tục gia tăng. Đã phát hiện các trường hợp mắc bệnh nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân:

1. Hạn chế đến nơi công cộng, tụ tập đông người không cần thiết.

2. Không được chủ quan, lơ là. Luôn đề cao cảnh giác phòng chống dịch, khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ nhập cảnh trái phép cần lập tức thông báo ngay cho chính quyền địa phương để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời.

3. Thực hiện tốt Khuyến cáo 5K: KHẨU TRANG - KHỬ KHUẨN - KHOẢNG CÁCH - KHÔNG TỤ TẬP - KHAI BÁO Y TẾ để phòng, chống dịch Covid-19.

4. Liên hệ với đường dây nóng Bộ Y tế: 1900.9095 để được tư vấn khi cần thiết.

Vì lợi ích của đất nước, cộng đồng và của chính mình, mỗi người dân Việt Nam hãy đồng lòng quyết tâm giữ vững thành quả đã đạt được trong phòng, chống dịch Covid-19!

TIN LIÊN QUAN
Covid-19 ở Ấn Độ và hành động đẹp của các sao
Covid-19 ở Hà Nội: Lịch trình di chuyển dày đặc và phức tạp của ca mắc mới nhất
Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân: Vận động bầu cử phải phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19
Dịch Covid-19: Du khách sốt trên 37,5 độ C sẽ bị cách ly khi tham quan ở TP. Hồ Chí Minh
Covid-19 ở Việt Nam sáng 5/5: Không ca mắc mới; Cần Thơ tìm khẩn 20 người liên quan ca ở Đà Nẵng

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Hà Nội sẽ xử lý nghiêm việc vận động học sinh không thi lớp 10 công lập

Hà Nội sẽ xử lý nghiêm việc vận động học sinh không thi lớp 10 công lập

Thi vào lớp 10 công lập là quyền lợi hợp pháp của học sinh, không ai có quyền ngăn cản việc đăng ký dự thi của các em.
CH Bắc Macedonia bầu cử quốc hội và tổng thống vòng hai

CH Bắc Macedonia bầu cử quốc hội và tổng thống vòng hai

Cử tri nước CH Bắc Macedonia đã đi bỏ phiếu vòng 2 trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội.
Những bản đúc nổi trên Cửu Đỉnh ở Hoàng cung Huế chính thức trở thành Di sản tư liệu của Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Những bản đúc nổi trên Cửu Đỉnh ở Hoàng cung Huế chính thức trở thành Di sản tư liệu của Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Hồ sơ 'Những bản đúc nổi trên chính đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế' được thông qua và chính thức trở thành di sản tư liệu của Chương trình Ký ...
Trận đấu U23 Indonesia và U23 Guinea: Sân vận động không khán giả, FIFA tường thuật trực tiếp

Trận đấu U23 Indonesia và U23 Guinea: Sân vận động không khán giả, FIFA tường thuật trực tiếp

FIFA khẳng định, sẽ chỉ công bố tổ trọng tài bắt chính trận play-off giành vé dự Olympic giữa U23 Indonesia và U23 Guinea ngay trước trận đấu.
Chủ tịch USABC: Việt Nam đã là nền kinh tế thị trường!

Chủ tịch USABC: Việt Nam đã là nền kinh tế thị trường!

Ngày 8/5, Bộ Thương mại Mỹ tổ chức điều trần để quyết định việc có công nhận nền kinh tế thị trường cho Việt Nam hay không
Mỹ tạm dừng chuyển bom tới Israel, dấu hiệu Washington đang mất kiên nhẫn?

Mỹ tạm dừng chuyển bom tới Israel, dấu hiệu Washington đang mất kiên nhẫn?

Mỹ bắt đầu cân nhắc cẩn trọng đề xuất chuyển giao các loại vũ khí cụ thể, vốn có thể được sử dụng ở Rafah, cho Israel.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
Phiên bản di động