Cập nhật Covid-19 ngày 8/2: Nguy hiểm! Biến thể virus đang tái tổng hợp gien; Lần đầu sau hơn 3 tháng, Mỹ ghi nhận dưới 100.000 ca nhiễm mới

Thế Việt
TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận hơn 106,67 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có gần 2,33 triệu ca tử vong và hơn 78,5 triệu bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cập nhật Covid-19 ngày 8/2: Nguy hiểm! Biến thể virus đang tái tổng hợp gien; Lần đầu sau hơn 3 tháng, Mỹ ghi nhận dưới 100.000 ca nhiễm mới

* Châu Mỹ hiện ghi nhận hơn 48 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có 1.114.556 ca tử vong. Tuy nhiên, đến nay, tổng số bệnh nhân bình phục cũng đã lên tới hơn 35,35 triệu ca.

Mỹ hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới cũng như châu lục, với hơn 27,6 triệu ca mắc bệnh, trong đó có 474.933 trường hợp tử vong.

Đặc biệt, trong 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận ngày đầu tiên sau hơn 3 tháng, kể từ ngày 3/2, số ca mắc mới trong ngày giảm xuống dưới 100.000 ca, ở mức 89.691 trường hợp.

* Tại châu Âu, đến nay, ghi nhận gần 31,33 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có 736.415 ca tử vong.

Bộ Nội vụ Áo thông báo, bắt đầu từ ngày 8/2, việc đi lại qua biên giới Áo sẽ được giảm xuống mức tối thiểu, trong nỗ lực siết chặt kiểm soát biên giới với Đức và các nước láng giềng khác nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.

Bộ trưởng Nội vụ Áo Karl Nehammer cũng đã trao đổi với người đồng cấp Đức Horst Seehofer về vấn đề này.

Trong 24 giờ qua, Áo đã ghi nhận thêm hơn 1.300 ca nhiễm mới và 22 ca tử vong, đưa tổng số ca mắc Covid-19 từ đầu dịch đến nay lên 420.600 ca và 7.900 ca tử vong.

Còn tại Đức, một ổ dịch đã bùng phát tại một viện dưỡng lão và hưu trí ở thị trấn Belm thuộc huyện Osnabrück, bang Niedersachsen khi phát hiện biến thể của virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở Anh trong mẫu xét nghiệm của 14 cụ ở cơ sở này.

Điểm đáng lưu ý là tất cả các cụ ở cơ sở nêu trên đều đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 của hãng dược Pfizer (Mỹ) và đối tác BioNTech (Đức) bào chế, với mũi thứ hai được tiêm vào ngày 25/1 vừa qua.

Tuy nhiên chưa rõ thời điểm các cụ bị nhiễm bệnh và chỉ được phát hiện trong một đợt xét nghiệm nhanh hằng ngày hôm 2/2. Hiện toàn bộ cơ sở, nhân viên và người nhà những cư dân trong cơ sở này đã được cách ly theo dõi.

Theo giới chức y tế huyện Osnabrück, 14 cụ nhiễm biến thể phát hiện ở Anh cho đến nay chỉ có những biểu hiện bệnh ở thể nhẹ hoặc hầu như không có triệu chứng, một phần có thể do tác động tích cực từ việc đã được tiêm chủng. Tuy nhiên, việc nhiễm bệnh cho thấy ngay cả những người được tiêm chủng cũng không miễn dịch với Covid-19 và vẫn có thể lây lan cho người khác.

Trong khi đó, Bộ trưởng Nguồn nhân lực Hungary Miklos Kasler cho biết, Trung tâm dịch vụ y tế quốc gia Hungary đã phê duyệt vaccine Sputnik V của Nga ngừa Covid-19 để sử dụng.

Ngoài Sputnik V, ba loại vaccine phòng Covid-19 khác đã được phê duyệt để sử dụng ở Hungary là vaccine do Pfizer/BioNTech, Moderna (Mỹ) và AstraZeneca (Anh) phát triển.

* Tại châu Á, đến nay ghi nhận gần 23,58 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có 379.557 trường hợp tử vong.

Ngày 8/2, Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) Trung Quốc cho biết, Trung Quốc đại lục ghi nhận 14 ca mắc mới bệnh Covid-19 trong ngày 7/2, tất cả đều là các trường hợp nhập cảnh.

Đây là lần đầu tiên trong gần 2 tháng qua, Trung Quốc đại lục không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng, dấu hiệu cho thấy nước này đang dần ngăn chặn được làn sóng dịch bệnh mới nhất khi xuất hiện các ổ dịch lớn ở tỉnh Hà Bắc giáp thủ đô Bắc Kinh và các tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm ở miền Đông Bắc.

Hiện tổng số ca bệnh tại Trung Quốc đại lục là 89.706 ca, trong đó 4.636 ca tử vong do Covid-19.

Tại Hàn Quốc, cùng ngày, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (KDCA) cho biết, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 289 ca nhiễm mới, trong đó 264 ca lây nhiễm cộng đồng, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 81.185 ca.

Đây là mức tăng theo ngày thấp nhất kể từ cuối tháng 11/2020, thời điểm làn sóng dịch bệnh thứ 3 bắt đầu bùng phát ở nước này.

Theo KDCA, Hàn Quốc ghi nhận thêm 3 ca tử vong Covid-19, nâng tổng số người không qua khỏi lên 1.474 người.

Trong bối cảnh dịch bệnh có dấu hiệu giảm dần, giới chức Hàn Quốc đã quyết định nới lỏng quy định giãn cách xã hội ở các khu vực ngoài thủ đô Seoul và vùng phụ cận.

Tuy nhiên giới chức y tế Hàn Quốc vẫn được đặt trong trạng thái cảnh giác cao trước thềm kỳ nghỉ Tết Nguyên đán diễn ra từ ngày 11-13/2 tới, thời điểm hàng triệu người dân nước này thường đi thăm người thân và họ hàng.

Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản đang xem xét khả năng dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp trước thời hạn ở một số khu vực trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có dấu hiệu lắng dịu ở nước này.

Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) Norihisa Tamura cho biết, số ca nhiễm mới đang giảm từ mức đỉnh. Nếu tình trạng khẩn cấp tiếp tục được áp dụng trong thời gian quá dài sẽ gây ra các vấn đề xã hội và kinh tế, tuy nhiên, quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra sau khi cân nhắc nhiều yếu tố.

Mặc dù vậy, số người tử vong vì Covid-19 vẫn ở mức cao sau khi đạt đỉnh 120 người vào ngày 3/2. Đáng chú ý, số người cao tuổi tử vong vì dịch bệnh này vẫn đang tăng.

* Tại khu vực Trung Đông và châu Phi, Israel đã chính thức được nới lỏng lệnh phong tỏa đối với nhiều hoạt động kinh tế, xã hội sau một tháng hạn chế nghiêm ngặt. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn duy trì lệnh cấm đối với các trường học cũng như hạn chế tối đa các chuyến bay cất và hạ cánh tại sân bay quốc tế Ben Gurion.

* Liên quan biến thể của SARS-CoV-2, các nhà nghiên cứu gần đây cảnh báo sự xuất hiện các biến thể SARS-CoV-2 có thể giảm hiệu quả của vaccine. Những đột biến nhỏ tại một "điểm" trên chuỗi gien dài như ở biến thể B.1.351 tại Nam Phi tương đối hiếm xảy ra nhờ hệ thống tự động đọc mã RNA của virus. Ngược lại, tái tổ hợp rất phổ biến ở nhóm virus corona.

Nhóm khoa học tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, do nhà virus học Mark Denison đứng đầu, đã nghiên cứu quá trình tái tổ hợp gene của SARS-CoC-2 và hai chủng virus corona khác. Họ phát hiện cả ba đều tái tổ hợp "trên diện rộng" khi được tái tạo riêng lẻ trong phòng thí nghiệm.

Nhà di truyền học tiến hóa tại Đại học Utah Nels Elde nhận định: "Không nghi ngờ gì nữa, tái tổ hợp gien trong SARS-CoV-2 đang diễn ra. Thực tế, chúng ta đang đánh giá thấp những tác động của quá trình này, ngay cả khi các biến thể mới xuất hiện nhiều".

Nhóm nghiên cứu bày tỏ lo lắng, tái tổ hợp sẽ giúp các biến thể virus khác nhau kết hợp thành phiên bản nguy hiểm hơn trong cơ thể người. Đây có thể là những biến thể phát triển khác nhau tự phát trong cơ thể một người theo thời gian, hoặc đồng thời tấn công cơ thể.

"Rất khó để dự đoán những mối nguy mà tái tổ hợp gene có thể gây ra", ông Elde nói. Ông cũng cho biết thêm, rất ít trường hợp một người nhiễm hai biến thể SARS-CoV-2 cùng một lúc.

Cập nhật thông tin về Covid-19 trên thế giới và Việt Nam

TIN LIÊN QUAN
Những thành tựu khoa học công nghệ nổi bật năm 2020
Đại sứ Đặng Xuân Dũng: ‘Mất mùa’ ở Argentina và những kỷ niệm không thể quên
Chủ tịch VUFO Nguyễn Phương Nga: Ðối ngoại nhân dân linh hoạt cùng năm Covid-19
Bảo hộ công dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Ngọc Hoàng tự bạch về chuyến vi hành... trực tuyến
(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Một cách tự nhiên, đa phương như trở thành 'hơi thở', len lỏi trong mọi khía cạnh của đời sống quốc tế.
Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Nga cho hay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga chỉ trông cậy vào chính mình.
Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Việt Nam về nhất cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield lần thứ 2

Việt Nam về nhất cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield lần thứ 2

Cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield được tổ chức với 2 hạng mục cho những đội tuyển IT của các nước trong khu vực thi đấu.
Hành trang hướng đến phát triển bền vững, thịnh vượng và hòa nhập hơn

Hành trang hướng đến phát triển bền vững, thịnh vượng và hòa nhập hơn

Đó là 'linh hồn' của khóa đào tạo Chứng chỉ Lãnh đạo chiến lược về các vấn đề khu vực công và quốc tế, do Trung tâm Việt-Úc (VAC) tổ ...
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động