Cập nhật Covid-19 ngày 8/4: Đại dịch khủng khiếp trên đất Ấn Độ với kỷ lục đau đớn; Biến thể ở Anh hoành hành châu Âu; Đức tìm cách mua vaccine Nga

Thế Việt
Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận xấp xỉ 133,7 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 2,9 triệu ca tử vong và hơn 107,8 triệu bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cập nhật Covid-19 ngày 8/4: Đại dịch khủng khiếp trên đất Ấn Độ với kỷ lục đau đớn; Biến thể ở Anh hoành hành châu Âu; Đức tìm cách mua vaccine Nga

* Châu Mỹ hiện ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới cao nhất thế giới, với hơn 36,7 triệu ca, trong đó có 830.557 ca tử vong ở Bắc Mỹ và 577.701 trường hợp không qua khỏi trên tổng số xấp xỉ 22 triệu ca nhiễm ở Nam Mỹ.

Mỹ đứng đầu thế giới cũng như khu vực về số người mắc bệnh và tử vong do Covid-19, với lần lượt hơn 31,6 triệu và 572.849 ca.

Giới chức y tế bang Michigan quan ngại tình trạng số ca mắc mới Covid-19 gia tăng tại bang miền Bắc này bất chấp chương trình tiêm chủng được triển khai mạnh mẽ, với tỷ lệ bệnh nhân nhập viện tăng cao.

Brazil xếp thứ hai sau Mỹ cả trên thế giới và khu vực, với số người nhiễm Covid-19 và tử vong lần lượt là xấp xỉ 13,2 triệu và 341.097 ca.

Hai ngày qua, Brazil ghi nhận số ca bệnh mới tăng vọt, vượt Mỹ về số lượng bệnh nhân nhiễm Covid-19 trong ngày. Trong 24 giờ qua, Brazil ghi nhận gần 91.000 bệnh nhân mới.

Tại Cuba, một nghiên cứu mới cho thấy, hiện có tới 5 biến thể gien và 6 dạng đột biến của virus SARS-Cov-2 đang hiện diện trên lãnh thổ của đảo quốc Caribbean này, bao gồm cả các chủng được phát hiện ở Nam Phi và Anh, có khả năng lây nhiễm cao.

Các tỉnh miền Tây Cuba như Havana, Mayabeque và Pinar del Rio là các địa phương có số lượng biến thể và dạng đột biến của virus cao nhất.

Ngày 7/4, Tổng thống Argentina Alberto Fernandez đã công bố việc siết chặt các biện pháp đối phó với đại dịch Covid-19 trong thời gian từ nay cho tới hết tháng 4 trong bối cảnh tình hình dịch bệnh có những diễn biến phức tạp trong những tuần vừa qua tại quốc gia Nam Mỹ này, trong đó có quyết định áp đặt lệnh giới nghiêm từ 0h-6h.

Ông Fernandez cho biết, trong tuần vừa qua số ca nhiễm mới đã tăng 36% trên cả nước, 53% trong khu vực thủ đô Buenos Aires và vùng phụ cận. Đến nay nước này đã ghi nhận hơn 2,4 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có hơn 56.800 trường hợp tử vong.

* Tại châu Âu, hiện có hơn 40,82 triệu ca mắc Covid-91, trong đó có 936.655 ca tử vong.

Pháp vượt Nga, trở thành quốc gia có số ca mắc Covid-19 cao nhất châu lục với 4.841.308 ca, trong đó có 97.722 ca tử vong còn Nga ghi nhận 4.606.162 ca mắc và 101.480 ca tử vong.

Hiện số ca mắc mới tính theo ngày tại một số nước như Đức, Ba Lan, Ukraine đang đều đang ở mức báo động với trên dưới 15.000 ca/ngày. Riêng tại Ba Lan, số ca tử vong trong 24 giờ qua được ghi nhận là 638 ca.

Biến thể virus SARS-CoV-2 phát hiện ở Anh đang lây lan mạnh tại châu Âu. Điển hình tại Đức, hầu hết số ca nhiễm mới ở thủ đô Berlin và nhiều bang khác đều là biến thể tại Anh.

Trong số khoảng 5.300 mẫu xét nghiệm dương tính với Covid-19 tại Berlin từ ngày 29/3-4/4, số mẫu nhiễm biến thể phát hiện ở Anh chiếm tới 86%.

Như vậy, biến thể ở Anh lần đầu được phát hiện tại Berlin ngày 8/1 đang lây lan với tốc độ chóng mặt, bởi chỉ khoảng một tháng trước, tỷ lệ nhiễm biến thể này chỉ chiếm chưa đầy 50% số ca mắc.

Hồi tuần trước, Viện Robert Koch (RKI) thông báo, tính trung bình tỷ lệ nhiễm biến thể ở Anh là 88%. Hai biến thể khác phát hiện ở Nam Phi và ở Brazil cũng đã xuất hiện ở Đức, song không lây lan mạnh như biến thể ở Anh.

Ngày 7/4, Thổ Nhĩ Kỳ thông báo ghi nhận 54.740 ca mắc mới, mức cao nhất theo ngày kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại nước này cách đây hơn 1 năm, trong đó có 276 ca tử vong, trong bối cảnh có những thống kê trên cho thấy nước này đang phải hứng chịu làn sóng dịch thứ ba.

Phần lớn các khu vực tại Thổ Nhĩ Kỳ đều nằm trong vùng có nguy cơ lây nhiễm cao, gồm cả thủ đô Ankara và thành phố Istanbul.

Theo kế hoạch, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ áp đặt lệnh giới nghiêm vào cuối tuần tại các thành phố có nguy cơ lây nhiễm cao trong thời gian diễn ra lễ Ramadan của người Hồi giáo, từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 5.

Cho tới nay, tổng số ca mắc Covid-19 tại Thổ Nhĩ Kỳ là 3.633.925 ca, trong số này 32.943 ca tử vong.

* Ở châu Á, đến nay ghi nhận hơn 30 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có 440.098 ca tử vong.

Trong những ngày qua, đại dịch đang hoành hành khủng khiếp tại Ấn Độ, với số ca mắc mới mỗi ngày được ghi nhận trung bình ở mức hơn 100.000 ca.

Ngày 7/4, Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 cao kỷ lục, với 126.315 trường hợp, trong đó có 684 ca thiệt mạng. Đến nay, Ấn Độ ghi nhận xấp xỉ 13 triệu ca nhiễm đại dịch nguy hiểm này, trong đó có 166.892 trường hợp không qua khỏi.

Ấn Độ hiện cũng là nước có số ca nhiễm bệnh và tử vong cao thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Brazil.

Tại Nhật Bản, Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIID) đã tiến hành phân tích số liệu liên quan đến biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên tại Anh, trong vòng 50 ngày từ ngày 1/2 đến ngày 22/3.

Kết quả cho thấy, khả năng lây lan của biến thể SARS-CoV-2 cao gấp 1,32 lần so với chủng thông thường, đặc biệt là tại các tỉnh Osaka, Hyogo, Miyagi.

Tính từ ngày 31/3 đến ngày 6/4, Nhật Bản đã ghi nhận 208 ca nhiễm biến thể mới của SARS-CoV-2, trong đó Osaka ghi nhận tới 75 ca.

Theo ông Takaji Wakita, Tổng Giám đốc Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia, biến thể mới của SARS-CoV-2 đang lây lan mạnh chủ yếu ở vùng Kansai nhưng đang có xu hướng lan dần sang vùng Thủ đô, trong đó có Tokyo.

Cùng ngày, thủ đô Tokyo đã ghi nhận 555 ca mắc Covid-19 mới, tương đương tốc độ tăng là 1,15 lần so với mức trung bình 7 ngày trước đó. Giới chuyên gia dự báo, với tốc độ tăng như hiện tại, nhiều khả năng số ca nhiễm mới tại Tokyo sẽ vượt 1.000 ca/ngày vào ngày 12/5.

Trong ngày 8/4, chính quyền thủ đô Tokyo sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn, có sự tham gia của các chuyên gia, để đánh giá nguyên nhân và xu hướng dịch bệnh, trước khi quyết định áp dụng các biện pháp trọng điểm phòng dịch Covid-19.

* Tình hình dịch bệnh tại khu vực Trung Đông diễn biến phức tạp. Ngày 7/4, Bộ Y tế Iraq cho hay, đã ghi nhận 8.331 ca mắc mới Covid-19, mức cao nhất theo ngày kể từ tháng 2 năm ngoái, nâng tổng số ca mắc lên 895.662 ca. Bộ trên còn ghi nhận thêm 37 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong lên 14.572 ca.

Trong khi đó, số ca mắc Covid-19 tại Iran đã gần chạm mốc 2 triệu ca sau khi số ca lây nhiễm mới tăng mạnh trong kỳ nghỉ Năm Mới của nước này hồi cuối tháng 3.

Trong 24 giờ qua, Iran ghi nhận 20.954 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc lên 1.984.348, trong đó có 63.699 không qua khỏi, tăng thêm 163 ca.

Người phát ngôn Bộ Y tế Iran khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài trong bối cảnh biến thể mới có khả năng lây lan nhanh hơn và tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 nhập viện tăng hơn so với làn sóng trước đó.

Tại Israel, dù có tới 5,29 triệu người tương đương gần 57% dân số đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19, nước này vẫn ghi nhận 243 ca mới và 4 ca tử vong. Tổng số ca mắc hiện là 835.163 ca, trong đó có 6.262 ca tử vong.

* Liên quan nguồn cung vaccine ngừa Covid-19, Đức đang muốn đàm phán song phương để mua vaccine Sputnik V của Nga.

Trong khi đó, Thủ hiến bang Bayern Söder cùng ngày thông báo, bang này sẽ ký bản ghi nhớ với một công ty ở Illertissen (thuộc Bayern) để nhận hợp đồng ủy thác sản xuất vaccine Sputnik V.

Ông Söder cũng nhấn mạnh, khi Sputnik V được chấp thuận ở châu Âu, thông qua công ty trên, Bayern sẽ nhận thêm được khoảng 2,5 triệu liều vào tháng 7 tới để tăng khả năng tiêm chủng tại bang.

Tại Anh, Ủy ban quản lý vaccine và tiêm chủng của Anh (JCVI) đã đưa ra khuyến cáo mới nhất về sử dụng vaccine của AstraZeneca, theo đó không nên tiêm vaccine này cho những người dưới 30 tuổi do nguy cơ xảy ra phản ứng phụ hiếm gặp là xuất hiện máu đông ở não.

TIN LIÊN QUAN
Covid-19 ở Việt Nam sáng 8/4: Không có ca mắc mới; Công bố quyết định phân bổ vaccine Covid-19 lần 2
Doanh nghiệp Ấn Độ chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh quốc tế trong bối cảnh Covid-19
Covid-19 ở Việt Nam chiều 7/4: Thêm 11 ca mắc mới tại 5 tỉnh, thành; Thông tin về vaccine Made in Vietnam
World Bank: Covid-19 đang 'khoét sâu' thêm tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un: Triều Tiên đang đối mặt với 'tình hình tồi tệ nhất'
(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Ukraine: Nga dự trữ tên lửa hành trình Zircon, có thể tấn công Kiev trong vài phút

Ukraine: Nga dự trữ tên lửa hành trình Zircon, có thể tấn công Kiev trong vài phút

Ukraine cho biết, Nga đã dự trữ tên lửa hành trình Zircon ở Crimea và Moscow có thể sử dụng tên lửa này để tấn công Kiev trong vòng vài ...
Loạt địa danh nổi tiếng Hà Nội xuất hiện trên nền tiếng kèn saxophone của Kenny G

Loạt địa danh nổi tiếng Hà Nội xuất hiện trên nền tiếng kèn saxophone của Kenny G

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam ra mắt MV Going Home - sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam.
Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Theo Đại học Bowling Green State, uống nước và ngủ sẽ không đẩy nhanh quá trình giảm nồng độ cồn.
Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ sẵn sàng trở thành cường quốc kinh tế thế kỷ XXI.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

Cần thấy trách nhiệm của chính chúng ta, mỗi người lớn là không thể thiếu trong xây dựng, phát triển văn hóa đọc.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động