Cắt đứt quan hệ kinh tế Mỹ-Trung: 'Ca giải phẫu' nguy hiểm và bất khả thi

Khánh Linh
TGVN. Tổng thống Donald Trump từng đe dọa phá vỡ mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc và cho rằng, việc “cắt đứt” với Bắc Kinh sẽ giúp tiết kiệm cho Mỹ khoảng 500 tỷ USD.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Ứng cử viên Tổng giám đốc WTO nói về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
Tổng thống Mỹ thay đổi quan điểm, mập mờ việc bất hòa với Trung Quốc không thể cứu vãn?
cat dut quan he kinh te my trung ca giai phau nguy hiem va bat kha thi
Ngăn chặn sự tiếp cận của Huawei tới công nghệ Mỹ có thể lại khuyến khích các công ty nước ngoài tái thiết kế chuỗi cung ứng xung quanh công nghệ không phải của Mỹ. (Nguồn: FT)

Người ta nói đây là lời lẽ chống Trung Quốc cực đoan nhất của Tổng thống Mỹ Trump từ trước tới nay, cả phe Cộng hòa và Dân chủ đều nhất trí rằng, từ vị trí cạnh tranh, Trung Quốc đã trở thành đối thủ và thậm chí là kẻ thù.

"Ca giải phẫu" khó

Washington đã bị ám ảnh về việc "phân tách" - một khái niệm ám chỉ Mỹ và Trung Quốc cần phải cắt đứt chuỗi cung ứng phức tạp gắn kết giữa hai nền kinh tế. Nhưng dù việc phân tách được chính thức đề cập nhiều lần, hầu như chưa có sự thống nhất về nội hàm thực sự của quá trình phân tách này.

Nó có nghĩa là giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của kinh tế Mỹ, hay làm cho Mỹ ít lệ thuộc hơn vào Trung Quốc, hay đó là việc khai thác sự phụ thuộc công nghệ của Trung Quốc vào Mỹ, hoặc là rút hoàn toàn khỏi WTO?

Để chuyển hóa tất cả những đề xuất này thành chính sách hiệu quả sẽ đòi hỏi một mức độ hiểu biết kỹ thuật mà hiện cả chính quyền và khu vực tư nhân hiện chưa có. Tiến về phía trước trong bối cảnh chưa rõ ràng này có nguy cơ gây tổn hại cả Mỹ lẫn Trung Quốc.

Những nỗ lực cắt đứt các mối ràng buộc hiện nay với Trung Quốc có thể dẫn đến việc triệt tiêu những mối quan hệ kinh tế lành mạnh và quan trọng không chỉ với Trung Quốc, mà với cả phần còn lại của thế giới. Ngăn chặn sự tiếp cận của Huawei tới công nghệ Mỹ có thể lại khuyến khích các công ty nước ngoài tái thiết kế chuỗi cung ứng xung quanh công nghệ không phải của Mỹ.

Bởi vậy, thay vì cắt đứt, Mỹ cần phải suy tính việc ‘tái liên kết’ các mối quan hệ cung ứng để giảm bớt tính dễ bị tổn thương trước các rủi ro và sự tấn công.

Phân tách các mối quan hệ kinh tế phức tạp giữa các nước cũng tương tự như việc tiến hành một ca giải phẫu khó. Cần phải nắm rõ vị trí các bộ phận thiết yếu trong cơ thể bệnh nhân trước khi cắt bỏ nó. Chính quyền Tổng thống Trump đã có bài học đau đớn vào tháng 4/2018 khi áp đặt trừng phạt đối với Tập đoàn nhôm khổng lồ Rusal của Nga để đáp trả cho sự can thiệp của nước này vào bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Tuy nhiên, nhôm của Rusal là sản phẩm đặc biệt thiết yếu đối với các nhà sản xuất ô tô châu Âu và họ bị đe dọa phải trả những khoản tiền phạt lớn nếu tiếp tục làm ăn với thực thể này của Nga. Cuối cùng, trước áp lực của ngành công nghiệp ô tô châu Âu, Tổng thống Trump phải thay đổi quyết định và dỡ bỏ trừng phạt Nga.

Các nhà hoạch định chính sách Mỹ cũng đang có những suy nghĩ tương tự về Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc không dễ dàng tách rời khỏi nền kinh tế toàn cầu, thậm chí nó thực chất là thực thể sinh đôi dính liền, gắn kết bằng hệ thần kinh, chia sẻ hệ hô hấp và các bộ phận chung.

Đại dịch covid-19 làm bộc lộ những điểm dễ tổn thương ẩn trong hệ thống liên kết chặt chẽ của chuỗi cung ứng, đặc biệt về trang thiết bị y tế. Căng thẳng gia tăng trong quan hệ Mỹ-Trung cũng làm lộ rõ những điểm dễ tổn thương tiềm ẩn tương tự trong khu vực công nghệ. Tuy nhiên, cắt đứt “nhầm chỗ” chuỗi cung ứng sẽ dẫn đến hậu quả không mong đợi, như trong trường hợp đối với công ty Rusal của Nga. Và việc đơn giản chỉ cắt đứt cũng không đủ, cần phải tái liên kết chuỗi cung ứng để tăng tính bền vững và tự cường.

Tái gắn kết và tái kết nối

Những thập kỷ qua, nền kinh tế toàn cầu đã trở nên gắn kết phức tạp và càng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn, trong khi kinh nghiệm chính sách kinh tế đối ngoại bị cho là đã tụt hậu. Kết quả là, các nhà hoạch định chính sách đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan, khi không biết phải cứu vãn, cắt đứt hay sắp đặt lại mối quan hệ nào? Trong khi nhu cầu đã trở nên cấp bách thì sự hiểu biết vẫn còn mơ hồ về những mối quan hệ kinh tế có vẻ lành mạnh, nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Tin liên quan
Chuỗi cung ứng thành ‘vũ khí’, toàn cầu bị đặt vào rủi ro Chuỗi cung ứng thành ‘vũ khí’, toàn cầu bị đặt vào rủi ro

Thực tế cho thấy, tái thiết chuỗi cung ứng toàn cầu để giảm thiểu nguy cơ không phải là công việc dễ dàng. Sẽ rất khó khăn và tốn kém để thay thế các quan hệ thương mại phức tạp. Vì vậy, các nhà sản xuất không sẵn sàng đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ, trừ khi họ bắt buộc phải làm như vậy.

Các công ty thường giảm chi phí bằng cách sử dụng những nhà cung ứng từ những nước có tài phán lỏng lẻo. Bởi vậy, như trong ngành công nghiệp dược phẩm, việc tăng cường điều tiết thông qua các quy định chặt chẽ như, đòi hỏi các thành phần công khai trên nhãn mác, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất dược phẩm ở nước ngoài… sẽ buộc các công ty dược phẩm phải xem xét lại nơi đặt nhà máy để tránh phản ứng bất lợi của người tiêu dùng, hoặc của các nhà quản lý chính sách. Như vậy, Mỹ sẽ giảm được sự lệ thuộc vào các nhà sản xuất dược phẩm nước ngoài.

Trên thực tế, những sợi dây ràng buộc cho thấy, cho dù Tổng thống Mỹ Trump có tuyên bố như thế nào, thì việc cắt đứt quan hệ kinh tế Mỹ-Trung là bất khả thi. Bất cứ hành động nào của Mỹ dù là tấn công hay tự vệ, cũng sẽ có phản ứng của Trung Quốc và hệ quả của nó sẽ được “cảm nhận” ở Mỹ.

Ví dụ, việc ngăn chặn Huawei tiếp cận công nghệ Mỹ sẽ kéo theo nguy cơ Trung Quốc trả đũa. Tách rời Trung Quốc ra khỏi hệ thống công nghệ của Mỹ sẽ dẫn đến việc Trung Quốc tách Mỹ ra khỏi hệ thống công nghệ của Trung Quốc và qua đó, Mỹ có khả năng mất quyền tiếp cận các hệ thống công nghệ khác.

Khi cuộc ganh đua Mỹ-Trung gia tăng, tương tự như cuộc tranh đua Mỹ-Xô trước đây, nó cần được kiểm soát thông qua tri thức chuyên ngành, quản lý rủi ro và những nỗ lực tạo dựng sự hiểu biết lẫn nhau.

Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách Mỹ sẽ cần những hiểu biết mới để phát triển các học thuyết, chiến lược và chiến thuật để ứng phó với một đối thủ luôn “đi kèm” như Trung Quốc. Đồng thời, họ sẽ phải tạo dựng những hiểu biết và kiến thức chuyên môn mới, thúc đẩy một cộng đồng các chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn am hiểu cả về công nghiệp phụ trợ và an ninh quốc gia.

Cuối cùng, các nhà hoạch định chính sách sẽ phải liên kết chiến lược công nghiệp của Mỹ với chiến lược của các nước đồng minh Mỹ ở châu Âu và châu Á. Tất cả những điều này có nghĩa là Mỹ phải tập trung vào việc tái gắn kết thay vì phân tách, tái kết nối thay vì rút lui.

Đại dịch Covid-19 làm thay đổi địa chính trị của chuỗi cung bán dẫn toàn cầu

Đại dịch Covid-19 làm thay đổi địa chính trị của chuỗi cung bán dẫn toàn cầu

TGVN. Công ty chế tạo bán dẫn Đài Loan (TSMC) vừa qua công bố kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất con chip trị ...

Giữa lúc căng thẳng leo thang, Trung Quốc bất ngờ ngừng mua nông sản Mỹ

Giữa lúc căng thẳng leo thang, Trung Quốc bất ngờ ngừng mua nông sản Mỹ

TGVN. Trung Quốc đã yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước ngừng mua đậu tương, thịt lợn từ Mỹ.

Mỹ-Trung Quốc căng thẳng: Chiến tuyến mới

Mỹ-Trung Quốc căng thẳng: Chiến tuyến mới

TGVN. Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc tiếp tục gia tăng sau một loạt động thái từ cả hai phía. Không chỉ có chuyện dịch bệnh, lần ...

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Bán đấu giá cây đàn guitar từng thất lạc của giọng ca chính ban nhạc The Beatles

Bán đấu giá cây đàn guitar từng thất lạc của giọng ca chính ban nhạc The Beatles

Sau khi được tìm thấy, cây đàn guitar 12 dây bị thất lạc của John Lennon - thành viên ban nhạc The Beatles sẽ được đưa ra đấu giá vào ...
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Kiểu làm sushi phổ biến nhất hiện nay ở Nhật Bản là sushi nắm, ít người biết rằng mục đích ban đầu của sushi là để bảo quản cá được ...
Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EPP) cùng Bộ trưởng Năng lượng Áo đệ trình khiếu nại lên Ủy ban châu Âu (EC) về thuế khí đốt của Đức.
Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Ca sĩ Phương Thanh cho biết, cô mới có chuyến đi Ấn Độ, về miền núi Ladakh thăm nhà bạn trai kết hợp quay MV mới.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập...
Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ; xăng trong nước có khả năng giảm trước dịp nghỉ lễ?

Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ; xăng trong nước có khả năng giảm trước dịp nghỉ lễ?

Giá xăng dầu hôm nay 24/4, dầu Brent tăng 1,42 USD, dầu WTI của Mỹ tăng 1,46 USD. Trong nước, giá xăng ngày mai có thể giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít.
Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1000 đồng/kg; còn tâm lý chủ quan, lơ là với dịch bệnh trên vật nuôi

Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1000 đồng/kg; còn tâm lý chủ quan, lơ là với dịch bệnh trên vật nuôi

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ rải rác 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024, thị trường ổn định, lực bán ra cầm chừng, nông dân có tâm lý giữ hàng chờ được giá

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024, thị trường ổn định, lực bán ra cầm chừng, nông dân có tâm lý giữ hàng chờ được giá

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Sáng 23/4, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức buổi công bố báo cáo Điểm lại - cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn bản tháng 4/2024.
Việt Nam trong ASEAN: Một đối tác năng động, tích cực, trách nhiệm

Việt Nam trong ASEAN: Một đối tác năng động, tích cực, trách nhiệm

Từ thời điểm gia nhập ASEAN đến nay, Việt Nam trở thành một đối tác năng động, tích cực và tham gia có trách nhiệm vào phát triển kinh tế của khu vực.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Phiên bản di động