Nhỏ Bình thường Lớn

CEO JP Morgan: Fed còn lâu mới kết thúc chu kỳ nâng lãi suất, 2 'cơn bão' bất thường có thể đổ bộ Mỹ

Mới đây, Giám đốc điều hành (CEO) của ngân hàng JP Morgan Jamie Dimon nhận định, Fed có thể sẽ tiếp tục nâng lãi suất thêm 1,5 điểm phần trăm nữa lên 7%. Đây sẽ là mức cao nhất kể từ tháng 12/1990.
CEO JP Morgan: Fed còn lâu mới kết thúc chu kỳ nâng lãi suất
Theo CEO JP Morgan, người Mỹ cần chuẩn bị cho tình huống lãi suất tăng vọt. (Nguồn: AFP)

Theo ông Jamie Dimon, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) còn lâu mới kết thúc chu kỳ nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Ngân hàng này có thể sẽ tiếp tục nâng lãi suất thêm 1,5 điểm phần trăm nữa lên 7%. Đây sẽ là mức cao nhất kể từ tháng 12/1990. Vào tháng 3/2022, khi Fed bắt đầu chu kỳ nâng lãi suất này, lãi suất ở mức 0,25-0,5%.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Times of India, CEO JP Morgan nhận định rằng, thế giới vẫn chưa sẵn sàng cho lãi suất ở mức 7%.

Tin liên quan
Mỹ: Fed sẽ thực hiện thêm một lần nữa tăng lãi suất trong năm nay Mỹ: Fed sẽ thực hiện thêm một lần nữa tăng lãi suất trong năm nay

Các quan chức Fed dự đoán sẽ chỉ có thêm một lần nâng lãi suất nữa trong năm nay và sau đó lãi suất sẽ giảm xuống vào năm sau. Tuy nhiên, ông Dimon cho rằng, người Mỹ cần chuẩn bị cho tình huống lãi suất tăng vọt.

Dù vậy, ông chưa thể đoán trước tác động của việc lãi suất tăng lên mức 7% đối với nền kinh tế. Theo ông, kinh tế Mỹ có thể hạ cánh mềm, có thể suy thoái nhẹ và cũng có thể suy thoái sâu hơn. Mức lãi suất 7% có thể làm giảm chi tiêu tiêu dùng và đầu tư doanh nghiệp, khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Lãnh đạo JP Morgan nhấn mạnh: "Có rất nhiều hậu quả xấu có thể xảy ra, nhưng kịch bản tệ nhất là đình lạm, tức tăng trưởng thấp đi kèm lạm phát cao. Nếu điều đó xảy ra, rất nhiều người sẽ chật vật".

CEO của ngân hàng lớn nhất nước Mỹ này cho rằng, có 2 "cơn bão" bất thường có thể đổ bộ vào Mỹ. Một là chi tiêu công. Không tính thời chiến, chi tiêu của chính phủ hiện đang ở mức cao kỷ lục, kèm theo đó là thâm hụt ngân sách cũng rất cao.

Theo ông Dimon, tình hình chi tiêu tài khóa như vậy trong dài hạn cũng sẽ kéo lạm phát đi lên, từ đó có thể góp phẩn đẩy lãi suất tăng.

“Cơn bão” thứ hai là những căng thẳng địa chính trị. Chuyên gia trên cho rằng, xung đột Nga-Ukraine sẽ tác động đến tất cả mối quan hệ trên toàn cầu, trong đó có thương mại Mỹ-Trung Quốc.

Người dân đổ xô đi du lịch như 'chim sổ lồng', đây mới là ngành kinh tế hồi phục mạnh mẽ nhất ở Trung Quốc

Người dân đổ xô đi du lịch như 'chim sổ lồng', đây mới là ngành kinh tế hồi phục mạnh mẽ nhất ở Trung Quốc

Kỳ nghỉ Quốc khánh đầu tiên kể từ khi Trung Quốc dỡ bỏ lệnh phong tỏa để phòng dịch Covid-19 vào tháng 12/2022 đã chứng ...

Gần 20 quốc gia quan tâm đến việc thiết lập quan hệ đối tác với BRICS

Gần 20 quốc gia quan tâm đến việc thiết lập quan hệ đối tác với BRICS

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đưa ra thông báo trên khi trao đổi với báo giới ngày 2/10, trong khuôn khổ Hội nghị thường ...

Phát hiện mỏ khí đốt khoảng 140 tỷ m³ tại Indonesia

Phát hiện mỏ khí đốt khoảng 140 tỷ m³ tại Indonesia

Ngày 2/10, tập đoàn năng lượng Eni (Italy) công bố mới phát hiện một mỏ khí đốt lớn ở Indonesia, mở ra cơ hội củng ...

Mỹ thừa nhận một điều liên quan đến giá trần dầu Nga, tuyên bố đã sẵn sàng hành động

Mỹ thừa nhận một điều liên quan đến giá trần dầu Nga, tuyên bố đã sẵn sàng hành động

Mới đây, hãng tin Bloomberg đăng tải bài viết cho hay, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen thừa nhận, việc áp đặt trần giá ...

Gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga: Người ngoài sốt sắng, người trong lại lục đục, EC quyết làm điều 'kiêng kỵ'

Gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga: Người ngoài sốt sắng, người trong lại lục đục, EC quyết làm điều 'kiêng kỵ'

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba vừa lên tiếng kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu bàn cụ thể, nghiêm túc về gói trừng ...

(theo CNN)