Châu Âu bàn chuyện Ukraine: Tổng thống Zelensky dồn ép việc điều quân, Pháp-Anh dẫn đầu nỗ lực, Đức sẵn sàng, vẫn có nước không bằng lòng

Bảo Minh
Ngày 27/3, khoảng 30 nhà lãnh đạo các quốc gia châu Âu cùng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhóm họp tại Paris (Pháp) để thảo luận về việc tăng cường hỗ trợ quân sự cho Kiev và xác định vai trò của châu Âu trong hòa đàm Nga-Ukraine.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Châu Âu bàn chuyện Ukraine: Tổng thống Zelensky dồn ép việc điều quân, Pháp-Anh dẫn đầu nỗ lực, Đức sẵn sàng, vẫn có những nước không bằng lòng
Các lãnh đạo châu Âu tụ họp tại hội nghị thượng đỉnh ở Pháp để bàn chuyện hỗ trợ Ukraine sau khi có lệnh ngừng bắn. (Nguồn: Getty Images)

Hội nghị thượng đỉnh diễn ra khi Mỹ nỗ lực làm trung gian và đã tổ chức nhiều cuộc đàm phán riêng với Nga và Ukraine tại Saudi Arabia. Theo đó, Kiev ủng hộ hai thỏa thuận ngừng bắn liên quan đến Biển Đen và cơ sở hạ tầng năng lượng, còn Moscow đưa ra thêm yêu cầu, khiến nhiều nước châu Âu lo ngại rằng một hiệp định hòa bình vẫn còn xa vời.

Tin liên quan
Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Theo hãng tin Ukrinform, tại đây, Tổng thống Zelensky kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu xây dựng kế hoạch cụ thể về việc triển khai lực lượng liên minh. Ông nhấn mạnh Ukraine sẽ đặt ra những câu hỏi cụ thể trong mọi cuộc đàm phán với châu Âu, Mỹ và các đối tác khác.

Trong tuyên bố, ông lưu ý các câu hỏi gồm: "Những quốc gia nào sẽ tham gia trên bộ, trên không và trên biển tại Ukraine? Các lực lượng này sẽ được bố trí chính xác ở đâu? Số lượng và cơ cấu của các lực lượng này sẽ như thế nào? Các thủ tục ứng phó của họ sẽ như thế nào nếu có mối đe dọa? Khi nào liên minh thực sự triển khai lực lượng ở Ukraine, khi lệnh ngừng bắn bắt đầu hay khi chiến tranh kết thúc hoàn toàn và đạt được một giải pháp?".

Tổng thống Ukraine nhấn mạnh sự cần thiết của một kế hoạch rõ ràng, có sự đồng thuận và triển khai ngay, dựa trên các phương án đã thảo luận để mọi quốc gia châu Âu có thể tham gia. Ông đề xuất mời một nhóm đại diện từ các nước châu Âu đến Ukraine để cùng phát triển kế hoạch này.

Trong khi đó, cùng ngày, Tổng thống nước chủ nhà Pháp Emmanuel Macron thông báo, nước này và Anh đang dẫn đầu nỗ lực thành lập "lực lượng bảo đảm an ninh" để đưa tới Ukraine nhằm ngăn chặn nguy cơ tái diễn xung đột sau khi đã có thỏa thuận ngừng bắn.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh rằng đề xuất triển khai lực lượng xuất phát từ Anh và Pháp, dựa trên mong muốn của Ukraine, dù chưa có sự đồng thuận hoàn toàn từ châu Âu. Ông lưu ý, không phải tất cả các quốc gia trên lục địa già đều có thể tham gia, do hạn chế về năng lực quân sự hoặc còn do dự.

Ông cũng khẳng định, dù sự hỗ trợ từ Mỹ là quan trọng, châu Âu cần sẵn sàng đối phó với kịch bản Washington có thể không tham gia trong tương lai.

Nhà lãnh đạo Pháp thông báo, tại hội nghị, các lãnh đạo châu Âu đã nhất trí để ông và Thủ tướng Anh Starmer cùng điều phối và dẫn dắt liên minh hành động của châu Âu vì hòa bình và ổn định lâu dài. Trong thời gian tới, một phái đoàn của hai nước sẽ đến Ukraine để thảo luận về phương án triển khai lực lượng bảo đảm an ninh, cũng như về chiến lược củng cố năng lực quân sự của Kiev trong tương lai.

Về phần mình, Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết, các nước châu Âu đang rất nỗ lực tìm kiếm giải pháp củng cố an ninh và bảo đảm hòa bình lâu dài, bền vững cho Ukraine nếu như có được một thỏa thuận ngừng bắn để chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua tại quốc gia Đông Âu này.

Ngoài ra, Thủ tướng Starmer tái khẳng định cam kết của Anh trong việc duy trì sự ủng hộ hoàn toàn đối với Kiev cho đến khi còn cần thiết.

Cũng ngày 27/3, tại một sự kiện tổ chức ở Berlin, Đức, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Boris Pistorius và người đồng cấp Estonia Hanno Pevkur, ra tín hiệu sẵn sàng giúp bảo đảm hòa bình tại Ukraine bằng lính bộ binh, ít nhất là về mặt lý thuyết.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nói: “Tôi không thể hình dung một kịch bản mà Đức không tham gia vào kết quả của các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn hoặc hòa bình. Tuy nhiên, quyết định tham gia phải được đưa ra vào thời điểm thích hợp, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô lực lượng và nhiệm vụ cụ thể”.

Phần lớn các nước châu Âu tuyên bố sẵn sàng hoặc ít nhất không loại trừ khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine theo mô hình “liên minh tự nguyện” nếu xung đột được giải quyết. Tuy nhiên, vẫn có quốc gia khẳng định không tham gia.

Trên Facebook, Tổng thống Croatia Zoran Milanovic tuyên bố binh sĩ nước này sẽ không tham gia bất kỳ hoạt động triển khai nào của châu Âu tại Ukraine và không có ý định đưa quân tới đây, dù vẫn tiếp tục ủng hộ Kiev.

Tin thế giới 26/3: Tổng thống Ukraine thừa thận 'hết tiền' cho quân đội, thảm họa cháy rừng lịch sử ở Hàn Quốc, biến động lớn ở chính trường Niger

Tin thế giới 26/3: Tổng thống Ukraine thừa thận 'hết tiền' cho quân đội, thảm họa cháy rừng lịch sử ở Hàn Quốc, biến động lớn ở chính trường Niger

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Tổng thống Pháp: Đây là thời điểm châu Âu phải dốc toàn lực hỗ trợ Ukraine

Tổng thống Pháp: Đây là thời điểm châu Âu phải dốc toàn lực hỗ trợ Ukraine

Theo Điện Élysée, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 11/3 đã kêu gọi lãnh đạo quân sự từ khắp châu Âu và các khu vực ...

Mỹ 'rèn sắt khi còn nóng' sau khi Ukraine sẵn sàng chấp nhận ngừng bắn, châu Âu nỗ lực thúc đẩy hòa bình bền vững

Mỹ 'rèn sắt khi còn nóng' sau khi Ukraine sẵn sàng chấp nhận ngừng bắn, châu Âu nỗ lực thúc đẩy hòa bình bền vững

Các quan chức của Mỹ sẽ đến Nga trong tuần này để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Ukraine, trong khi châu Âu cũng ...

Pháp đổ thêm tiền tỷ viện trợ Ukraine, khẳng định không gỡ trừng phạt Nga, khi nào hòa bình mới trở lại?

Pháp đổ thêm tiền tỷ viện trợ Ukraine, khẳng định không gỡ trừng phạt Nga, khi nào hòa bình mới trở lại?

Ngày 26/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo, nước này sẽ viện trợ thêm 2 tỷ Euro (2,2 tỷ USD) cho Ukraine.

Thỏa thuận Biển Đen: Nga đang ở 'cửa trên', Ukraine phản ứng yếu ớt, lòng tin ở mức rất thấp và một tương lai khó đoán

Thỏa thuận Biển Đen: Nga đang ở 'cửa trên', Ukraine phản ứng yếu ớt, lòng tin ở mức rất thấp và một tương lai khó đoán

Điểm đáng chú ý trong Thỏa thuận Biển Đen là Mỹ "sẽ giúp khôi phục quyền tiếp cận thị trường thế giới cho xuất khẩu ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/4: USD và Yen Nhật cùng tăng nhẹ, thị trường rất lo lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/4: USD và Yen Nhật cùng tăng nhẹ, thị trường rất lo lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/4 ghi nhận đồng USD ổn định, trong khi đồng Yen bật tăng.
Nhìn lại 20 năm phát triển của Facebook

Nhìn lại 20 năm phát triển của Facebook

Trong 20 năm qua, nhà sáng lập Mark Zuckerberg đã thay áo mới cho bảng tin Facebook nhiều lần và ông đang mong muốn đưa mạng xã hội này trở ...
Một nước châu Âu 'giải phóng' 3 bất động sản Nga, tăng mạnh phong tỏa tiền của Moscow

Một nước châu Âu 'giải phóng' 3 bất động sản Nga, tăng mạnh phong tỏa tiền của Moscow

Chính phủ Thụy Sỹ thông báo, giá trị tài sản của Nga bị phong tỏa tại nước này do lệnh trừng phạt kinh tế ở mức 7,4 tỷ Franc.
Joao Felix đối mặt với tương lai bất ổn

Joao Felix đối mặt với tương lai bất ổn

Joao Felix sẽ rời AC Milan để trở lại Chelsea sau mùa giải 2024/25 và có thể phải ra đi trong kỳ chuyển nhượng Hè năm 2025.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/4 và sáng 3/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Liverpool vs Everton;  ASEAN Club - PSM Makassar vs CAHN

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/4 và sáng 3/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Liverpool vs Everton; ASEAN Club - PSM Makassar vs CAHN

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/4 và sáng 3/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Liverpool vs Everton; Cup Nhà vua Tây Ban Nha - Atletico vs ...
Lần đầu tiên sau Thế chiến II, Đức chính thức đưa quân ra nước ngoài đồn trú

Lần đầu tiên sau Thế chiến II, Đức chính thức đưa quân ra nước ngoài đồn trú

Đức đã bắt đầu triển khai một lữ đoàn thường trực của quân đội nước này tới Lithuania, dự kiến đạt tới 5.000 quân vào cuối năm 2027.
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Những gì đạt được từ các cuộc đàm phán Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine tại Riyadh tiếp tục mở ra hy vọng đưa tình hình ở Ukraine tiến gần hơn đến hòa bình.
Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Việc chọn châu Âu làm điểm đến đầu tiên, thay vì Mỹ như các đời Thủ tướng Canada trước đây phản ánh nỗ lực thay đổi táo bạo của ông Mark Carney.
Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Không đạt đột phá trong chấm dứt xung đột tại Ukraine, song cuộc điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Ông Mark Carney được cử tri và đảng Tự do kỳ vọng đưa Canada vượt qua hàng loạt thách thức hiện nay.
Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Chuyến thăm Mauritius của Thủ tướng Narendra Modi đánh dấu sự trở lại đảo quốc mà ông gọi là 'Ấn Độ thu nhỏ', nơi ông cảm thấy như ở nhà.
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Cách đây tám năm, Anh đã kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, chính thức bắt đầu tiến trình đàm phán kéo dài hai năm để rời EU, còn gọi là Brexit.
Công xã Paris: ‘Phát súng lệnh’ của giai cấp vô sản

Công xã Paris: ‘Phát súng lệnh’ của giai cấp vô sản

Sự ra đời của Công xã Paris là sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với phong trào cách mạng vô sản quốc tế, mang lại những bài học sâu sắc...
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ cuối): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ cuối): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Dù con đường đi tới tương lai tươi sáng còn lắm chông gai nhưng châu Phi vẫn "miệt mài" cho thế giới thấy quyết tâm tự chủ và đổi mới.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh, xung đột nội bộ và can thiệp từ bên ngoài.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Năm 2024 là năm siêu bầu cử của châu Phi, đánh dấu sự tiến bộ của nền dân chủ và thay đổi chính trị lớn nhiều của nhiều quốc gia tại châu lục này.
Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Việt Nam có nhiều điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài như chính trị ổn định, nguồn lao động giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi...
Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Chính quyền Australia do đảng Lao động của Thủ tướng Anthony Albanese kiểm soát đang chuẩn bị bước vào mùa bầu cử mới.
Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên đã phân tích những tác động của phong trào MAGA và chính sách kinh tế của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn không ngừng trỗi dậy, liệu phong trào MAGA có đủ sức 'cản đường' Bắc Kinh?

Trung Quốc vẫn không ngừng trỗi dậy, liệu phong trào MAGA có đủ sức 'cản đường' Bắc Kinh?

Với việc Mỹ tiếp tục dựng lên những bức tường bảo hộ, thế kỷ XXI đang dần thuộc về một Trung Quốc mạnh mẽ và năng động.
Greenland: 'Quân cờ chiến lược' trong cạnh tranh địa chính trị tại vùng cực Bắc

Greenland: 'Quân cờ chiến lược' trong cạnh tranh địa chính trị tại vùng cực Bắc

Greenland đã trở thành điểm nóng địa chính trị, thu hút sự quan tâm lớn từ các cường quốc toàn cầu.
Ấn Độ 'lội ngược dòng' sóng ngầm chính trị Nam Á

Ấn Độ 'lội ngược dòng' sóng ngầm chính trị Nam Á

Trước sự trỗi dậy của Ấn Độ, cùng với việc Mỹ chuyển trọng tâm sang châu Á, khu vực Nam Á có thể chứng kiến sự leo thang đối đầu thời gian tới.
Phiên bản di động