Châu Âu - cái nôi của Cách mạng công nghiệp 'giật mình' trước tham vọng của Mỹ và Trung Quốc

Chu Văn
Khủng hoảng năng lượng và đại dịch Covid-19 đã đưa chủ đề "chủ quyền công nghiệp" của châu Âu trở lại vị trí hàng đầu, sau nhiều thập kỷ bị bỏ quên. Tuy nhiên, những căng thẳng địa chính trị hiện nay đang khiến châu Âu lo lắng, đặc biệt lo ngại trước tham vọng của Mỹ và Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Châu Âu - cái nôi của Cách mạng công nghiệp bắt đầu 'run' trước tham vọng của Mỹ và Trung Quốc
Châu Âu - cái nôi của Cách mạng công nghiệp 'giật mình' trước tham vọng của Mỹ và Trung Quốc. (Nguồn: Wikipedia)

Dù được nhận định rằng, một "cuộc cách mạng" hiện đang diễn ra ở châu Âu sau bốn thập kỷ phi công nghiệp hóa, chính sách công nghiệp hiện đang được châu Âu theo đuổi vẫn gây nhiều tranh cãi.

Không kể Mỹ - từ lâu đã luôn tự khẳng định vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp thế giới. Trong đường hướng phát triển đã được vạch rõ tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc (10/2022), Bắc Kinh cũng quyết tâm đẩy nhanh tiến trình biến nước này thành cường quốc công nghiệp hàng đầu, phát triển chất lượng cao, với những lĩnh vực mũi nhọn từ công nghiệp chế tạo, du hành vũ trụ, giao thông vận tải, công nghệ mạng, phát triển kỹ thuật số... Để từng bước giảm dần sự phụ thuộc vào công nghệ phương Tây, tiến tới tự chủ về công nghệ then chốt.

Khó ngay từ bước then chốt

Không giống như Trung Quốc, quốc gia đang theo đuổi chính sách công nghiệp tập trung vào dài hạn, hay Mỹ, quốc gia đã phản ứng khẩn cấp hơn nhưng theo cách ồ ạt và mang tính bảo hộ, châu Âu đang gặp khó khăn vì chưa thể thống nhất đầy đủ các lợi ích chính trị của mình.

Khi những tham vọng từ Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ (IRA) ảnh hưởng đến châu Âu bắt đầu "phát tác", chuyên gia Anaïs Voy-Gillis cho rằng, châu Âu rõ ràng thiếu tầm nhìn.

Châu Âu vốn có những cường quốc công nghiệp, những trường đại học hàng đầu và khả năng đổi mới lớn, nhưng chính sách công nghiệp của họ đi ngược lại với xu thế cạnh tranh và điều này tạo ra một vấn đề lớn về tính nhất quán trong nội bộ khu vực. Lý do cơ bản nằm ở chỗ lợi ích của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) không đồng nhất và do đó các quốc gia này đôi khi cạnh tranh nhiều hơn là hợp tác với nhau.

Tin liên quan
Vụ nổ đường ống Nord Stream: Lý do danh tính thủ phạm không thể tiết lộ, châu Âu có động thái mới Vụ nổ đường ống Nord Stream: Lý do danh tính thủ phạm không thể tiết lộ, châu Âu có động thái mới

Mặt khác, không giống như Trung Quốc hay Mỹ, EU không hành động như một quốc gia. Theo Phó Giám đốc Công ty tư vấn June Partners Anaïs Voy-Gillis, kết quả của một quá trình phát triển lịch sử lâu dài đã dẫn đến những tầm nhìn nếu không nói là khác biệt, thì ít nhất là không hội tụ đầy đủ, về quản trị kinh tế.

Chẳng hạn, sự đối lập giữa Pháp và Đức hiện đang rất rõ ràng. Sự khác biệt về quan điểm giữa một số thành viên EU khác cũng không khó để nhận ra. Trong đó, một số muốn có thêm viện trợ của chính phủ để hỗ trợ ngành, những quốc gia khác vẫn duy trì tầm nhìn chủ yếu dựa trên cạnh tranh, giá cả và bảo vệ người tiêu dùng. Sự tổng hợp đa ý kiến này dẫn đến một chính sách công nghiệp châu Âu thiếu tham vọng, dù cũng đã có những biến chuyển và phát triển hơn so với những năm trước.

Trên thực tế, chính sách công nghiệp không phải là thẩm quyền độc quyền của EU, không ngăn cản việc thiết lập khuôn khổ và khẳng định tầm nhìn của họ. Nhưng trình độ và nhu cầu phát triển của từng thành viên lại là điểm trừ lớn. Chẳng hạn, hiện nay, những dự án khổng lồ để sản xuất pin là khoản đầu tư tích cực, nhưng chính các quốc gia có ưu thế hơn, lại cạnh tranh với nhau để thu hút các nhà đầu tư.

Hay về viện trợ của chính phủ, nếu Ủy ban châu Âu (EC) muốn tạo một cơ chế linh hoạt hơn, đồng nghĩa với nguy cơ tạo ra sự bất đối xứng giữa các quốc gia, thậm chí là phân chia, khi quốc gia này dồi dào ngân sách, nhưng lại có những thành viên khác còn đang là "chúa chổm".

Thực tế được minh chứng trong chính cuộc khủng hoảng năng lượng - một trong những yếu tố then chốt để tái công nghiệp hóa châu Âu. "Anh cả" Đức tỏ rõ tiềm năng vượt trội so với các thành viên khác trong việc triển khai các nguồn lực chính để hỗ trợ ngành công nghiệp của mình. Trong khi, ở cấp độ này, EU để lộ nhiều sự khác biệt hơn là hội tụ giữa các quốc gia thành viên - điều được minh họa rõ ràng bằng chính sự thỏa hiệp về trần giá khí đốt - ở mức cao đến nỗi không bao giờ có thể áp dụng được.

Chuyên gia Anaïs Voy-Gillis nhận định, để có một ngành công nghiệp cạnh tranh, cần có nguồn năng lượng vững chắc, ít carbon với mức giá dễ tiếp cận, thậm chí được kiểm soát bằng cách này hay cách khác. Tuy nhiên, về mặt năng lượng, tầm nhìn của các quốc gia thường đối lập nhau.

Một vấn đề khác liên quan thách thức tiếp cận nguyên liệu thô. Vấn đề tưởng không quan trọng mà lại rất quan trọng. Theo chuyên gia Anaïs Voy-Gillis, đây một lĩnh vực mà Trung Quốc đã đi trước một bước, trong khi châu Âu mới bắt đầu có những thỏa thuận sẽ được đàm phán để đảm bảo nguồn cung của châu Âu.

Cuối cùng, vấn đề về việc khai thác các nguyên liệu thô hiện có ở châu Âu, chuyên gia Anaïs Voy-Gillis đề cập quy mô của hiện tượng "Nimby" (Not In My Backyard - thuật ngữ nói về sự phản đối của người dân đối với những dự án phát triển mới nào đó vì địa điểm thực hiện dự án quá gần với nơi sinh sống của họ). Bà cho rằng, vấn đề môi trường và xã hội luôn đặc biệt khó khăn.

Tất cả những điều trên cho thấy, khả năng tái công nghiệp hóa thực sự của châu Âu sẽ rất phức tạp, lâu dài và thậm chí tốn kém. Hy vọng cuối cùng là nhận thức thực sự từ các chủ thể công và tư về tầm quan trọng của vấn đề này.

Châu Âu hết tham vọng với công nghiệp?

Vốn bị coi là "bước lùi" trong vài thập kỷ, chính sách công nghiệp gần đây của châu Âu đã xuất hiện trở lại trong chương trình nghị sự chính trị, về cơ bản thông qua lăng kính “chủ quyền”.

Lên tiếng chỉ trích Chính sách công nghiệp hiện đang được theo đuổi ở "lục địa già", chuyên gia Anaïs Voy-Gillis, thẳng thắn đưa ra nhận định, "Chính sách công nghiệp của châu Âu rất thiếu tham vọng".

Chuyên gia Anaïs Voy-Gillis cho rằng, có hai yếu tố đóng góp vào thay đổi này. Yếu tố thứ nhất do đại dịch Covid-19 đã phơi bày rõ ràng sự phụ thuộc của châu Âu vào các chuỗi cung ứng bị lung lay do các đợt phong tỏa. “Chúng tôi nhận ra rằng, chúng tôi không còn phương tiện để sản xuất đủ hàng hóa cơ bản, như khẩu trang, việc sản xuất các loại hàng hóa khác còn phức tạp hơn nhiều cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thiếu nguồn cung một số linh kiện, trong đó, phải kể đến là thiết bị điện tử, từ Trung Quốc, hay nói chung là từ châu Á”.

Một yếu tố khác giúp đưa vấn đề "chủ quyền công nghiệp" lên hàng đầu là cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra sau xung đột quân sự ở Ukraine. Dù không phải tất cả các nước châu Âu đều phụ thuộc vào khí đốt của Nga, nhưng đặc biệt là ở Đức, giá khí đốt gia tăng chóng mặt đã cho thấy rõ sự phụ thuộc năng lượng của châu Âu.

Đề cập lý do đã thúc đẩy châu Âu phi công nghiệp hóa một cách ồ ạt, theo chuyên gia Anaïs Voy-Gillis, một logic được áp đặt trong vài thập kỷ qua đã giả định rằng, một nền kinh tế có thể bằng lòng với việc tạo ra giá trị gia tăng ở thượng nguồn (trong thiết kế) và hạ nguồn (trong bán hàng). Theo đó, chính logic này đã "ủng hộ" việc di dời sản xuất đến các quốc gia mới nổi, giúp giảm đáng kể chi phí. Kết quả là, tiến trình này đã đưa một số quốc gia trở thành "mắt xích" quan trọng đặc biệt, thậm chí không thể thiếu trong chuỗi sản xuất một số sản phẩm hoặc linh kiện.

Bởi vậy, chuyên gia của June Partners nhấn mạnh, việc cơ cấu lại quá trình toàn cầu hóa sẽ vô cùng khó khăn bởi tiến trình thương mại thế giới sẽ không dừng lại. Châu Âu phụ thuộc vào phần còn lại của thế giới về nguồn cung cấp nguyên liệu thô, trong khi các doanh nghiệp của họ cần tiếp tục xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Vì thế, không chỉ những hạn chế về môi trường và khí hậu sẽ ảnh hưởng đến cách châu Âu suy nghĩ lại một cách sâu sắc về cả sản xuất và tiêu dùng trong những năm tới. Ngoài ra, việc cấu hình lại này cũng rất có thể sẽ dẫn đến những rắc rối khác tầm khu vực, trong đó không loại trừ cả các rủi ro địa chính trị.

Giá cà phê hôm nay 25/4/2023: Robusta bật tăng mạnh mẽ, hướng tới mức giá kỷ lục; cà phê trong nước tăng 700 đồng vượt 51.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 25/4/2023: Robusta bật tăng mạnh mẽ, hướng tới mức giá kỷ lục; cà phê trong nước tăng 700 đồng vượt 51.000 đồng/kg

Tiếp sau lo ngại xuất khẩu cà phê robusta từ Việt Nam sụt giảm 5,03% trong quý I/2023, thị trường có thêm lo ngại sản ...

Giá vàng hôm nay 24/4/2023: Giá vàng giảm tệ hại nhất 8 tuần, tâm lý đầu tư dao động, thị trường sẽ có một đợt bán tháo?

Giá vàng hôm nay 24/4/2023: Giá vàng giảm tệ hại nhất 8 tuần, tâm lý đầu tư dao động, thị trường sẽ có một đợt bán tháo?

Giá vàng hôm nay 24/4/2023 tụt dốc, mất ngưỡng 2.000 USD/ounce trước khi bước vào tuần mới. Trong ngắn hạn, tình hình đã làm hỏng ...

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc đang ở một giai đoạn mới, nguy hiểm hơn?

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc đang ở một giai đoạn mới, nguy hiểm hơn?

Bắc Kinh dường như đã thể hiện rõ sự tức giận với những gì mà họ cho là đang bị nền kinh tế lớn nhất ...

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và Cuba cắt băng khánh thành hai nhà máy tại Đặc khu phát triển Mariel, mở ra nhiều hướng hợp tác mới

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và Cuba cắt băng khánh thành hai nhà máy tại Đặc khu phát triển Mariel, mở ra nhiều hướng hợp tác mới

Bà Ana Teresita González Fraga, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại thương và đầu tư nước ngoài Cuba khẳng định, Việt Nam là quốc gia ...

Kinh tế thế giới: Những cảnh báo không thể bỏ qua!

Kinh tế thế giới: Những cảnh báo không thể bỏ qua!

Nền kinh tế thế giới lao đao bởi một loạt vấn đề hóc búa, từ lo ngại về xung đột tại Ukraine, khủng hoảng nợ ...

(theo Lesoir)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Theo nhà phân tích Apple Jeff Pu cho biết, iPhone 17 Air sẽ mỏng hơn iPhone 6 và trở thành chiếc iPhone mỏng nhất từ trước đến nay của
Chuyến công tác vừa thể hiện vai trò, uy tín với quốc tế, vừa tạo xung lực cho quan hệ song phương

Chuyến công tác vừa thể hiện vai trò, uy tín với quốc tế, vừa tạo xung lực cho quan hệ song phương

Chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và thăm chính Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thành công tốt đẹp.
'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 22/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu, Hoa hậu Đỗ Thị Hà xinh đẹp, ngọt ngào trong tà áo dài, người đẹp Lý Nhã Kỳ ngày càng gợi cảm.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Chiều nay (21/11), Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 đã diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Hà Nội.
Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Từ 21-23/11, tại TP. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức sự kiện Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan.
Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giới phân tích dự báo sản lượng cà phê vụ 2024 - 2025 của Việt Nam có thể giảm 10-15% so với vụ 2023 - 2024. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê ...
Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Baoquocte.vn. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xanh đang hòa mình cùng làn sóng phát triển kinh tế xanh của đất nước.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11 ghi nhận USD tăng lên mức cao nhất trong một năm so với các loại tiền tệ chính.
Phiên bản di động