Nhà ga LNG tại Alexandroupolis mới được khánh thành dự kiến sẽ giúp châu Âu bớt phụ thuộc Nga về khí đốt. (Nguồn: Seeking Alpha) |
Nhà ga nói trên do công ty Hy Lạp Gastrade vận hành, bao gồm một tàu chứa LNG nổi có khả năng lưu trữ 44.000 m3, neo đậu cố định tại Biển Thrace.
Hệ thống đường ống dài 28km kết nối nhà ga với mạng lưới phân phối khí đốt của Hy Lạp, cho phép cung cấp khí đến các quốc gia láng giềng như Bulgaria, Romania, Macedonia, Serbia, Moldova, Hungary, Slovakia và Ukraine.
Tin liên quan |
Tổng thống Putin thừa nhận một điều về ngành công nghiệp khí đốt Nga |
Theo thông tin từ Gastrade, nhà ga sẽ nhận LNG từ Mỹ, Qatar và Ai Cập.
Ông Kiril Ravnachki, Giám đốc điều hành của công ty Bulgartransgaz (sở hữu 20% cổ phần của Gastrade), cho biết, đây là một sáng kiến quan trọng để tăng cường an ninh năng lượng cho khu vực Đông Nam và Trung Âu, đồng thời giúp giảm sự phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Moscow.
Gastrade nhấn mạnh: "Nhà ga này là một sáng kiến thiết yếu để tăng cường an ninh năng lượng của châu Âu và sự độc lập của châu lục đối với khí đốt tự nhiên của Nga".
Việc khánh thành nhà ga LNG tại Alexandroupolis diễn ra trong bối cảnh châu Âu đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào Mosocw sau cuộc xung đột tại Kiev.
* Kazakhstan đang đàm phán với Trung Quốc về việc tăng xuất khẩu khí đốt và thậm chí đang cân nhắc xây dựng thêm một đường ống để thúc đẩy lưu lượng. Điều đó nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng về vai trò của nước này trên thị trường nhiên liệu của khu vực.
Đất nước Trung Á sẽ cạnh tranh với các nước láng giềng bao gồm Turkmenistan và Nga để giành nhu cầu từ Trung Quốc.
Xung đột tại Ukraine đã khiến Nga mất đi các khách hàng lớn ở châu Âu và Trung Quốc trở thành thị trường thay thế quan trọng ngay cả trong bối cảnh đà tăng trưởng kinh tế của nước này đang chững lại.
Ông Sanzhar Zharkeshov, Giám đốc điều hành tại công ty khai thác khí đốt quốc gia QazaqGaz NC JSC nhận định: “Mặc dù có báo cáo về sự suy thoái kinh tế ở Trung Quốc, nhưng nhu cầu về khí đốt của nước này vẫn tiếp tục tăng. Chúng tôi hy vọng sẽ đạt được sự đồng thuận về việc tăng khối lượng xuất khẩu sang nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và có thể là cả các quốc gia khác như Uzbekistan”.
| Chuyên gia quốc tế nhận định về vai trò quan trọng của TP. HCM trong thu hút nhân tài các nước Đại diện Diễn đàn Kinh tế thế giới, thành phố Torino và Trung tâm Climateworks chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam bên ... |
| Tin tốt đến với nền kinh tế Mông Cổ, ADB lý giải nguyên do ADB dự báo tăng trưởng kinh tế liên tục ở Mông Cổ đến năm 2025. |
| Căng thẳng Trung Quốc-EU: Thời điểm quan trọng đang đến gần, Bắc Kinh chưa thực sự 'bóp cò' Bất chấp các cuộc đàm phán mang tính xây dựng giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc thời gian gần đây, bế tắc ... |
| Việt Nam luôn chào đón và hoan nghênh các doanh nghiệp Mông Cổ đến và mở rộng hợp tác kinh tế Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, chiều 1/10, tại thủ đô Ulaanbaatar, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ... |
| Vì một TP. HCM công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đại diện Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 Malaysia, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc và Saigontel trả lời phỏng ... |