Châu Âu “co ro” trước mùa Đông. Hình ảnh dự án dòng chảy phương Bắc 1. (Nguồn: Reuters) |
Người Latvia đã điều chỉnh thói quan tiêu dùng kể từ cuối tháng Bảy, khi Nga ngừng cung cấp khí đốt cho quốc gia này. Người dân sống ở thành phố Rezekne, gần biên giới Nga, cho biết giá năng lượng quá đắt buộc họ phải cắt nước nóng từ đường ống thành phố và lắp đặt bình nước nóng riêng.
Bulgaria, Đan Mạch, Phần Lan, Hà Lan và Ba Lan cũng đã cắt giảm sử dụng khí đốt, trong khi các quốc gia khác chứng kiến nguồn cung giảm mạnh. Việc cung cấp khí đốt từ Nga sang Đức qua đường ống Dòng chảy phương Bắc sẽ tạm dừng vài ngày vào cuối tháng này, lần ngừng hoạt động thứ hai trong mùa Hè, để bảo trì.
Nhìn chung, nguồn cung khí đốt trong tháng Bảy giảm khoảng 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Các chính phủ trên khắp châu Âu chắc chắn không thích thú gì với viễn cảnh các nhà máy phải buộc phải ngừng hoạt động. Một số người tin rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đang sử dụng nguồn cung cấp năng lượng như một vũ khí chiến lược để gây sức ép lên các quốc gia đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga do xung đột với Ukraine.
Việc cắt giảm nguồn cung đã đẩy giá khí đốt và điện tăng vọt do nhiều nhà máy điện chạy bằng khí đốt. Tháng trước, Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Fatih Birol, nhận định thế giới đang trải qua cuộc khủng hoảng năng lượng thực sự đầu tiên trong lịch sử và tình hình tại châu Âu đặc biệt nguy hiểm khi “lục địa già” trở thành tâm điểm của sự hỗn loạn trên thị trường năng lượng.
Chuyên gia Matt Oxenford của bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) trực thuộc tập đoàn The Economist (Anh) lưu ý, nếu nguồn cung khí đốt của Nga đến châu Âu qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 dao động trong khoảng từ 0-20% trong những tháng tới, châu Âu có thể rơi vào suy thoái ở vào mùa Đông 2022-2023.
Theo ông Oxenford, với cơ sở hạ tầng khí đốt hiện tại, Đức không thể bù đắp lượng khí đốt bị cắt giảm 80% từ Nga nếu không giảm mạnh nhu cầu và nước này có thể rơi vào suy thoái trong mùa Đông. Với vị thế của Đức là một trung tâm của chuỗi cung ứng công nghiệp, tác động có thể lan tỏa khắp châu Âu.
| NATO lộ rõ điểm yếu nhất, cần hành động 'trước Nga một bước' Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang tìm cách tăng cường an ninh biên giới ở địa điểm dễ bị tổn thương ... |
| Hợp tác Nga-Iran vướng đòn trừng phạt, Qatar cũng 'bó tay' trước 'cơn khát’ khí đốt của châu Âu Trước sự thiếu hụt nguồn cung khí đốt từ Nga, châu Âu tìm tới các nước sản xuất lớn khác như Qatar. Nhưng dòng nhiên ... |
| Mưa bão hoành hành, nắng nóng nghiêm trọng, châu Âu ‘oằn mình’ hứng chịu thời tiết cực đoan Ngày 18/8, châu Âu đang trải qua các hình thái thời tiết cực đoan khi mưa bão hoành hành tại Áo, Italy và Pháp trong ... |
| Gazprom: Giá khí đốt của châu Âu có thể tăng 60% vào mùa Đông năm nay Xuất khẩu khí đốt của Gazprom đã giảm 36,2% xuống 78,5 tỷ m³ từ ngày 1/1 đến ngày 15/8 và sản lượng giảm 13,2% xuống ... |
| Châu Âu: Để Đông về bớt lạnh Trước viễn cảnh nguồn cung khí đốt bị gián đoạn, giữa mùa Hè nắng nóng, Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút triển khai ... |