Châu Âu lên kế hoạch 'một mũi tên trúng hai đích', tăng tốc 'phớt lờ' năng lượng Nga

Việt An
Ủy ban châu Âu (EC) đã trình bày kế hoạch RePowerEU - được kỳ vọng sẽ cho phép Liên minh châu Âu (EU) giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga trong dài hạn và giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Châu Âu tăng tốc cuộc cách mạng năng lượng để không còn phụ thuộc vào Nga
EU tăng tốc thoát khỏi sự phụ thuộc Nga về năng lượng. (Nguồn: Rappler)

"Một mũi tên trúng hai đích"

Ngày 18/5, phát biểu tại Brussels về kế hoạch RePowerEU, Phó Chủ tịch EC Frans Timmermans cho rằng, cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ gây ra sự gián đoạn lớn trên thị trường năng lượng, vốn đang tạo sự tăng vọt về giá. Các nước EU đều bị "ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc hơn" ở các mức độ khác nhau, do rất phụ thuộc vào khí đốt, dầu và than đá của Nga. Điều này khiến EU phải nhanh chóng giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga.

RePowerEU sẽ là “một mũi tên bắn trúng hai đích” vì kế hoạch này cũng đề xuất đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng của EU. EU đã cam kết giảm 55% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 và đạt được mức độ trung hòa carbon vào năm 2050.

Trong bối cảnh đó, RePowerEU là "tầng 11 được xây dựng trên một ngôi nhà đã có 10 tầng là Thỏa thuận xanh châu Âu”.

Kế hoạch RePowerEU dựa trên ba trụ cột là tiết kiệm năng lượng, đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng và tăng cường năng lượng tái tạo.

EC nhấn mạnh, năng lượng rẻ nhất vẫn là thứ không được tiêu thụ. Do đó, Ủy ban châu Âu đề xuất tăng mục tiêu hiệu quả năng lượng ràng buộc cho năm 2030 (so với năm 2020).

EC cũng mời các quốc gia thành viên đưa ra các biện pháp khuyến khích, thúc đẩy đầu tư vào những lĩnh vực sử dụng năng lượng hiệu quả, chẳng hạn giảm thuế VAT đối với các hệ thống sưởi tiết kiệm năng lượng.

Kế hoạch RePowerEU cũng liệt kê các hành vi và thực hành mà người dân và doanh nghiệp có thể áp dụng để giảm mức tiêu thụ năng lượng của họ.

Phó Chủ tịch EC Frans Timmermans đề xuất: "Sưởi ấm ít hơn một chút hoặc trì hoãn thời gian bật điều hòa”.

Điều này cũng như việc sử dụng xe ít hơn hoặc lựa chọn một cách khôn ngoan khi vận hành các thiết bị gia dụng. Trích dẫn các tính toán của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), EC cho rằng những biện pháp như vậy sẽ làm giảm 5% nhu cầu về khí đốt và dầu trong ngắn hạn.

Mua hàng từ nhiều nước

27 quốc gia EU đã cam kết, trong khuôn khổ gói lệnh trừng phạt thứ 5 chống lại Nga, sẽ từ bỏ than của Nga vào tháng 8/2022. Gói trừng phạt thứ 6 do EC đề xuất gần đây cũng có lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Nga vào cuối năm nay, với sự miễn trừ đối với những quốc gia phụ thuộc nhiều nhất.

Tuy nhiên, việc áp dụng vẫn vấp phải sự phản đối của Hungary. Và nếu EC đề xuất giảm 2/3 sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga đến cuối năm 2022, thì EU không thể hoàn toàn phớt lờ việc giao hàng từ Nga.

Việc thay thế nhà cung cấp của Nga không thể được thực hiện trong tích tắc. Mỹ đã tuyên bố, họ có khả năng tăng cung cấp khí đốt thiên nhiên hóa lỏng (LNG) cho EU thêm 15 tỷ m3 và có thể cung cấp lên đến 50 tỷ m3 vào năm 2030. EU cũng đang kêu gọi Na Uy, Algeria, Canada, Azerbaijan, Ai Cập, Israel, các quốc gia vùng Vịnh, bao gồm cả Qatar… cung cấp khí đốt.

Kế hoạch này quy định việc tạo ra một cơ chế tự nguyện mà qua đó các quốc gia thành viên có thể nhóm các đơn đặt hàng năng lượng của họ, điều phối việc sử dụng các cơ sở hạ tầng nhập khẩu, lưu trữ và vận chuyển, đàm phán với các đối tác quốc tế để mua năng lượng.

Ông Timmermans giải thích: “Bối cảnh mua năng lượng rõ ràng là rất khác nhau, nhưng nguyên tắc thì giống nhau". Nền tảng này sẽ được mở cho Ukraine, Moldova, Gruzia và các nước Balkan. Tuy nhiên, một số quốc gia thành viên, bắt đầu với Đức, vẫn rất nghi ngờ về triển vọng mua chung này và muốn tiếp tục tự đàm phán.

Tin liên quan
Tham vọng đoạn tuyệt năng lượng Nga, lục địa già châu Âu lại vấp Tham vọng đoạn tuyệt năng lượng Nga, lục địa già châu Âu lại vấp 'đá tảng'

Châu Âu muốn chuẩn bị cho sự gián đoạn nguồn cung đột ngột - điều mà Ba Lan và Bulgaria đã trải qua gần đây sau khi Gazprom ngừng giao hàng vì họ từ chối thanh toán bằng đồng Ruble theo yêu cầu của Nga.

Việc đảm bảo an ninh nguồn cung khí đốt cho tất cả các quốc gia thành viên sẽ yêu cầu việc xây dựng các cơ sở hạ tầng mới, chẳng hạn như các thiết bị đầu cuối mới cho LNG, các đường ống dẫn khí đốt mới để hoàn thiện các kết nối của mạng lưới. 12 dự án cơ sở hạ tầng, được tài trợ với số tiền 10 tỷ Euro, sẽ được bổ sung vào 20 dự án đã có. Ngoài ra, cũng sẽ cần sử dụng than để bù đắp việc giảm lượng khí tiêu thụ.

Nhóm các nghị sỹ Đảng Xanh trong Nghị viện châu Âu (EP) và các tổ chức phi chính phủ về môi trường lo sợ rằng những khoản đầu tư này sẽ khiến EU liên kết vĩnh viễn với nhiên liệu hóa thạch. Hôm 17/5, một nguồn tin châu Âu thừa nhận, một số yếu tố của RePowerEU đã cấu thành "việc rời khỏi Thỏa thuận Xanh".

Kêu gọi phát triển năng lượng tái tạo

Theo một nguồn tin châu Âu, mục tiêu của châu lục này không phải là thay thế sự phụ thuộc vào Nga bằng sự phụ thuộc vào những nước khác. Do đó, EC kêu gọi phát triển năng lượng tái tạo trong Liên minh.

Chỉ thị sửa đổi năm 2021 về năng lượng tái tạo vẫn chưa được Hội đồng châu Âu và EP thông qua, nhưng EC đã đề xuất xem xét lại tham vọng của mình. Trong đó, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tiêu thụ năng lượng của châu Âu vào năm 2030 không nên dừng ở mức 40% mà nên được nâng lên 45%.

Kinh phí được lên kế hoạch cho việc tăng tốc phát triển năng lượng tái tạo là 86 tỷ Euro.

EC đang đặt cược rất nhiều vào năng lượng Mặt trời. Chiến lược mà EC đưa ra nhằm mục đích tăng công suất sản xuất năng lượng bằng các tấm pin quang điện từ 165 Gigawatt (GW) hiện nay lên 320 GW vào năm 2025 và gần 600 GW vào năm 2030.

EC đề xuất vào năm 2026, mái của tất cả các tòa nhà công cộng và thương mại mới có diện tích ít nhất 250 m2 nên được trang bị các tấm pin Mặt trời và đây là trường hợp của các tòa nhà hiện có vào năm 2027. Kế hoạch này bao gồm khía cạnh công nghiệp liên quan đến các tác nhân kinh tế và chính trị ở tất cả các cấp, cũng như xã hội dân sự để EU tăng năng lực sản xuất của mình.

Đối với điện gió trong và ngoài khơi, mục tiêu là nâng công suất từ 190 GW lên 480 GW vào năm 2030.

Hôm 17/5, tại cảng Esjberg (trên bờ biển Đan Mạch), Bỉ, Đức, Đan Mạch và Hà Lan đã công bố ý định phát triển rộng rãi năng lượng gió ngoài khơi trên Biển Bắc từ nay đến năm 2050 bằng cách lắp đặt gần 150 GW tuabin gió, với cột mốc quan trọng là 65 triệu GW vào năm 2030.

Những người đứng đầu chính phủ của 4 quốc gia đảm bảo rằng, những tuabin gió ngoài khơi này cuối cùng sẽ có thể sản xuất điện cho 230 triệu ngôi nhà.

EC cũng đề xuất tăng gấp đôi việc triển khai các máy bơm nhiệt và đặt mục tiêu sản xuất 10 triệu tấn hydro xanh tại EU đến năm 2030.

Thời gian không còn nhiều, vì vậy EC đang đề xuất để đảm bảo ở cấp quốc gia, giấy phép xây dựng các dự án năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời được cấp nhanh hơn: "Chúng tôi phải đợi trung bình 9 năm (để lấy giấy phép xây dựng) đối với các dự án năng lượng gió và 4 năm đối với năng lượng Mặt Trời…".

EC khuyến khích các quốc gia thành viên xác định “các lĩnh vực ưu tiên” và đảm bảo thời gian cấp phép cho “các thủ tục không quá một năm”.

EU lấy tiền từ đâu?

EC ước tính việc thực hiện RePowerEU sẽ cần các khoản đầu tư bổ sung (tư nhân, công cộng, quốc gia, liên minh) trị giá 210 tỷ Euro vào năm 2027, so với những gì đã được lên kế hoạch trong gói năng lượng-khí hậu “Fit for 55” (30% của ngân sách châu Âu và 37% của Cơ sở phục hồi và thích ứng, yếu tố chính của kế hoạch phục hồi châu Âu).

Một số quốc gia, chẳng hạn như Đức hoặc Hà Lan, không yêu cầu được hưởng lợi từ số tiền cho vay dành riêng cho họ trong kế hoạch khôi phục châu Âu.

Ông Frans Timmermans nhấn mạnh: "Toàn bộ ý tưởng là số tiền này là của tập thể, do đó cần phải được sử dụng hợp lý".

EC cũng đang đề xuất tăng mức trợ cấp lên 20 tỷ Euro từ việc bán tín chỉ carbon thông qua hệ thống Thương mại khí thải Liên minh châu Âu (ETS), và cũng dự kiến chuyển khoản "tự nguyện" 26,9 tỷ Euro từ quỹ liên kết và 7,5 tỷ Euro từ chính sách nông nghiệp chung, khoảng 800 triệu Euro từ quỹ cơ sở hạ tầng.

Ngoài ra, còn có các khoản đầu tư từ các quốc gia thành viên và khu vực tư nhân.

Theo ông Frans Timmermans, điều này sẽ đặt ra cho 27 quốc gia thành viên câu hỏi về khả tạo ra một công cụ tài chính mới của châu Âu để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng.

EC cho rằng, các khoản đầu tư được thực hiện để đảm bảo sự độc lập về năng lượng của EU khỏi Nga là rất đáng kể, nhưng sẽ tiết kiệm cho các quốc gia thành viên khoảng 100 tỷ Euro mỗi năm.

Giai đoạn ‘cấp tính’ của cuộc khủng hoảng tài chính ở Nga đã qua?

Giai đoạn ‘cấp tính’ của cuộc khủng hoảng tài chính ở Nga đã qua?

Theo CNBC, các chỉ số kinh tế của Nga đang được cải thiện và quốc gia này đã cố gắng tránh vỡ nợ, bất chấp ...

Kinh tế Nga: Lạm phát tháng 4 cao nhất 20 năm, chuyên gia Trung Quốc nói 'đừng đánh giá thấp sức mạnh Moscow'

Kinh tế Nga: Lạm phát tháng 4 cao nhất 20 năm, chuyên gia Trung Quốc nói 'đừng đánh giá thấp sức mạnh Moscow'

Số liệu thống kê cho thấy, lạm phát hàng năm của Nga đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục trong 2 thập kỷ qua ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Công Phượng lần đầu đá chính ở vị trí tiền vệ công tại Yokohama FC

Công Phượng lần đầu đá chính ở vị trí tiền vệ công tại Yokohama FC

Công Phượng có tên trong danh sách thi đấu chính thức của Yokohama FC trong trận đấu với Fagiano Okayama ở vòng 2 Cup quốc gia Nhật Bản.
Vòng bảng giải U23 châu Á 2024: Những kỷ lục vui, buồn của U23 Việt Nam

Vòng bảng giải U23 châu Á 2024: Những kỷ lục vui, buồn của U23 Việt Nam

Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) có những đánh giá về U23 Việt Nam sau trận thua U23 Uzbekistan ở lượt cuối vòng bảng VCK U23 châu Á 2024.
Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay ngày 25/4/2024

Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay ngày 25/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bình Dương theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 25/4/2024.
Làm tốt công tác chuẩn bị cho Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia

Làm tốt công tác chuẩn bị cho Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia

Sáng 24/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác tham gia Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia.
Dự báo thời tiết ngày mai (25/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An đêm mưa to cục bộ; nhiều nơi nắng nóng, Trung Bộ trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (25/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An đêm mưa to cục bộ; nhiều nơi nắng nóng, Trung Bộ trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (25/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Hà Nội: Hôm nay, học sinh nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10

Hà Nội: Hôm nay, học sinh nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10

Nếu đủ điều kiện tham gia xét tuyển thẳng vào lớp 10, học sinh cần khẩn trương nộp hồ sơ tại trường ngay từ hôm nay (24/4).
Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập...
Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ; xăng trong nước có khả năng giảm trước dịp nghỉ lễ?

Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ; xăng trong nước có khả năng giảm trước dịp nghỉ lễ?

Giá xăng dầu hôm nay 24/4, dầu Brent tăng 1,42 USD, dầu WTI của Mỹ tăng 1,46 USD. Trong nước, giá xăng ngày mai có thể giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít.
Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1000 đồng/kg; còn tâm lý chủ quan, lơ là với dịch bệnh trên vật nuôi

Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1000 đồng/kg; còn tâm lý chủ quan, lơ là với dịch bệnh trên vật nuôi

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ rải rác 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024, thị trường ổn định, lực bán ra cầm chừng, nông dân có tâm lý giữ hàng chờ được giá

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024, thị trường ổn định, lực bán ra cầm chừng, nông dân có tâm lý giữ hàng chờ được giá

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Sáng 23/4, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức buổi công bố báo cáo Điểm lại - cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn bản tháng 4/2024.
Việt Nam trong ASEAN: Một đối tác năng động, tích cực, trách nhiệm

Việt Nam trong ASEAN: Một đối tác năng động, tích cực, trách nhiệm

Từ thời điểm gia nhập ASEAN đến nay, Việt Nam trở thành một đối tác năng động, tích cực và tham gia có trách nhiệm vào phát triển kinh tế của khu vực.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Phiên bản di động