Châu Âu năm 2022: ‘Cơn lốc kép’ tàn phá, trừng phạt phản tác dụng, giá năng lượng sẽ không ‘hạ cánh’, trừ khi xung đột Nga-Ukraine kết thúc

Hải An
Thực tế cho thấy, dường như chính châu Âu đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt mà khối này áp đặt lên Nga sau khi Moscow triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
EU nhất trí về các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga.(Nguồn: Export.org.uk)
Để đáp trả các biện pháp trừng phạt mà EU áp dụng đối với Nga, nước này đã cắt giảm nguồn cung khí đốt tới châu lục, góp phần lớn gây nên cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay. (Nguồn: Export.org.uk)

Khủng hoảng năng lượng đang diễn ra, với tình trạng thiếu khí đốt và giá năng lượng cao. Thực tế này được dự kiến ​​sẽ kéo dài trong một thời gian.

Thiếu khí đốt, giá kỷ lục

Châu Âu phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga. Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), năm 2021, các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã nhập khẩu 155 tỷ mét khối (bcm) khí đốt tự nhiên từ Nga, chiếm khoảng 45% lượng khí đốt nhập khẩu của khối và gần 40% tổng mức tiêu thụ của Liên minh.

Kể từ sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát (24/2), thị phần nhập khẩu khí đốt của Nga vào EU đã giảm xuống dưới 10%. Do đó, châu Âu phải tìm kiếm các nguồn thay thế, bao gồm cả việc mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay với giá đắt đỏ từ các quốc gia xuất khẩu xa xôi, chẳng hạn như Mỹ.

Trong nỗ lực hạn chế sử dụng khí đốt tự nhiên, một số quốc gia châu Âu đang quay trở lại sử dụng nhiều than hơn hoặc kéo dài tuổi thọ của các nhà máy điện hạt nhân.

Tình trạng thiếu khí đốt đã buộc các nước phải đồng ý tự nguyện giảm 15% nhu cầu sử dụng so với mức tiêu thụ trung bình trong 5 năm qua, từ ngày 1/8/2022-31/3/2023. Mức giảm bắt buộc 5% sản lượng tiêu thụ điện trong giờ cao điểm cũng đã được thống nhất áp dụng cho đến tháng 3/2023.

Nhập khẩu khí đốt đắt đỏ, cùng với sự thiếu hụt nguồn cung, đã đẩy giá năng lượng lên mức cao kỷ lục. Giá khí đốt cho các giao dịch trên sàn TTF (sàn thương mại tiêu chuẩn lớn nhất của thị trường châu Âu ở Hà Lan) đã đạt mức lịch sử vào tháng 8, leo lên hơn 340 Euro (362 USD) mỗi MWh. Hiện giá năng lượng này đã giảm nhưng vẫn ở mức cao. Hai năm trước, giá TTF chỉ khoảng 14 Euro/MWh.

Với mục tiêu giảm giá năng lượng, sau nhiều tháng tranh cãi, cuối cùng, Bộ trưởng Năng lượng của các quốc gia thành viên EU đã đạt được thỏa thuận về cơ chế điều chỉnh thị trường đối với khí đốt tự nhiên, còn được gọi là giá trần khí đốt, vào đầu tháng 12 này.

Theo thỏa thuận, cơ chế này sẽ được kích hoạt khi giá khí đốt vượt quá 180 Euro/MWh.

Tuy nhiên, các nhà phân tích thị trường nghi ngờ rằng liệu cơ chế giá trần này có thực sự làm giảm chi phí cho người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp hay không.

Cùng với giá điện và khí đốt tăng vọt, giá nhiên liệu cũng phi mã ở châu Âu. Mặc dù giá xăng và dầu diesel gần đây đã giảm nhẹ, nhưng chúng vẫn dao động trên mức hơn 2 Euro/lít ở hầu hết các nước trong gần như suốt cả năm 2022. Chính phủ một số quốc gia đã phải trợ cấp rất lớn để hạn chế lạm phát giá nhiên liệu.

Các nền kinh tế và hộ gia đình lâm khó khăn

Đóng cửa, sa thải, thậm chí phá sản là điều mà một số công ty sử dụng nhiều năng lượng ở châu Âu, chẳng hạn như các nhà máy thủy tinh hay hóa chất, đang phải đối mặt dưới nỗi đau của cuộc khủng hoảng năng lượng.

Giá điện và khí đốt cao đã dẫn đến lạm phát cao kỷ lục, từ đó tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế khu vực này và sinh kế của người dân. Mặc dù tỷ lệ lạm phát hằng năm của EU giảm nhẹ trong tháng 11 so với tháng 10, nhưng nó vẫn ở mức hai con số, 11,1%.

Như những tháng trước, ngành năng lượng đóng góp nhiều nhất vào tỷ lệ lạm phát, với việc các công ty và hộ gia đình ngày càng gặp khó khăn trong việc theo kịp các chi phí tăng chóng mặt.

Trạm nén khí của đường ống Yamal ở Gabinek, gần Wloclawek, Ba Lan đưa khí đốt từ Nga đến Tây Âu. (Nguồn: Reuters)
Trạm nén khí của đường ống Yamal ở Gabinek, gần Wloclawek, Ba Lan, đưa khí đốt từ Nga đến Tây Âu. (Nguồn: Reuters)

Các doanh nghiệp trong một số ngành buộc phải di dời hoặc đang đối mặt với phá sản, và một số quốc gia đã bơm tín dụng cho các công ty đang gặp khó khăn. Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ cũng đang gặp khó khăn trong hoạt động.

Ủy ban châu Âu vào tháng 11 đã dự đoán rằng khối gồm 27 quốc gia thành viên sẽ rơi vào suy thoái trong mùa Đông này.

Thomas Schaefer, Giám đốc điều hành thương hiệu của nhà sản xuất ô tô Đức Volkswagen, cho biết, ngành công nghiệp châu Âu đang mất khả năng cạnh tranh và hấp dẫn các nhà đầu tư do giá năng lượng cao.

Ông nói: “Châu Âu thiếu khả năng cạnh tranh về giá trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là khi nói đến chi phí điện và khí đốt, chúng ta đang ngày càng thua thiệt hơn”.

Do đó, EU đã công bố một loạt biện pháp, chẳng hạn như giá trần khí đốt, "thuế đoàn kết" đối với lợi nhuận vượt mức của các công ty dầu mỏ, khí đốt, than đá và nhà máy lọc dầu vào năm 2022, và giới hạn doanh thu của các công ty điện lực sản xuất năng lượng từ gió, năng lượng mặt trời và năng lượng hạt nhân.

Trong khi đó, ngày càng có nhiều gia đình phải đối mặt với tình trạng thiếu năng lượng, một số phải lựa chọn giữa thực phẩm và sưởi ấm vì họ không thể trả hóa đơn năng lượng cao.

Keith Baker, một nhà nghiên cứu về vấn đề thiếu hụt nhiên liệu và vchính sách năng lượng tại Đại học Glasgow Caledonian ở Scotland, cho biết: “Rất nhiều hộ gia đình đã ở trong tình trạng không có khí đốt và chi phí cho bữa ăn giảm. Một số hộ gia đình đang thực sự ở trong tình trạng khó khăn”.

Thách thức phía trước

Alessandro Marangoni, chuyên gia kinh tế đồng thời là Giám đốc của Irex Monitor - cơ quan cố vấn của Italy chuyên về lĩnh vực năng lượng, nhận định, giá năng lượng sẽ không trở lại ổn định cho đến khi cuộc xung đột Nga-Ukraine kết thúc.

Châu Âu đang chạy đôn chạy đáo để tìm giải pháp thay thế nguồn cung năng lượng của Nga trong bối cảnh xung đột ở Ukraine và lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow. Với việc người tiêu dùng phải đối mặt với giá năng lượng cao kỷ lục và khả năng bị phân phối khí đốt, mất điện vào mùa Đông này, có những lo ngại về một cuộc khủng hoảng thậm chí còn tồi tệ hơn vào năm tới.

Theo một báo cáo gần đây của IEA, EU có thể phải đối mặt với sự thiếu hụt gần 30 bcm khí đốt tự nhiên vào năm 2023.

IEA cảnh báo, không có gì đảm bảo việc nhiệt độ ấm hơn thường lệ vào đầu mùa Đông năm nay ở châu Âu sẽ kéo dài, trong khi đó, nguồn cung cấp khí đốt của Nga có thể giảm hơn nữa. Ngoài ra, nguồn cung LNG toàn cầu dự kiến chỉ tăng 20 bcm vào năm 2023, ít hơn nhiều so với mức khí đốt Nga có thể cắt giảm.

Ủy viên Kinh tế của EU Paolo Gentiloni cho biết, nếu cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine không kết thúc vào mùa Đông này, tai ương năng lượng của châu Âu sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Dalibor Pudic, Chủ tịch Hiệp hội Khí đốt Croatia, nói rằng, năm 2023 sẽ là một năm "rất thách thức" nếu Nga tiếp tục cắt giảm nguồn cung cho châu Âu. EU sẽ phải lấp đầy các cơ sở lưu trữ của mình một lần nữa, điều này "sẽ không dễ dàng".

Ông Pudic cảnh báo, nếu không có trợ cấp của chính phủ, giá năng lượng, vốn đã cao đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp, sẽ tăng vọt.

Đối với châu Âu, những bất ổn và thách thức phía trước sẽ tiếp tục đè nặng lên nền kinh tế của lục địa này khi các chính phủ trong khối đang cố gắng thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng và lạm phát kỷ lục. Đây là một "cơn lốc kép" đang tàn phá nền kinh tế toàn liên minh.

Kinh tế thế giới nổi bật (23-29/12): Cái giá của cố gắng ‘hạ nhiệt’ lạm phát, châu Âu vẫn cần khí đốt Nga, đồng Ruble sẽ vững vàng

Kinh tế thế giới nổi bật (23-29/12): Cái giá của cố gắng ‘hạ nhiệt’ lạm phát, châu Âu vẫn cần khí đốt Nga, đồng Ruble sẽ vững vàng

Toàn cầu đối mặt suy thoái trong năm 2023, đồng Ruble biến động, Nga nói châu Âu vẫn có nhu cầu khí đốt, Trung Quốc ...

Năm 2022: Khủng hoảng năng lượng ‘rối bời’ giữa xung đột ở Ukraine và trừng phạt ăn miếng trả miếng Nga-EU

Năm 2022: Khủng hoảng năng lượng ‘rối bời’ giữa xung đột ở Ukraine và trừng phạt ăn miếng trả miếng Nga-EU

Suốt 10 tháng qua, sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra, EU đã áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt Nga, Moscow “phản đòn” ...

Khủng hoảng năng lượng: Lượng khí đốt rút ra từ cơ sở lưu trữ châu Âu thấp nhất 11 năm, doanh nghiệp Đức 'nhìn thấy cơ hội' ở châu Phi

Khủng hoảng năng lượng: Lượng khí đốt rút ra từ cơ sở lưu trữ châu Âu thấp nhất 11 năm, doanh nghiệp Đức 'nhìn thấy cơ hội' ở châu Phi

Hiện các cơ sở lưu trữ khí đốt ngầm ở châu Âu đã được lấp đầy 83,1%.

Giá tiêu hôm nay 29/12, thị trường ảm đạm, tồn kho cao, giá hồ tiêu Việt xuất khẩu giảm, người trồng vẫn gặp khó

Giá tiêu hôm nay 29/12, thị trường ảm đạm, tồn kho cao, giá hồ tiêu Việt xuất khẩu giảm, người trồng vẫn gặp khó

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 57.000 – 59.000 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay 30/12, thị trường trầm lắng còn kéo dài; mở cửa rồi, khi nào Trung Quốc tăng mua tiêu Việt trở lại?

Giá tiêu hôm nay 30/12, thị trường trầm lắng còn kéo dài; mở cửa rồi, khi nào Trung Quốc tăng mua tiêu Việt trở lại?

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 57.000 – 59.000 đ/kg.

(theo THX)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Đọc thêm

Phát hiện mới, một số loài cá voi có thể sống hơn 100 năm

Phát hiện mới, một số loài cá voi có thể sống hơn 100 năm

Đề tài nghiên cứu quốc tế được công bố trên tạp chí khoa học Science Advances cho thấy nhiều loài cá voi lớn có khả năng sống thọ hơn 100 ...
Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).
Indonesia có 'lá chắn' an ninh mới

Indonesia có 'lá chắn' an ninh mới

Cơ quan chống khủng bố quốc gia (BNPT) Indonesia có kế hoạch thành lập Trung tâm chống cực đoan quốc gia tại Tây Jakarta trong năm nay.
Tàu USS Carl Vinson cập cảng Malaysia, cam kết một điều về an ninh khu vực

Tàu USS Carl Vinson cập cảng Malaysia, cam kết một điều về an ninh khu vực

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson đến Malaysia cách đây vài ngày, đánh dấu một điểm dừng quan trọng trong quá trình hoạt động tại Biển Đông.
Hé lộ thông tin về smartphone màn hình gập giá rẻ của Samsung

Hé lộ thông tin về smartphone màn hình gập giá rẻ của Samsung

Samsung được cho là sẽ ra mắt chiếc smartphone màn hình gập giá rẻ Galaxy Z Flip FE ngay trong năm 2025.
GRDP năm 2024 vùng Tây Nguyên đạt 484,58 nghìn tỷ đồng

GRDP năm 2024 vùng Tây Nguyên đạt 484,58 nghìn tỷ đồng

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm 2024, các chỉ tiêu quan trọng của vùng Tây Nguyên đều tăng so với năm 2023.
Một sự kiện lịch sử mới diễn ra ở châu Âu, Nga-Ukraine buông tay 'mối tình' 5 năm, EU vẫn ổn nhờ điều này

Một sự kiện lịch sử mới diễn ra ở châu Âu, Nga-Ukraine buông tay 'mối tình' 5 năm, EU vẫn ổn nhờ điều này

Ukraine đã dừng trung chuyển khí đốt của Nga cho một số nước châu Âu vào ngày đầu năm 2025.
Báo Trung Quốc: BRICS không chống phương Tây, không ‘chọn phe’, chỉ theo đuổi quyền tự chủ

Báo Trung Quốc: BRICS không chống phương Tây, không ‘chọn phe’, chỉ theo đuổi quyền tự chủ

Tờ Globaltimes lập luận rằng Nhóm BRICS không chống phương Tây, không ‘chọn phe’, chỉ theo đuổi một mục tiêu này...
Giá vàng hôm nay 3/1/2025: Giá vàng 'khởi sắc' đầu năm, giai đoạn củng cố có thể kéo dài, lạc quan với đầu tư vàng năm 2025?

Giá vàng hôm nay 3/1/2025: Giá vàng 'khởi sắc' đầu năm, giai đoạn củng cố có thể kéo dài, lạc quan với đầu tư vàng năm 2025?

Giá vàng hôm nay 3/1/2025: Giá vàng khởi sắc đầu năm, lãi suất toàn cầu sẽ giảm, nên lạc quan đầu tư vàng trong năm 2025?
5 'hòn đá tảng' với kinh tế Thái Lan, 'người ốm' có vực dậy trong năm 2025?

5 'hòn đá tảng' với kinh tế Thái Lan, 'người ốm' có vực dậy trong năm 2025?

Thái Lan phải đối mặt với 5 thách thức đáng kể trong năm 2025.
Nghị sĩ Hạ viện Nga nói Tổng thống Ukraine 'lấy oán đền ơn' châu Âu; Hungary vẫn mua khí đốt Moscow qua đường ống đặc biệt

Nghị sĩ Hạ viện Nga nói Tổng thống Ukraine 'lấy oán đền ơn' châu Âu; Hungary vẫn mua khí đốt Moscow qua đường ống đặc biệt

Quyết định của Ukraine ngừng vận chuyển khí đốt tự nhiên của Nga qua lãnh thổ nước này là một 'cú sốc' đối với các nước EU.
Lộ diện 9 thành viên đối tác mới của BRICS, có hai nước Đông Nam Á

Lộ diện 9 thành viên đối tác mới của BRICS, có hai nước Đông Nam Á

Brazil chính thức đảm nhận vị trí Chủ tịch luân phiên Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) từ ngày 1/1.
'Cỗ máy' kinh tế Việt Nam năm 2025 đã sẵn sàng tăng tốc, bứt phá

'Cỗ máy' kinh tế Việt Nam năm 2025 đã sẵn sàng tăng tốc, bứt phá

Năm 2024 không chỉ là câu chuyện về sự phục hồi và tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, mà còn là minh chứng cho khả năng thích nghi và sáng tạo.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 175 về quản lý hoạt động xây dựng

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 175 về quản lý hoạt động xây dựng

Nghị định số 175/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng vừa được Chính phủ ban hành.
Giá cà phê hôm nay 3/1/2025: Giá cà phê thế giới vụt tăng mạnh mẽ, robusta trở lại mốc 5.000 USD, chuyên gia dự báo hướng đi của hàng xuất khẩu 2025?

Giá cà phê hôm nay 3/1/2025: Giá cà phê thế giới vụt tăng mạnh mẽ, robusta trở lại mốc 5.000 USD, chuyên gia dự báo hướng đi của hàng xuất khẩu 2025?

Giá cà phê hôm nay 3/1/2025: Giá cà phê thế giới vụt tăng mạnh mẽ, robusta trở lại mốc 5.000 USD, chuyên gia dự báo hướng đi của hàng xuất khẩu?
Giá tiêu hôm nay 3/1/2025: Thị trường giảm nhẹ, nhiều lý do để kỳ vọng vào đà tăng giá năm 2025

Giá tiêu hôm nay 3/1/2025: Thị trường giảm nhẹ, nhiều lý do để kỳ vọng vào đà tăng giá năm 2025

Giá tiêu hôm nay 3/1/2025 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 - 147.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 2/1/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh ngày đầu năm, 2025 - năm thứ 5 liên tiếp xảy ra tình trạng thâm hụt nguồn cung?

Giá cà phê hôm nay 2/1/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh ngày đầu năm, 2025 - năm thứ 5 liên tiếp xảy ra tình trạng thâm hụt nguồn cung?

Giá cà phê hôm nay 2/1/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh ngày đầu năm, 2025 rất có thể là năm thứ 5 liên tiếp xảy ra tình trạng thâm hụt nguồn cung?
Giá xăng dầu hôm nay 2/1: Sắc xanh bao trùm; giá xăng trong nước chiều nay sẽ theo đà tăng?

Giá xăng dầu hôm nay 2/1: Sắc xanh bao trùm; giá xăng trong nước chiều nay sẽ theo đà tăng?

Giá xăng dầu hôm nay 2/1, đầu phiên giao dịch ngày 2/1, cả dầu Brent và WTI cùng duy trì sắc xanh.
Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Giá nhà đất khó giảm, chuyên gia dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bộ Xây dựng đánh giá thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, phát triển nhà ở xã hội trong cả nước thời gian tới sẽ bứt phá...
Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư, chung cư phía Nam 'âm thầm' tăng giá… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Thị trường chứng kiến 'nghịch lý' thú vị, các dự án chung cư ở Hà Nội giao dịch tốt, thậm chí 'cháy hàng'… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1 ghi nhận đồng USD đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 2 năm trong ngày đầu tiên của năm 2025.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1: Báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1: Báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1 ghi nhận USD tiếp tục duy trì đà tăng trước đó.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/1/2025: USD chiếm ưu thế nhờ Fed, Yen Nhật thua lỗ lớn nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/1/2025: USD chiếm ưu thế nhờ Fed, Yen Nhật thua lỗ lớn nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/1/2025 ghi nhận đồng USD đạt mức cao nhất trong hai năm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng 12%, khối ngoại bán ròng kỷ lục, phiên cuối năm 'đỏ rực'

Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng 12%, khối ngoại bán ròng kỷ lục, phiên cuối năm 'đỏ rực'

Tính cả năm 2024, chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tăng hơn 12%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/12: USD 'tạo sóng', Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/12: USD 'tạo sóng', Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/12 ghi nhận đồng USD đang trên đà tăng 11,4% so với đồng Yen Nhật trong năm nay.
Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Vĩnh Phúc: Phấn đấu trở thành tổ chức tài chính vững mạnh, chuyên nghiệp, tin cậy

Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Vĩnh Phúc: Phấn đấu trở thành tổ chức tài chính vững mạnh, chuyên nghiệp, tin cậy

Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Vĩnh Phúc không ngừng phát triển lớn mạnh, trở thành một trong những kênh hỗ trợ tài chính quan trọng.
Phiên bản di động