Các tập đoàn đa quốc gia muốn giảm mức độ phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, nhưng rất ít các công ty rời khỏi thị trường này một cách tuyệt đối. (Nguồn: Shutterstock) |
Tờ Wall Street Journal đưa ra bình luận như vậy trong một bài đăng ngày 19/4.
Trong khoảng một năm qua, Liên minh châu Âu (EU) mong muốn “giảm rủi ro” trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc, chứ không phải là “phân tách”. Thực tế, một vài bước đi của châu Âu như hỗ trợ khoáng chất thiết yếu và sản phẩm bán dẫn cũng là cách châu lục này phản ứng với Mỹ, chứ không chỉ riêng về chính sách công nghiệp của Trung Quốc.
Tuần trước, giới lãnh đạo phương Tây đã thảo luận tại Washington, bày tỏ quan ngại rằng mối bận tâm chung về thị trường Trung Quốc có thể đẩy Mỹ và châu Âu đi vào chủ nghĩa bảo hộ theo hướng ngược nhau.
Trong những năm gần đây, châu Âu cho ra đời một loạt chính sách "phòng thủ" kinh tế như EU rút khỏi thỏa thuận đầu tư đã ký kết trước đó với Bắc Kinh năm 2020; thông qua đạo luật về “trợ cấp nước ngoài” nhằm điều tra và trừng phạt liên quan tới vấn đề trợ cấp chính phủ đối với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài...
EU cũng đang thảo luận về một đạo luật về khai thác và chế biến nội địa đối với khoáng chất thiết yếu, như các nhân tố đất hiếm được sử dụng trong thiết bị điện tử, năng lượng tái tạo, mà 98% là do Trung Quốc cung ứng.
Tuy nhiên, cả Mỹ và châu Âu sẽ nhận thấy "sự phân tách" khỏi thị trường Trung Quốc phụ thuộc không chỉ vào chính sách, mà còn vào các doanh nghiệp, vốn theo đuổi mục tiêu về doanh số bán hàng chứ không phải ý thức hệ.
Các tập đoàn đa quốc gia muốn giảm mức độ phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, nhưng rất ít các công ty rời khỏi thị trường một cách tuyệt đối. Thậm chí, một số doanh nghiệp còn tiếp tục "đặt cược lớn" vào thị trường này.
Theo nhận định của ông Michael Dunne, nhà sáng lập công ty tư vấn trong ngành ô tô ZoZoGo LLC, ngay cả khi Mỹ tìm cách xây dựng hạ tầng cơ sở chế tạo năng lượng tái tạo ở trong nước, khoảng 40-50% sản lượng xe điện của Tesla trong năm nay được sản xuất tại Trung Quốc.
Bằng việc đưa chuỗi cung về Trung Quốc, Tesla đã kích thích sự phát triển của các đối thủ Trung Quốc đại lục, những hãng gần đây đang lấn chiếm thị phần của chính Tesla.
Tuy vậy, hãng xe điện của Mỹ vẫn tiếp tục "đặt cược" lớn hơn nữa vào Trung Quốc, khi trong tháng 4/2023 đưa ra tuyên bố về xây dựng nhà máy chuyên chế tạo pin Megapack hiệu suất cao.
| Báo Trung Quốc: Sự thật về ‘cuộc di cư của nhà đầu tư nước ngoài’, kêu gọi đừng bỏ lỡ cơ hội với Bắc Kinh Căn cứ vào đâu để có thể đánh giá kinh tế Trung Quốc chính là nơi trú ẩn và phát triển an toàn nhất, sinh ... |
| Thỏa thuận Iran-Saudi Arabia: Những bước tiến khả quan, 'khát vọng' hòa bình ở Trung Đông trỗi dậy? Iran và Saudi Arabia thể hiện thiện chí trong việc hiện thực hóa thỏa thuận bình thường hóa quan hệ, mở đường cho sự hàn ... |
| Tránh tính toán sai lầm có thể dẫn tới xung đột, Mỹ khẳng định luôn làm điều này với Trung Quốc Ngày 10/4, Thứ trưởng Tài chính Mỹ Jay Shambaugh cho biết, nước này không tìm cách tách khỏi hoặc hạn chế sự tăng trưởng của ... |
| Tổng kim ngạch thương mại song phương xô đổ mọi kỷ lục, câu chuyện Mỹ-Trung tách rời chỉ là 'đòn gió'? Theo tạp chí kinh tế Handelsblatt, bất chấp mọi lời tuyên bố cứng rắn từ phía Mỹ, khối lượng giao dịch thương mại giữa Trung ... |
| Mỹ sắp ra mắt loạt 'biện pháp chưa từng có' với Trung Quốc Trong tháng 4 này, chính quyền của Tổng thống Joe Biden chuẩn bị công bố những "biện pháp chưa từng có" nhằm hạn chế đầu ... |