iPhone 8 và 8 Plus là các mẫu iPhone đầu tiên sử dụng trở lại thiết kế mặt kính ở mặt sau trong 4 năm qua, nhưng đây cũng là một sự trở lại thất bại.
Apple đã từng quảng cáo kính được sử dụng bao gồm màn hình và mặt sau của iPhone 8 là "kính cường lực tốt nhất trong các loại điện thoại thông minh", mặc dù công ty này vẫn chưa tiết lộ chính xác về độ bền của nó so với kính Gorilla Glass 5, được sử dụng trên các điện thoại thông minh đối thủ như Samsung Galaxy S8.
Quá trình "mổ máy" iPhone 8 của chuyên trang hướng dẫn sửa chữa điện thoại iFixit mới đây cho thấy việc gia cố một tấm kim loại ở mặt sau của lớp mặt kính trên iPhone 8 tuy giúp gia cố độ bền cho lớp mặt kính song cũng lại khiến việc thay thế lớp kính trong trường hợp bị vỡ trở nên rất khó khăn.
Mặt kính phía sau của iPhone 8. (Nguồn: UPI) |
Theo iFixit, tấm kim loại đó bị mắc kẹt với tấm kính bằng "rất nhiều" chất keo, điều này khiến các nhà sửa chữa kết luận rằng mặc dù "độ bền của thủy tinh vẫn còn được nhìn thấy... nhưng thay thế rất có thể sẽ rất khó".
Điều đó có nghĩa là một bên thứ ba sửa chữa lớp mặt thủy tinh iPhone 8 sẽ rất khó khăn và rất tốn kém, thậm chí cao hơn nhiều so với màn hình.
Theo AppleInsider, mỗi lần sửa chữa thay thế lớp kính iPhone 8 bị vỡ có thể tốn đến hơn 106 USD, đắt gấp ba lần màn hình.
Nếu không phải là người quá cẩn thận khi sử dụng điện thoại thì người dùng IPhone 8 nên đầu tư một tấm ốp bảo vệ mặt sau. Nhưng nếu tấm ốp bảo vệ quá dày hoặc có kim loại, chất phụ gia khác trong phần lõi bên trong của nó, nó sẽ ngăn không cho điện thoại sạc không dây và vô hiệu hóa bất kỳ lợi ích nào từ lớp mặt kính phía sau.