TIN LIÊN QUAN | |
Nhìn qua tưởng siêu xe đắt đỏ, ai ngờ là xe đạp 4 bánh hóa trang | |
Trung Quốc: Nông dân dốc sạch tiền chế tạo máy bay giống Airbus A320 |
Dài 1,8m và cao chưa đến 1m, chiếc xe đạp do người thợ mộc 55 tuổi ở tỉnh Cam Túc (Gansu), Tây Nam Trung Quốc, chế tạo từ gỗ cây óc chó và cây đu trong thời gian hơn 2 tháng.
Tất cả các bộ phận, từ ghi đông, yên, bánh xe đến hệ thống truyền động đều làm bằng gỗ.
Ông He Yong nói: "Tôi không sử dụng một con ốc nào. Các bộ phận bằng gỗ được nối với nhau bằng mộng, một kiểu ghép nối truyền thống tại Trung Quốc. Với tôi, chiếc xe đạp này là một tác phẩm nghệ thuật có thể hoạt động được".
Ông He Yong bên chiếc xe đạp gỗ. |
Bị cuốn hút bởi các đồ gỗ của thợ mộc địa phương, ngay từ khi còn là một đứa trẻ, He Yong đã dành dụm tiền để mua các dụng cụ nghề mộc.
Ở độ tuổi 14, ông bỏ học bất chấp sự phản đối của gia đình để đi theo nghề mộc và tới 17 tuổi có thể làm được các đồ gỗ.
Người thợ Trung Quốc này có ý tưởng chế tạo xe đạp bằng gỗ vào cuối năm 2016 với mục đích "cho thế giới thấy sự khéo léo của thợ mộc Trung Quốc".
He Yong trở nên nổi tiếng trên mạng sau khi thực hiện một chuyến đi 11km được ghi hình và tải lên mạng.
Một khách hàng từ tỉnh Thiểm Tây đã liên lạc đề nghị mua chiếc xe đạp bằng gỗ với giá 30.000 NDT (tương đơng 4.400 USD), tuy nhiên He Yong đã từ chối đề nghị này.
Ông nói: "Chiếc xe đạp này giống như người bạn của tôi. Tôi không muốn bán nó".
Ông có một tham vọng lớn hơn là cải tiến tác phẩm của mình và làm cho nó chạy nhanh hơn một chiếc xe đạp bằng kim loại truyền thống.
Nhật Bản: Thợ may kimono chật vật tìm đường hồi sinh nghề truyền thống Nhiều nghệ nhân tâm huyết ở Nhật đang tìm cách thổi hơi thở hiện đại vào kimono khi trang phục truyền thống này dần bị ... |
Không thể cạnh tranh với công nghệ, nhiều nghề sắp biến mất Từ kéo xe đến in ấn, nhiều nghề nghiệp truyền thống trên thế giới sắp trôi vào dĩ vãng do không thể cạnh tranh với ... |
“Hộ chiếu số” - giải pháp phát triển làng nghề truyền thống Ngày 26/12, tại Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm “Ứng dụng công nghệ số để tôn vinh Nghệ nhân, tiếp thị Văn hóa, ... |