Chiến dịch sơ tán công dân ở Myanmar: Cuộc chạy đua với thời gian

Chu An
Ông Doãn Hoàng Minh, Cục trưởng Cục Lãnh sự trả lời phỏng vấn báo TG&VN về đợt thứ nhất của chiến dịch sơ tán công dân ở Myanmar về Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đêm ngày 6, rạng sáng ngày 7/12, các chuyến bay cuối cùng của đợt sơ tán thứ nhất đã về đến Việt Nam, đưa về nước hơn 1.000 công dân bị mắc kẹt tại khu vực phía Bắc bang Shan, Myanmar. Đây là những nỗ lực rất lớn của Bộ Ngoại giao, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, dưới sự chỉ đạo sát sao, trực tiếp và quyết liệt của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan. Báo TG&VN xin giới thiệu bài phỏng vấn ông Doãn Hoàng Minh, Cục trưởng Cục Lãnh sự về chiến dịch sơ tán này.

Nhóm công dân Việt Nam từ Myanmar về nước ngày 6/12. Ảnh: Bộ Công an
Nhóm công dân Việt Nam từ Myanmar về nước ngày 6/12. (Nguồn: Bộ Công an)

Xin ông cho biết tình hình công dân Việt Nam tại khu vực phía bắc Myanmar trước thời điểm diễn ra chiến dịch sơ tán? Đâu là lý do dẫn đến tình trạng công dân Việt Nam bị mắc kẹt ở khu vực này?

Đây là một câu chuyện dài, có lẽ phải quay về thời điểm cuối tháng 10/2023, khi chúng tôi nhận được những thông tin đầu tiên về tình hình khó khăn công dân Việt Nam tại khu vực phía Bắc Myanmar.

Tin liên quan
Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam đã được giải cứu tại Myanmar Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam đã được giải cứu tại Myanmar

Khi đó, các cơ sở sòng bạc, trò chơi trực tuyến ở khu vực này bị truy quét, đóng cửa. Ban đầu, chúng tôi được biết có khoảng 160 công dân đã được giải cứu và cần được hỗ trợ đưa về nước. Tình hình nhanh chóng trở nên phức tạp khi giao tranh giữa các lực lượng khác nhau ở khu vực này bùng phát, khiến các cơ sở kinh doanh ở đây đồng loạt đóng cửa, sa thải hàng loạt người lao động, trong đó rất đông người nước ngoài.

Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar báo về cho biết con số ước tính về công dân Việt Nam bị mất việc liên tục tăng, dự kiến có thể lên tới hàng nghìn người. Xung đột căng thẳng, đe dọa nghiêm trọng an ninh, an toàn tính mạng và tài sản của công dân khiến con đường di chuyển trở về trở nên nguy hiểm. Chúng tôi nhận thức rõ hơn bao giờ hết, công dân ta đã bị mắc kẹt tại khu vực và cần sự can thiệp của Nhà nước để hỗ trợ, sơ tán về nước.

Cũng phải nói thêm, hầu hết những công dân này đều là những người bị dụ dỗ với những chào mời như “việc nhẹ lương cao”, sang làm việc cho các cơ sở đánh bạc trực tuyến ở Myanmar. Nhiều bà con bị chủ sử dụng lao động thu giữ giấy tờ tùy thân.

Vậy xin ông cho biết, công tác sơ tán đã được triển khai như thế nào? Các kết quả đạt được đến nay?

Ngay khi nhận được thông tin, Bộ Ngoại giao đã ý thức được tính nghiêm trọng của vấn đề. Chúng tôi đã yêu cầu Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar khẩn trương tìm hiểu, xác minh thông tin, nắm bắt tình hình thực tế của công dân; trao đổi với chính quyền sở tại, đề nghị có biện pháp hỗ trợ và bảo vệ an toàn cho công dân Việt Nam. Đồng thời, Bộ Ngoại giao cũng chỉ đạo các cơ quan đại diện ở khu vực khẩn trương nghiên cứu, tìm con đường an toàn và thuận lợi nhất để đưa công dân về nước.

Trong quá trình tổ chức các chuyến bay, chúng tôi nhận được sự liên hệ của Ai Cập, Malaysia và Singapore đề nghị hỗ trợ đưa công dân rời Myanmar. Trên tinh thần quan hệ hữu nghị, đoàn kết quốc tế, chúng tôi xác định đây là điều nên làm và đã báo cáo Lãnh đạo Chính phủ, cho phép đưa các công dân nước ngoài này rời Myanmar. Sự hỗ trợ này của chúng ta được các nước bạn đánh giá rất cao và đặc biệt cảm ơn.

Ở trong nước, Bộ Ngoại giao đã chủ động kiến nghị Lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo gấp về chủ trương giải quyết các vấn đề đặt ra. Bộ Ngoại giao cũng tổ chức và chủ trì 3 cuộc họp liên Bộ và rất nhiều cuộc họp của Ban chỉ đạo của Bộ Ngoại giao về bảo hộ công dân để tìm giải pháp xử lý các khó khăn về xác minh nhân thân, con đường di chuyển và tài chính. Rất nhanh chóng, Nhóm làm việc liên ngành và Đoàn công tác trên thực địa được thành lập, đi đến địa bàn và triển khai hành động, lấy mốc thời gian 4/12 để bắt đầu sơ tán công dân.

Trong 3 ngày liên tiếp từ 4-6/12, đoàn công tác liên ngành đã được triển khai trên thực địa để trực tiếp hỗ trợ công dân và phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước tổ chức thành công 9 chuyến bay thuê chuyến, đưa về Việt Nam an toàn hơn 1000 công dân Việt Nam, đa số là thanh niên trẻ, trong đó có cả thiếu niên, trẻ em (có 1 bé sơ sinh mới 2 ngày tuổi)... Cũng phải nhấn mạnh thêm rằng, với tinh thần nhân đạo, đưa công dân ra khỏi khu vực càng nhanh càng tốt, tất cả các chuyến bay đều được Chính phủ chi trả toàn bộ kinh phí.

Xin ông cho biết đâu là những khó khăn đặt ra với công tác sơ tán công dân?

Thực sự, giải cứu công dân khỏi những khu vực xảy ra xung đột vũ trang chưa bao giờ là điều dễ dàng.

Thứ nhất, khu vực công dân bị mắc kẹt ở rất xa thủ đô và thành phố lớn của Myanmar. Khi giao tranh nổ ra lại bị mất điện, không có Internet nên công tác tiếp cận, tìm hiểu thông tin là cực kỳ khó khăn đối với cơ quan đại diện. Trong khi đó tình hình chiến sự diễn biến nhanh, chúng tôi phải chạy đua với thời gian để nhanh chóng đưa công dân an toàn về nước.

Thứ hai, như đã nói ở trên, số lượng công dân Viêt Nam đông, lên tới cả nghìn người, lại thuộc diện lao động tự do, hơn một nửa bị chủ sử dụng lao động thu giữ hộ chiếu nên mất nhiều thời gian để xác minh nhân thân làm cơ sở cho việc cấp giấy tờ đi lại. Thực tế là khi chúng tôi triển khai công tác sơ tán vẫn tiếp tục có công dân Việt Nam ở khu vực này liên hệ để yêu cầu bảo hộ.

"Để đi làm việc ở nước ngoài, công dân cần tìm hiểu kỹ thông tin về nội dung công việc, đơn vị, địa điểm dự kiến làm việc, nhân thân người giới thiệu, chế độ bảo hiểm, quyền lợi được hưởng…

Chúng tôi khuyến cáo công dân cần tỉnh táo trước những lời mời chào ra nước ngoài làm việc lương cao nhưng không yêu cầu về bằng cấp, trình độ, không có hợp đồng ký kết, không thông qua doanh nghiệp, tổ chức phái cử lao động… tránh gặp phải những rắc rối pháp lý ở nước ngoài, cũng như những vấn đề đe dọa an ninh, an toàn tính mạng và tài sản của bản thân".

Doãn Hoàng Minh

Cục trưởng Cục Lãnh sự

Thứ ba là việc xây dựng phương án sơ tán, tìm phương tiện, con đường di chuyển an toàn rất khó khăn. Các cơ quan chức năng Việt Nam và các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự ta ở nước ngoài phải phối hợp chặt chẽ, trao đổi nhiều lần với các nước liên quan để có thể chốt phương án đưa công dân về nước sao cho thuận lợi nhất, an toàn nhất.

Cuối cùng là hạn chế về nhân sự khi các cơ quan đại diện liên quan đều có quy mô nhỏ. Việc triển khai hỗ trợ tới cả nghìn công dân tạo ra không ít áp lực, vất vả cho cán bộ. Nhiều vấn đề phát sinh, chưa có quy định khiến các cơ quan gặp nhiều khó khăn, phải đợi các cơ quan trong nước trao đổi, xin ý kiến cấp trên quyết định.

Tuy vậy, chúng tôi cũng nhận được nhiều sự chỉ đạo, phối hợp và hỗ trợ rất quý báu.

Trước hết là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Chính phủ, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao trong việc bảo hộ công dân, đặt an toàn về tính mạng của công dân là ưu tiên hàng đầu. Lãnh đạo Chính phủ đã nhanh chóng quyết định sử dụng ngân sách Nhà nước để đưa tất cả công dân về nước, xử lý kịp thời các vướng mắc về kinh phí.

Thứ hai, là sự hỗ trợ nhiệt tình của các nước đối tác, không chỉ trong quá trình di chuyển công dân mà còn cung cấp sự hỗ trợ thiết yếu về ăn, ở, trợ giúp y tế cho công dân ta.

Thứ ba là việc phản ứng nhanh, kịp thời, khoa học và nỗ lực không kể ngày đêm của các cán bộ ngoại giao ở trong, ngoài nước và sự hiệp đồng, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan liên quan, đặc biệt là Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải. Qua đây, tôi cũng xin một lần nữa cảm ơn các cơ quan đã phối hợp chặt chẽ với chúng tôi để giải quyết khó khăn to lớn này.

Theo tôi được biết, trong đợt này, chúng ta cũng hỗ trợ một số công dân nước ngoài rời Myanmar, xin ông cho biết thêm về việc này?

Trong quá trình tổ chức các chuyến bay, chúng tôi nhận được sự liên hệ của Ai Cập, Malaysia và Singapore đề nghị hỗ trợ đưa công dân rời Myanmar. Trên tinh thần quan hệ hữu nghị, đoàn kết quốc tế, chúng tôi xác định đây là điều nên làm và đã báo cáo Lãnh đạo Chính phủ, cho phép đưa các công dân nước ngoài này rời Myanmar. Sự hỗ trợ này của chúng ta được các nước bạn đánh giá rất cao và đặc biệt cảm ơn.

Công dân được sơ tán từ Myanmar về đến sân bay Nội Bài hôm 5/12. (Nguồn: TTXVN)
Công dân được sơ tán từ Myanmar về đến sân bay Nội Bài hôm 5/12. (Nguồn: TTXVN)

Hiện còn bao nhiêu công dân ta bị mắc kẹt tại Myanmar, kế hoạch tiếp theo của chúng ta để sơ tán công dân là gì?

Theo Đại sứ quán ta tại Myanmar, hiện nay vẫn còn một số cá nhân được cho là công dân Việt Nam, đang mắc kẹt tại khu vực phía Bắc Myanmar do tình hình xung đột vũ trang tại đây. Con số cuối cùng chưa được xác định do còn cần cơ quan chức năng xác minh nhân thân. Tuy nhiên, chắc chắn, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước, các quốc gia trong khu vực để khẩn trương xác minh nhân thân và đưa công dân về nước trong thời gian sớm nhất, đảm bảo an toàn tính mạng và sức khoẻ, quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân Việt Nam.

Ông có khuyến cáo gì cho công dân có nhu cầu tìm việc ở nước ngoài?

Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là chủ trương của Chính phủ Việt Nam, góp phần tạo việc làm, tạo thu nhập, nâng cao tay nghề và trình độ ngoại ngữ cho người lao động. Trong những năm qua, việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài về cơ bản đã được triển khai rất nghiêm túc, số lượng tăng nhanh qua từng năm, giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn người lao động.

Tuy nhiên, để đi làm việc ở nước ngoài, công dân cần tìm hiểu kỹ thông tin về nội dung công việc, đơn vị, địa điểm dự kiến làm việc, nhân thân người giới thiệu, chế độ bảo hiểm, quyền lợi được hưởng… Chúng tôi khuyến cáo công dân cần tỉnh táo trước những lời mời chào ra nước ngoài làm việc lương cao nhưng không yêu cầu về bằng cấp, trình độ, không có hợp đồng ký kết, không thông qua doanh nghiệp, tổ chức phái cử lao động… tránh gặp phải những rắc rối pháp lý ở nước ngoài, cũng như những vấn đề đe dọa an ninh, an toàn tính mạng và tài sản của bản thân.

Xin cảm ơn ông.

Việt Nam lên án mọi hành động tấn công dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự

Việt Nam lên án mọi hành động tấn công dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh, Việt Nam quan ngại sâu sắc về tình hình căng thẳng hiện nay tại Trung Đông, nhất là ...

Thái Lan tiếp tục đưa công dân bị mắc kẹt tại Myanmar về nước

Thái Lan tiếp tục đưa công dân bị mắc kẹt tại Myanmar về nước

Ngày 18/11, quân đội Thái Lan cho biết 41 công dân nước này đã về nước an toàn sau thời gian bị mắc kẹt ở ...

ASEAN ra tuyên bố chung, ghi nhận nỗ lực của Myanmar sơ tán an toàn người dân và công dân nước ngoài khỏi khu vực xung đột

ASEAN ra tuyên bố chung, ghi nhận nỗ lực của Myanmar sơ tán an toàn người dân và công dân nước ngoài khỏi khu vực xung đột

Tuyên bố chung kêu gọi chính quyền Myanmar và các bên liên quan hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp, đảm bảo hoạt động di chuyển ...

Việt Nam nỗ lực đưa công dân từ Myanmar về nước an toàn

Việt Nam nỗ lực đưa công dân từ Myanmar về nước an toàn

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngày 4/12, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan trong ...

Chính phủ tiếp tục tổ chức các chuyến bay miễn phí đưa công dân từ Bang Shan, Myanmar về nước

Chính phủ tiếp tục tổ chức các chuyến bay miễn phí đưa công dân từ Bang Shan, Myanmar về nước

Tiếp tục các nỗ lực bảo hộ công dân tại khu vực phía bắc Bang Shan, Myanmar, trong các ngày 5 và 6/12, Bộ Ngoại ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 15/10 và sáng 16/10: Lịch thi đấu vòng loại World Cup 2026 - Trung Quốc vs Indonesia; giao hữu - Mexico vs Mỹ

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 15/10 và sáng 16/10: Lịch thi đấu vòng loại World Cup 2026 - Trung Quốc vs Indonesia; giao hữu - Mexico vs Mỹ

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 15/10 và sáng 16/10: Lịch thi đấu UEFA Nations League - Ba Lan vs Croatia; U21 EURO - U21 Tây Ban Nha ...
Chuyển dữ liệu giữa hai máy Samsung hiệu quả, nhanh chóng

Chuyển dữ liệu giữa hai máy Samsung hiệu quả, nhanh chóng

Cách chuyển dữ liệu an toàn từ Samsung sang Samsung được nhiều người quan tâm. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn đồng bộ dữ liệu giữa hai điện thoại ...
Bán đảo Triều Tiên 'tăng nhiệt': Chủ tịch Kim Jong Un ra chỉ đạo, Nga bảo vệ Bình Nhưỡng, Tổng thống Putin có hành động lịch sử

Bán đảo Triều Tiên 'tăng nhiệt': Chủ tịch Kim Jong Un ra chỉ đạo, Nga bảo vệ Bình Nhưỡng, Tổng thống Putin có hành động lịch sử

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật những diễn biến mới ở bên trong và xung quanh Bán đảo Triều Tiên.
Không thể rời mắt trước gu thời trang đời thường của Hoa hậu Đỗ Thị Hà

Không thể rời mắt trước gu thời trang đời thường của Hoa hậu Đỗ Thị Hà

Khác với vẻ gợi cảm khi diện đầm dạ hội, đời thường, Hoa hậu Đỗ Thị Hà 'hack' dáng cực đỉnh, trẻ trung và tinh tế.
Chuyến thăm khẳng định ưu tiên cao nhất quan hệ Việt-Lào, nâng tầm đối ngoại Quốc hội Việt Nam

Chuyến thăm khẳng định ưu tiên cao nhất quan hệ Việt-Lào, nâng tầm đối ngoại Quốc hội Việt Nam

Chuyến thăm chính thức Lào và tham dự AIPA-45 lần này của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ thành công tốt đẹp.
Ngoại giao kinh tế: Tiếp tục sứ mệnh đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Ngoại giao kinh tế: Tiếp tục sứ mệnh đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Chiều 14/10, Vụ Tổng hợp Kinh tế (Bộ Ngoại giao) tổ chức Tọa đàm 'Ngoại giao kinh tế 50 năm đồng hành với sự phát triển của đất nước'.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao trao quyết định bổ nhiệm lãnh đạo đơn vị và Tổng Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao trao quyết định bổ nhiệm lãnh đạo đơn vị và Tổng Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trao quyết định bổ nhiệm lãnh đạo các đơn vị trong Bộ và Tổng Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài.
Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc Quốc hội Việt Nam thăm và làm việc tại Hy Lạp

Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc Quốc hội Việt Nam thăm và làm việc tại Hy Lạp

Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Hy Lạp bày tỏ tin tưởng với nhiều điểm chung, quan hệ Hy Lạp-Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary tổ chức gặp mặt tân sinh viên năm học 2024-2025

Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary tổ chức gặp mặt tân sinh viên năm học 2024-2025

Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo khẳng định Đại sứ quán Việt Nam luôn là mái nhà chung cho các bạn trong quá trình học tập và sinh sống tại Hungary.
Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ tiếp Tổng thư ký Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật-Việt

Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ tiếp Tổng thư ký Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật-Việt

Ngày 12/10, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ tiếp Tổng thư ký Liên minh Nghị sĩ Nhật-Việt.
Cảnh sát biển Việt Nam-Indonesia luyện tập chung trên biển

Cảnh sát biển Việt Nam-Indonesia luyện tập chung trên biển

Ngày 11/10, trên vùng biển tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Cảnh sát biển Việt Nam-Indonesia tổ chức luyện tập chung về công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ...
Việt Nam chủ trương 'lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ'

Việt Nam chủ trương 'lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ'

Ngày 11/10, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức hội thảo 'Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam-châu Âu'.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Chuyến thăm khẳng định ưu tiên cao nhất quan hệ Việt-Lào, nâng tầm đối ngoại Quốc hội Việt Nam

Chuyến thăm khẳng định ưu tiên cao nhất quan hệ Việt-Lào, nâng tầm đối ngoại Quốc hội Việt Nam

Chuyến thăm chính thức Lào và tham dự AIPA-45 lần này của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ thành công tốt đẹp.
Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Tây Ban Nha (Kỳ 1): 15 năm và xa hơn nữa…

Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Tây Ban Nha (Kỳ 1): 15 năm và xa hơn nữa…

Tây Ban Nha là Đối tác chiến lược đầu tiên của Việt Nam tại EU và luôn sẵn sàng phát triển quan hệ sâu rộng và mạnh mẽ hơn nữa.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm Việt Nam: Kỳ vọng những kết quả thực chất hướng đến dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm Việt Nam: Kỳ vọng những kết quả thực chất hướng đến dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đại sứ Phạm Sao Mai hy vọng chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đạt kết quả thực chất trước dịp kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao
Halal - Thị trường 'chín muồi' cho hợp tác Việt Nam-Morocco

Halal - Thị trường 'chín muồi' cho hợp tác Việt Nam-Morocco

Đại sứ Morocco tại Việt Nam Jamale Chouaibi nhận định, tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Morocco trong ngành công nghiệp Halal là rất lớn.
Đại sứ Vũ Quang Minh: Việt Nam cam kết và hành động mạnh mẽ vì các mục tiêu phát triển bền vững

Đại sứ Vũ Quang Minh: Việt Nam cam kết và hành động mạnh mẽ vì các mục tiêu phát triển bền vững

Theo Đại sứ Vũ Quang Minh, đến với Hội nghị Hamburg về Phát triển bền vững, Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ và nghiêm túc thực hiện SDGs.
Tinh thần 5 ‘tự’ và sứ mệnh của thông tin đối ngoại (Kỳ cuối): Phục vụ hội nhập

Tinh thần 5 ‘tự’ và sứ mệnh của thông tin đối ngoại (Kỳ cuối): Phục vụ hội nhập

Thông tin đối ngoại đa dạng về lực lượng, các ngành, các cấp, các địa phương đều tham gia nhưng về mặt lý luận thì phải có chủ công...
Phiên bản di động