Chiến tranh năng lượng thế giới, Trung Quốc đang dần tiến đến vị trí dẫn đầu thị trường?

Minh Anh
Đến nay, cạnh tranh quyền thống trị giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ là sự chạy đua về đầu đạn hạt nhân, tên lửa, máy bay chiến đấu và tàu sân bay, mà còn mở rộng đến lĩnh vực tài chính tiền tệ, lương thực và năng lượng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chiến tranh năng lượng thế giới, Trung Quốc đang tiến đến vị trí dẫn đầu?. (Nguồn:iea.org)
Chiến tranh năng lượng thế giới, Trung Quốc đang tiến đến vị trí dẫn đầu? Ảnh minh họa. (Nguồn:iea.org)

Một thứ vũ khí tấn công hữu hiệu?

Nếu nhìn vào trường hợp của Đức, ta có thể thấy sự cám dỗ của việc phụ thuộc đặc biệt vào nguồn khí đốt tự nhiên của Nga không chỉ đơn giản là một sai lầm chính sách. Mà đó là thứ đã ăn sâu bám rễ vào mọi cấp độ của đời sống kinh tế, bao gồm cả những người tiêu dùng công nghiệp khí đốt tự nhiên, chính quyền khu vực và các bên liên quan khác…

Như GS. Margarita Balmaceda, ngành quan hệ quốc tế của Đại học Seton Hall thẳng thắn chỉ ra, nhiều ngành công nghiệp sản xuất cốt lõi, đặc biệt là ở Đức, phụ thuộc gần như hoàn toàn vào năng lượng của Nga, khiến nhu cầu về các giải pháp thay thế có thể tác động mạnh và trực tiếp đến các ngành sản xuất chính. Vị chuyên gia này lưu ý rằng, tiêu thụ khí đốt là một phần chính của chu trình sản xuất trong các ngành công nghiệp hóa chất, xi măng, thép và giấy của châu Âu – các ngành đang hỗ trợ khoảng 8 triệu việc làm ở khu vực này.

GS. Balmaceda nhận định, các cuộc tẩy chay năng lượng của Nga ở châu Âu có thể đã tạm thời cản trở được Nga lúc này, nhưng rồi họ sẽ tìm thấy các thị trường mới ở Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nơi khác.

“Điều rất quan trọng là phải hiểu rằng, câu chuyện này sẽ không kết thúc ở Liên minh châu Âu hay Bắc Mỹ. Mà nếu chúng ta không giải quyết các mối quan tâm về năng lượng thực sự của các quốc gia phía Nam bán cầu, chúng ta sẽ không thể tiến xa hơn trong tương lai, ngoài việc cố gắng giảm sức mạnh năng lượng của Nga”, GS. Margarita Balmaceda kết luận.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, năng lượng đã trở thành một thứ công cụ "tấn công" hữu hiệu. Đối với châu Âu, mặc dù nguồn cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga năm nay bị gián đoạn, sau đó tuyến đường ống vận chuyển khí đốt Dòng chảy phương Bắc bị phá hoại làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trong nửa đầu năm nay, khối lượng khí đốt tự nhiên mà Nga cung ứng cho châu Âu tương đương với cùng kỳ năm 2021. Mặc dù có thiếu hụt trong nửa cuối năm, nhưng nguồn cung khí đốt từ Mỹ, Phần Lan, Ai Cập và Algeria vẫn giúp châu Âu đủ để ứng phó với mùa Đông khắc nghiệt của năm nay.

Dù vậy, mùa Đông năm 2023 có thể sẽ xuất hiện tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng, đó mới chính là thời điểm khủng hoảng năng lượng của các quốc gia châu Âu.

Điều này là do Mỹ tiếp tục gia tăng trừng phạt đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Nga. Giới truyền thông Mỹ và châu Âu cho rằng, cuộc chiến năng lượng sẽ khiến cho Nga mất đi địa vị dẫn đầu của nước cung ứng năng lượng vốn có. Châu Âu sẽ không còn phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga. Tuy nhiên, nước nào sẽ thay thế địa vị thống trị của Nga trong việc cung cấp năng lượng cho các nước châu Âu?

Đã bùng nổ và đang nóng lên?

Sự hợp tác chặt chẽ giữa Trung Quốc và các nước Arab không thể chỉ đơn thuần coi là sự phát triển tự nhiên của sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI), mà cần phải đặc biệt quan sát dưới góc độ chiến tranh năng lượng và quyền thống trị năng lượng.

Tuần trước, chuyến thăm Arab Saudi và gặp các lãnh đạo Arab của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành tâm điểm chú ý của thế giới. Ông Tập đã cùng lãnh đạo Saudi Arabia thiết lập "quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện", đồng thời lần lượt tổ chức hội nghị thượng đỉnh quốc gia lần đầu tiên với các nước Arab và các nước Vùng Vịnh.

Động thái này đã thu hút sự chú ý của các giới bên ngoài. Có người cho rằng đây là một cuộc đọ sức khác giữa Trung Quốc với Mỹ, chia rẽ Mỹ-Saudi Arabia và Mỹ với các nước thuộc thế giới Arab.

Trong khi đó, có thông tin cho rằng, Tổng thống Joe Biden sắp tổ chức hội nghị thượng định tương tự như vậy với một số quốc gia châu Phi, để “đối trọng với Trung Quốc.

Trên thực tế, nếu nghiên cứu Tuyên bố chung đưa ra sau khi Trung Quốc và Saudi Arabia ký "Thỏa thuận quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện" sẽ phát hiện rằng, hai bên nhấn mạnh "quan hệ Đối tác chiến lược quan trọng" về hợp tác năng lượng và hợp tác thương mại dầu mỏ.

Trung Quốc hoan nghênh vai trò của Saudi Arabia trong việc hỗ trợ sự cân bằng và ổn định của thị trường dầu mỏ toàn cầu, đồng thời hoan nghênh Saudi Arabia là "nguồn cung cấp dầu thô chủ yếu đáng tin cậy" của Trung Quốc.

Đương nhiên, hợp tác trên lĩnh vực năng lượng giữa Trung Quốc và Saudi Arabia không chỉ giới hạn ở thương mại dầu mỏ, mà sẽ "tăng cường hợp tác" trên phương diện nghiên cứu phát triển công nghệ sản phẩm hóa dầu và khai thác năng lượng mới.

Xét từ góc độ năng lượng, hợp tác giữa Trung Quốc và Saudi Arabia cũng như các nước Arab vùng Vịnh khác trên thực tế đã làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của cuộc chiến năng lượng thế giới.

Xét từ góc độ sở hữu và có được nguồn năng lượng, trong tương lai nước nào có quyền phát ngôn về thương mại năng lượng trong cộng đồng quốc tế mới là siêu cường thế giới thực sự. Do đó, quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và các nước sản xuất dầu mỏ Arab đồng nghĩa với cuộc chiến năng lượng thế giới đã bùng nổ và đang nóng lên.

Sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Mỹ hạn chế các nước châu Âu mua dầu mỏ của Nga và nước hưởng lợi nhiều nhất chính là Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước này có thể mua dầu mỏ từ Nga với giá thấp hơn để kiếm được lợi nhuận cao hơn.

Trung Quốc hiện còn tăng cường hợp tác với các cường quốc sản xuất dầu mỏ Arab, nhấn mạnh thương mại năng lượng, nghiên cứu phát triển công nghệ và sản phẩm trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Truyền thông quốc tế lưu ý đến việc Trung Quốc đề xuất dùng đồng Nhân dân tệ làm phương tiện thanh toán trong thương mại dầu mỏ với các nước Arab. Dù đến nay vẫn chưa có nước nào hồi đáp đề nghị của Bắc Kinh, nhưng nếu chiến tranh tài chính thế giới do cuộc chiến năng lượng gây ra, thì địa vị thống trị thế giới của đồng USD sẽ không ngừng bị Nhân dân tệ thách thức.

Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Saudi Arabia. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2021 lên đến 87,3 tỷ USD. Các sản phẩm chủ yếu Trung Quốc xuất khẩu sang Saudi Arabia là hàng dệt may, sản phẩm điện tử và máy móc.

Ngược lại, Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu dầu mỏ và nhựa nguyên sinh từ Saudi Arabia. Năm 2000, xuất khẩu dầu mỏ của Saudi Arabia sang Trung Quốc chỉ 1,5 tỷ USD, nhưng đến năm 2010 đã vượt qua 25 tỷ USD.

Năm 2022, Công ty dầu khí quốc gia Saudi Aramco đầu tư dự án tổ hợp lọc hóa dầu trị giá 10 tỷ USD ở Trung Quốc, là dự án đầu tư lớn nhất của Saudi Arabia ở Trung Quốc. Xét từ xu hướng phát triển này, "chiến tranh năng lượng" dường như là một lộ trình khác để Trung Quốc bứt lên, nắm giữ các yếu tố quan trọng đối với thế giới, ít nhất là về năng lượng.

Giá vàng hôm nay 16/12: Giá vàng lao thẳng đứng, thị trường rung lắc trước quyết định của Fed, tranh thủ mua giảm giá hay chốt lời?

Giá vàng hôm nay 16/12: Giá vàng lao thẳng đứng, thị trường rung lắc trước quyết định của Fed, tranh thủ mua giảm giá hay chốt lời?

Giá vàng hôm nay 16/12 lao dốc mạnh sau khi ghi nhận đỉnh cao nhất trong hơn 5 tháng vào ngày 13/12. Trong ngày, kim ...

Giá cà phê hôm nay 16/12: Giữ đà tăng trên cả hai sàn phái sinh, arabica tăng mạnh, xuất khẩu cà phê Việt duy trì tăng trưởng cao

Giá cà phê hôm nay 16/12: Giữ đà tăng trên cả hai sàn phái sinh, arabica tăng mạnh, xuất khẩu cà phê Việt duy trì tăng trưởng cao

Tính đến hết tháng 11, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã mang về hơn 3,63 tỷ USD, vượt xa con số 3,07 tỷ ...

Bản chất của áp giá trần dầu Nga - Hình thức trừng phạt kiểu mới sẽ chặn đứng nguồn tiền của Moscow?

Bản chất của áp giá trần dầu Nga - Hình thức trừng phạt kiểu mới sẽ chặn đứng nguồn tiền của Moscow?

Bản chất của ý tưởng áp giá trần dầu Nga là cấm vận chuyển dầu và các sản phẩm dầu của Nga bằng đường biển ...

Áp giá trần dầu Nga: Moscow đã có sẵn 'đường lui', thà bán dầu lỗ chứ quyết không nhượng bộ phương Tây?

Áp giá trần dầu Nga: Moscow đã có sẵn 'đường lui', thà bán dầu lỗ chứ quyết không nhượng bộ phương Tây?

Khách hàng chính là Ấn Độ đã được mua các thùng dầu ở mức giá thấp hơn nhiều so với mức trần - 60 USD ...

(theo udn.com, mit.edu)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 22/12, Thủ tướng đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã ...
Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025.
Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Bắc Ninh bất ngờ bứt phá ngoạn mục khi thu hút vốn FDI gấp hơn 3 lần năm trước, giữ vững ngôi đầu cả nước.
Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?
Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác, giao thương được mở ra tại Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động