TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ và Trung Quốc lên kế hoạch đàm phán thương mại vào tuần tới | |
Ông Tập muốn một lộ trình cho quan hệ Mỹ - Trung, ông Trump chỉ muốn công bằng |
Chiến tranh thương mại: “Vòng nguyệt quế” đã tìm thấy chủ? (Nguồn: AP) |
Chiến tranh lạnh về công nghệ - Bắc Kinh nỗ lực thay thế Mỹ bằng Nga |
Trong bài phân tích đăng trên tờ SCMP, chuyên gia Tom Holland, người có hơn 25 năm nghiên cứu các vấn đề châu Á khẳng định, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tuyên bố, các cuộc chiến tranh thương mại là ‘tốt và dễ dàng để giành chiến thắng, nhưng trong cuộc cọ xát với Trung Quốc, dường như thực tế đang chứng minh ông ấy đã sai.
Mỹ và Trung Quốc đều thua
Còn các nhà kinh tế vẫn luôn khẳng định, trong các cuộc chiến thương mại, không có người chiến thắng.
Nói đúng ra, không một quan điểm nào là đúng, bởi mọi vấn đề không đơn giản như vậy.
Thỏa thuận ‘tạm ngừng bắn’ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Osaka, Nhật Bản hồi tháng trước với cam kết tạm dừng tăng thuế và tiếp tục đàm phán song phương đánh dấu sự kết thúc vòng đầu tiên của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Vì vậy, đây là thời điểm tốt để xem xét lại cuộc xung đột đã diễn ra như thế nào, ai đang chiến thắng và ai là người thua cuộc.
Trước tiên, chúng ta hãy nhìn vào nước Mỹ, nền kinh tế đã đánh thuế 25% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo một nhóm các nhà kinh tế có tiếng tăm, trong đó có cả người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Quỹ tiền tệ quốc tế Gita Gopinath, gần như toàn bộ chi phí của các loại thuế này đang được các doanh nghiệp Mỹ gánh chịu, thông qua tỷ suất lợi nhuận thấp hơn, hoặc bởi người tiêu dùng Mỹ, dưới dạng giá cao hơn.
Nếu đúng, thực tế này sẽ khiến Mỹ trở thành kẻ thua cuộc rõ ràng trong cuộc chiến thương mại.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Không thể “cùng thắng” ! |
Tỷ suất lợi nhuận của các công ty Mỹ đang ở mức cao kỷ lục. Và theo biện pháp ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang, tỷ lệ lạm phát tiêu dùng của Mỹ đã giảm xuống chỉ còn 1,66% trong quý đầu tiên của năm, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ mục tiêu 2% của Fed. Vì vậy, các doanh nghiệp Mỹ hay người tiêu dùng nước này có phải gánh mọi thiệt hại là chưa rõ ràng.
Tuy nhiên, một điều hiển nhiên là Mỹ đã không đạt được mục tiêu của mình. Tổng thống Trump từng tuyên bố, mục đích của chiến tranh thương mại là giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc. Nếu nhìn vào tổng doanh thu 12 tháng qua, thâm hụt song phương thực sự đã thu hẹp trong những tháng gần đây, từ gần 420 tỷ USD trong tháng 12 xuống chỉ còn hơn 400 tỷ USD vào tháng Năm.
Tuy nhiên, so với cùng kỳ, thâm hụt thương mại chung của Mỹ với phần còn lại của thế giới đã tăng thêm 15 tỷ USD. Và kể từ khi Tổng thống Trump mở “chiến sự”, thâm hụt thương mại nói chung của Mỹ đã tăng nhanh hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ. Vì vậy, khó có thể nói rằng, Mỹ đang chiến thắng trong cuộc chiến thương mại. Và nếu tính toán một cách kỹ lưỡng, nền kinh tế Mỹ dường như đang chịu những mất mát.
Ở phía bên kia trận chiến - Trung Quốc, kể từ tháng 11/2018, xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sang Mỹ đã giảm, trong vòng 12 tháng qua đã giảm từ 480 tỷ USD xuống còn 464 tỷ USD. Thoạt nhìn có vẻ như là một mất mát rõ ràng, cho đến khi chúng ta xem xét vấn đề dưới góc độ đồng nội tệ của Trung Quốc cũng mất giá trị trong thời gian đó. Do đó, nếu xét theo giá trị đồng Nhân dân tệ, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ hầu như không giảm mà chỉ chững lại. Vì vậy, chưa thể khẳng định Trung Quốc có là kẻ thua cuộc lớn trong hoạt động xuất khẩu.
Tuy nhiên, trên thực tế, dù đạt được thành công nhất định trong mục tiêu phá vỡ sự kiểm soát xuất khẩu của Mỹ, các công ty Trung Quốc chắc chắn đã chịu thất bại trước nỗ lực từ Washington, nhằm ngăn chặn họ mua lại các công nghệ cao của Mỹ.
Và cho đến nay, ngay cả khi các công ty công nghệ Trung Quốc vẫn duy trì mọi hoạt động, kể cả trong trường hợp của Huawei, mối đe dọa từ sự chi phối của Mỹ trong tương lai vẫn hiện hữu. Bất cứ lúc nào, Mỹ vẫn có thể can thiệp để cấm cửa, hoặc ngăn cản sự hợp tác của Bắc Kinh với một số nước thứ ba nhằm sử dụng công nghệ Trung Quốc trong các dự án quan trọng. Theo góc nhìn này, Trung Quốc có thể đã là một kẻ thua cuộc trong chiến tranh thương mại.
Nhưng nếu cả Mỹ và Trung Quốc đều thua trong cuộc chiến này, thì họ không phải là kẻ thua cuộc lớn nhất.
Nếu cả Mỹ và Trung Quốc đều thua trong cuộc chiến này, thì họ không phải là kẻ thua cuộc lớn nhất. (Nguồn: Reuters) |
Có một sự mơ hồ nào đó, hướng về châu Âu, nơi mà trong những năm gần đây, tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc và đến các nước dọc theo chuỗi cung ứng châu Á của Trung Quốc đang là “sợi dây” giữ các nền kinh tế thành viên Khu vực đồng Euro (Eurozone) khỏi chìm vào suy thoái. Khi nhu cầu của Trung Quốc và châu Á đối với hàng hóa của châu Âu và những sản phẩm xa xỉ giảm mạnh do ảnh hưởng nặng nề từ bất ổn thương mại, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Eurozone đã giảm hơn một nửa trong 12 tháng qua, tính đến tháng 3/2019.
Không ai được "điểm thưởng"
Cho đến nay, có vẻ như các nhà kinh tế đã đúng, rằng trong một cuộc chiến tranh thương mại, không ai là người chiến thắng. Tuy nhiên, có một số nền kinh tế đã được cho là nhận “điểm thưởng” từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Chẳng hạn như Việt Nam, tuy nhiên, trên thực tế và ngay trong thời gian ngắn sắp tới, cuộc chiến thương mại đã không đem lại những tin tốt lành. Mới tuần trước, Chính phủ Mỹ đã ra quyết định “ra tay’ với các sản phẩm thép bị cho là đã trung chuyển qua Việt Nam sang Mỹ để tránh thuế quan. Các hành động tiếp theo được dự đoán sẽ nhằm vào hàng xuất khẩu gán nhãn “Made in Vietnam”, nhưng bị cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Trong khi đó, thực tế cho thấy, nhu cầu về hàng hóa và linh kiện để cung cấp cho ngành xuất khẩu trong nước gần như đã đẩy Việt Nam từ thặng dư thương mại vào tình trạng thâm hụt. Hơn nữa, việc USD đang tiếp tục mạnh lên so với các đồng nội tệ của các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam, tức là VND đang vô tình tăng giá so với các loại ngoại tệ khác và điều này sẽ đẩy hàng Việt xuất khẩu mất lợi thế cạnh tranh, trong bối cảnh, Việt Nam đang cố gắng giữ ổn định VND so với USD, để tránh những bất ổn lên nền kinh tế và ngăn cản đầu tư.
Vì vậy, nếu các nhà kinh tế sai lầm khi nói rằng, không có người nào chiến thắng trong một cuộc chiến thương mại, thì Tổng thống Mỹ Trump cũng đã sai. Tác giả Tom Holland kết luận bài phần tích của mình rằng: “Kể cả đối với các nước trung lập, chiến tranh thương mại không dễ gì giành chiến thắng.
G20 bộn bề với Chiến tranh thương mại, Dầu, Vàng và Bitcoin Hội nghị thượng đỉnh G20 được cho là có thể ảnh hưởng lớn tới phần còn lại của năm 2019, vì vậy, không có gì ... |
Giới công nghệ Mỹ tuyệt giao, Huawei đã trúng đòn chí mạng? TGVN. Kể từ khi bị đưa vào danh sách đen của Washington vào tháng trước, lần lượt các công ty công nghệ Mỹ đã chính ... |
Hại người, thiệt mình! Một năm nhìn lại xung khắc Mỹ - Trung TGVN. Đàm phán thương mại Mỹ-Trung vẫn bế tắc. Thượng đỉnh Mỹ-Trung bên lề Hội nghị G20 sắp tới vẫn bất định. Xung khắc lợi ... |