TIN LIÊN QUAN | |
Ông Trump sẽ tập hợp quyền lực thương mại trong tay một số nhân vật | |
Mỹ cảnh báo áp thuế chống bán phá giá với máy giặt Trung Quốc |
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đặc biệt là trong và sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, mối quan hệ đối tác này đã bị chỉ trích mạnh mẽ ở Mỹ. Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chỉ trích quan hệ thương mại của Washington với Bắc Kinh là không thỏa đáng, vì xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ vượt xa nhập khẩu từ Mỹ.
Quan hệ thương mại “không thỏa đáng”
Ông Trump cho rằng sự mất cân bằng thương mại giữa 2 nước sẽ dẫn tới những tác động tiêu cực. (Nguồn: Foreign Policy Blogs) |
Ông Trump đã chỉ trích những tác động tiêu cực của sự mất cân bằng thương mại này và đã hứa sẽ điều chỉnh, chẳng hạn như áp thuế 45% lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Bấp chấp nguy cơ sẽ bị Bắc Kinh trả đũa, ông Trump lập luận rằng, so với Trung Quốc, nước Mỹ trong tư thế sẵn sàng hơn để chấp nhận một cuộc chiến tranh thương mại kéo dài.
Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ hoạt động thương mại của Mỹ với Trung Quốc sẽ thấy ý tưởng của ông Trump là khó khả thi. Trên thực tế, Trung Quốc có trong tay những công cụ để trả đũa chính sách bảo hộ của Mỹ nhiều không kém những biện pháp trừng phạt mà Mỹ có thể áp đặt lên Bắc Kinh. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ chiếm 3,8% GDP của Trung Quốc trong năm ngoái, trong khi xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc chỉ chiếm 0,65% GDP của Mỹ.
Trong khi đó, Mỹ nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc nhiều hơn Trung Quốc nhập từ Mỹ, và nhập khẩu đóng vài trò nhỏ hơn trong nền kinh tế Mỹ. Do đó, xuất hiện ý tưởng cho rằng nền kinh tế Mỹ có ít thứ để mất hơn nếu nổ ra chiến tranh thương mại với Trung Quốc.
Tuy nhiên, các số liệu thương mại không phản ánh hết những "góc khuất" trong quan hệ thương mại giữa hai nước hay đòn bẩy mà hai bên có thể vận dụng. Để có bức tranh toàn diện hơn, cần phải xem xét chủng loại - chứ không phải khối lượng - hàng hóa giao dịch.
Về giá trị, hàng điện tử, thiết bị điện, máy móc, đồ đạc, quần áo và đồ chơi là 5 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc sang Mỹ. Tuy nhiên, ngay cả trong hầu hết nhóm hàng này (trừ đồ chơi), xuất khẩu sang Mỹ chỉ chiếm gần 30% tổng xuất khẩu của Trung Quốc. Trên thực tế, Mỹ chỉ chiếm 15,9% hàng xuất khẩu điện tử của Trung Quốc, mặc dù hàng điện tử chiếm 1/4 tổng lượng hàng Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc. Rõ ràng, những rào cản thương mại mới từ Mỹ sẽ gây phương hại cho Trung Quốc, song Bắc Kinh có thể giảm bớt thiệt hại bằng cách khuyến khích tiêu dùng trong nước hoặc tăng cường xuất khẩu sang các thị trường khác.
Ngoài ra, trong hoạt động giao dịch hàng điện tử, các số liệu thống kê chính thức không phản ánh hết thực tế. Nhiều hàng điện tử được đăng ký là hàng xuất khẩu của Trung Quốc, chẳng hạn như iPhone, chỉ được lắp ráp phần nào ở Trung Quốc, và những điểm khác trong dây chuyền sản xuất này - trong đó có Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc) - phải chịu trách nhiệm phần lớn chi phí cuối cùng. Tuy nhiên, do Trung Quốc là điểm cuối cùng của dây chuyền sản xuất trước khi xuất sang Mỹ, nên toàn bộ giá trị của hàng hóa thành phẩm được quy là cho Trung Quốc.
Hệ quả gì nếu Mỹ áp thuế nhập khẩu với hàng hóa từ Trung Quốc?
Theo các nhà phân tích, việc kiểm soát nhập khẩu những mặt hàng như hàng điện tử, quần áo và đồ chơi sẽ gây ra những tác động chính trị và xã hội rất lớn tại Mỹ, nơi mà tiêu dùng của hộ gia đình tương đương 68% GDP. Mặc dù xuất khẩu của Trung Quốc chỉ chiếm một phần nhỏ lượng tiêu dùng này - khoảng 4% - song chúng lại được tập trung nhiều vào các mặt hàng tiêu dùng thường nhật. Do đó, tình trạng khan hiếm hay giá cả leo thang đối với những mặt hàng này sẽ gây phương hại nghiêm trọng về mặt kinh tế.
Nhà máy sản xuất của Apple tại Trung Quốc. (Nguồn: CNBC) |
Việc áp thuế cao đối với thép nhập khẩu của Trung Quốc cũng sẽ gây khó khăn cho người tiêu dùng ở Mỹ. Quan trọng hơn, biện pháp này sẽ không giúp được chính quyền sắp tới thực thi mục tiêu khôi phục việc làm chế tạo cho nước Mỹ. Chi phí lao động cao, cộng với tình trạng thiếu công suất sản xuất và lắp ráp ở Mỹ, cùng với những mắt xích chặt chẽ trong dây chuyền sản xuất ở Đông Á... sẽ khiến Mỹ khó có thể tiến hành cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp.
Tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc có thể khiến các công ty Trung Quốc và Đài Loan, vốn đang chi phối lĩnh vực lắp ráp hàng điện tử, chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang những nước thậm chí còn rẻ hơn để tránh những hạn chế của Mỹ. Mặc dù các công ty kinh doanh hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị thiệt hại, tỷ lệ người có việc làm ở vùng duyên hải nước này có thể sẽ giảm, song điều này cũng không thể giúp cho ngành chế tạo của Mỹ hồi sinh.
Một thách thức lớn khác đối với ông Trump là các công ty Mỹ sản xuất hàng hóa ở Trung Quốc để bán luôn tại nước này hoặc một số nước khác ở châu Á. Do đó, chính quyền sắp tới hầu như không thể gây áp lực lên các công ty này. Thuế quan hay các biện pháp trừng phạt khác đối với hàng hóa mà các công ty Mỹ sản xuất tại Trung Quốc sẽ chỉ có hiệu quả nếu như chúng được sản xuất để đưa về Mỹ tiêu thụ.
Những biện pháp “trả đũa” của Trung Quốc
Trung Quốc có nhiều công cụ kinh tế trong tay để có thể gây phương hại nước Mỹ. Bất luận ông Trump lựa chọn chính sách nào đối với Trung Quốc, Trung Quốc cũng sẽ sẵn sàng trả đũa.
Đầu tiên, Chính phủ Trung Quốc sẽ sử dụng luật chống độc quyền để gây khó khăn cho các công ty đa quốc gia của Mỹ đang hoạt động tại nước này. Làm như vậy, Bắc Kinh có thể trông cậy vào các nhà chế tạo, các công ty công nghệ của Mỹ gây áp lực lên Washington để duy trì nguyên trạng các chính sách mậu dịch và kinh tế.
Ngay cả khi những yêu cầu của các công ty Mỹ không cản trở được chính quyền Trump, họ vẫn có thể gây ảnh hưởng lên những chính sách của tổng thống. Bắc Kinh cũng sẽ đe dọa chuyển sang mua hàng hóa của những nước khác để buộc các công ty Mỹ phải thay Bắc Kinh vận động hàng lang ở Washington.
Nếu quan hệ mậu dịch bị đổ vỡ, Trung Quốc và Mỹ cũng sẽ tận dụng những vũ khí truyền thống của chiến tranh thương mại. Mỗi bên sẽ đưa vụ kiện tranh chấp thương mại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong nỗ lực nhằm giành được sự ủng hộ của quốc tế cho chính sách của mình và khiến chính sách của đối phương trở nên trái pháp luật.
Và bất luận sự mất cân đối trong quan hệ mậu dịch, cả Washington lẫn Bắc Kinh đều không tránh khỏi những hậu quả của một cuộc chiến tranh thương mại.
Nhật - Trung nhất trí thúc đẩy hợp tác kinh tế Bên lề hội nghị các Bộ trưởng Kinh tế và Thương mại ba nước Nhật - Trung - Hàn lần thứ 11 diễn ra ngày 29/10, ... |
Trung Quốc: Thương mại quốc tế chịu sức ép lớn Đó là đánh giá mới đây của Bộ Thương mại Trung Quốc. |
Gần 90% doanh nghiệp Mỹ lạc quan về thị trường ASEAN Đó là kết quả khảo sát thường niên của Hội đồng quản trị Hội Thương Mại Mỹ và các Phòng Thương mại Mỹ tại các ... |