Lệnh hạn chế xuất khẩu thiết bị bán dẫn của Mỹ tác động mạnh tới Hàn Quốc. (Nguồn: Getty Images) |
Nghiên cứu trên, dựa trên số liệu thống kê thương mại của Liên hợp quốc (LHQ), đã phân tích 19 mã HS (mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới phát hành) liên quan đến thiết bị bán dẫn, chẳng hạn như phơi nhiễm, làm sạch, ăn mòn, lắng đọng và thử nghiệm.
Trong cùng năm 2023, nhập khẩu thiết bị Mỹ của Trung Quốc chỉ giảm 3,1% từ 9,55 tỷ USD xuống 9,25 tỷ USD.
Lệnh hạn chế xuất khẩu thiết bị bán dẫn tiên tiến của Mỹ sang Trung Quốc hồi tháng 10/2022 đã tác động đáng kể đến Hàn Quốc - vốn nằm trong số các nhà sản xuất thiết bị bán dẫn lớn.
Hầu hết các thiết bị do các công ty sản xuất và xuất khẩu Seoul sang Bắc Kinh đều là thiết bị cũ, không nằm trong quy định, nhưng xuất khẩu của đất nước vẫn giảm hơn 20% so với năm 2022.
Trong khi đó, nhập khẩu thiết bị sản xuất tại Nhật Bản và Hà Lan của Trung Quốc tăng lên.
Cụ thể, lượng nhập khẩu thiết bị Nhật Bản tăng 4,7% từ 1,56 triệu USD lên 1,64 triệu USD, nhập khẩu thiết bị của Hà Lan tăng tới 150,6% từ 3,22 tỷ USD lên 8,07 tỷ USD.
Tháng 10/2022, Mỹ đã áp đặt các biện pháp ngăn chặn việc sử dụng công nghệ của nước này để tăng cường sức mạnh cho quân đội Trung Quốc bằng cách chặn đứng khả năng tiếp cận các chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến. Đồng thời, hạn chế khả năng nhập khẩu các thiết bị sản xuất chip phức tạp nhất từ Mỹ.
Nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng kêu gọi các đồng minh tham gia vào các quy định này.
Vấn đề nảy sinh khi các công ty Trung Quốc - đang phải đối mặt với những thách thức trong việc sản xuất chất bán dẫn tiên tiến do thiếu thiết bị - hiện đang tập trung vào sản xuất chất bán dẫn đa năng và cũ hơn ở cỡ 28 nanomet trở lên và đang phát triển các thiết bị liên quan.
Mặc dù được sản xuất bằng công nghệ tương đối cơ bản, chất bán dẫn đa năng được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử, ô tô và hệ thống phòng thủ.
Trung Quốc hiện chiếm khoảng 30% nhu cầu bán dẫn toàn cầu, trong đó chất bán dẫn đa năng chiếm hơn 70% nhu cầu này.
Các công ty Hàn Quốc chịu tổn thất đáng kể vì họ chủ yếu cung cấp thiết bị bán dẫn đa năng, một lĩnh vực mà Trung Quốc nhắm đến để đạt được khả năng tự cung tự cấp.
Gần đây, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục cho rằng, các quy định của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không đầy đủ, đang thực hiện các bước để ngăn chặn hoàn toàn việc xuất khẩu các chất bán dẫn đa năng của Trung Quốc. Điều này đặt ra một thách thức đáng kể, đặc biệt đối với các công ty thiết bị Hàn Quốc vốn đang gặp khó khăn.