Chính phủ cường quốc Tây Âu bị lật đổ, nền kinh tế vốn liêu xiêu có thể bị 'hạ gục'

Minh Anh
Chính phủ Pháp bị lật đổ - động thái này có thể đẩy cường quốc Tây Âu vào giai đoạn bất ổn về chính trị và khủng hoảng sâu sắc về kinh tế, chỉ 6 tháng sau khi Tổng thống Emmanuel Macron giải tán Quốc hội sau thất bại nặng nề của đảng ông trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chính phủ bị lật đổ, kinh tế Pháp liệu có liêu xiêu? cường quốc Tây Âu
Sự kiện chính phủ bị lật đổ có thể khiến nền kinh tế Pháp vốn đang liêu xiêu có thể rơi vào một cuộc khủng hoảng nguy hiểm. (Nguồn: AP)

Lần đầu tiên sau hơn 60 năm, Quốc hội Pháp đã thông qua một động thái bất tín nhiệm, do phe cánh tả cứng rắn đề xuất và được phe cực hữu do chính trị gia kỳ cựu Marine Le Pen đứng đầu ủng hộ.

Theo đó, chính phủ của Thủ tướng Barnier cũng là chính phủ đầu tiên của Pháp bị lật đổ trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, trong hơn 60 năm qua. chính trị gia kỳ cựu và nhà đàm phán nổi tiếng Michel Barnier trở thành Thủ tướng Pháp tại vị ngắn nhất, khi buộc phải từ chức chỉ sau 3 tháng tồn tại.

Tin liên quan
Trung Quốc thẳng tay phản đòn Trung Quốc thẳng tay phản đòn 'trả lời' cuộc đàn áp chíp của Mỹ, bồi thêm cả kế hoạch B

Văn phòng Tổng thống Pháp Macron cho biết, Thủ tướng Barnier sẽ nộp đơn từ chức ngay trong ngày. Theo Hiến pháp nước này, việc từ chức sẽ tự động được chấp thuận.

Ngay sau khi có thông báo về kết quả của cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, người đứng đầu phe cánh tả trong Quốc hội bà Mathilde Panot - thành viên đảng cực tả Nước Pháp bất khuất (LFI) và cũng là một phần của Liên minh cánh tả Mặt trận bình dân mới phát biểu với giới truyền thông rằng: "Sự hỗn loạn không phải do chúng ta, mà là do ông Macron trong 7 năm qua. Chúng tôi hiện đang yêu cầu Tổng thống từ chức và kêu gọi bầu cử Tổng thống sớm để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị đang ngày càng trầm trọng".

Kết quả này đã "giáng một đòn mạnh" vào Tổng thống Emmanuel Macron. Các đảng đối lập cũng kêu gọi ông từ chức và phải chịu trách nhiệm cho việc bổ nhiệm ông Barnier làm Thủ tướng. Tuy nhiên, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron không có nghĩa vụ phải làm như vậy vì nhiệm kỳ của ông sẽ chỉ kết thúc vào mùa Xuân năm 2027.

Điểm yếu cơ bản của nền kinh tế Pháp?

Phản ứng đối với sóng gió mới nhất trên chính trường Pháp vẫn còn trái chiều. Nhưng dự kiến, nội các của ông Barnier ​​sẽ từ chức hàng loạt, chỉ hai tháng rưỡi sau khi nhậm chức. Diễn biến mới này gây ra những lo ngại về tác động đối với nền kinh tế Pháp và các nền kinh tế châu Âu khác vì khó có khả năng dự luật ngân sách sẽ được ban hành vào cuối năm.

Khi Thủ tướng Michel Barnier công bố kế hoạch cắt giảm thâm hụt vào tháng 10, hứa sẽ giảm thâm hụt công từ khoảng 6% GDP xuống còn 3% vào năm 2029 , kế hoạch này được coi là nỗ lực đưa nền kinh tế Pháp vào vùng biển bình lặng hơn. Nhưng với việc Quốc hội bác bỏ đề xuất của ông bằng cách bỏ phiếu lật đổ chính phủ, khiến mọi hy vọng tránh được "cơn bão kinh tế" bị đảo lộn.

Các nhà lập pháp đã phản ứng với quyết định của ông Barnier về việc liên kết một cuộc bỏ phiếu về một phần ngân sách năm 2025 — bước đầu tiên để đưa thâm hụt ngân sách theo hướng tuân thủ các quy tắc tài chính của Liên minh châu Âu — với một phương tiện hiến pháp đặc biệt, chỉ cho phép dừng các dự luật thông qua một động thái khiển trách.

Như vậy, những gì có vẻ là cách duy nhất của Thủ tướng Barnier nhằm thông qua ngân sách tại Quốc hội giờ đây đã phản tác dụng.

Cuộc khủng hoảng mới nhất này lại xảy ra vào đúng thời điểm một số chỉ số kinh tế tương đối ổn định. GDP của Pháp dự kiến ​​sẽ tăng 1,1% trong năm nay, trong khi GDP của Đức dự kiến ​​sẽ giảm 0,2%. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 7,4%, cũng tương đối thấp đối với kinh tế Pháp. Lạm phát đã giảm xuống còn khoảng 2% từ mức 5% của vài năm trước.

Tuy nhiên, theo Giáo sư Denis Ferrand, người đứng đầu Viện nghiên cứu kinh tế Rexecode có trụ sở tại Paris, những con số tương đối tốt này không thể che giấu được sự suy yếu của nền kinh tế Pháp trong vài năm qua.

"Các công ty Pháp và châu Âu đã trở nên kém cạnh tranh hơn với các công ty Trung Quốc, vì chi phí sản xuất của chúng tôi đã tăng 25% kể từ năm 2019, trong khi chúng chỉ tăng 3% ở Trung Quốc trong cùng kỳ", GS. Ferrand nói với tờ DW.

Nguyên nhân là do nhiều năm lạm phát cao, lãi suất tăng và giá năng lượng tăng vọt, đặc biệt là từ sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (2/2022) - đã dẫn đến "rất nhiều hệ lụy" với kinh tế châu Âu.

GS. Ferrand chia sẻ, "Kết quả cuộc khảo sát hàng quý của chúng tôi đối với chủ sở hữu 1.000 công ty vừa và nhỏ của Pháp về hành vi đầu tư vào tháng 10 cho thấy, chỉ có 36% trong số họ có kế hoạch duy trì khoản đầu tư, trong khi 45% cho biết họ sẽ hoãn lại và 18% muốn hủy bỏ".

"Xu hướng đó bắt đầu xuất hiện từ đầu năm, nhưng nó thực sự đáng chú ý, sau cuộc bầu cử quốc hội bất ngờ vào tháng 7 vừa qua", ông cho biết thêm.

Một cuộc khảo sát vào giữa tháng 11 của Công ty tư vấn Ernest & Young (Anh) đối với 200 nhà đầu tư quốc tế cũng mang lại kết quả tương tự. Theo đó, gần một nửa số người được hỏi đã thu hẹp hoặc hoãn các dự án đầu tư của họ.

Pháp đã từng đứng đầu cuộc khảo sát về sức hấp dẫn đầu tư của Ernest & Young tại châu Âu kể từ năm 2019. Nhưng hiện tại, kinh tế Pháp không còn hấp dẫn như vậy, nếu không muốn nói là khá tệ. Luật sư Philippe Druon chuyên về phá sản và tái cấu trúc, thuộc Công ty luật Hogan Lovells có trụ sở tại Paris, xác nhận rằng, các nhà đầu tư đang tỏ ra rất thận trọng, trong khi số lượng các vụ phá sản đang gia tăng mạnh. Dự kiến ​​sẽ có khoảng 65.000 công ty nộp đơn xin phá sản trong năm nay, so với 56.000 công ty vào năm ngoái.

Pháp có thể rơi vào khủng hoảng tài chính?

Việc không thông qua ngân sách không chỉ khiến thâm hụt tiếp tục tăng mà còn có thể đẩy Pháp rơi vào tình trạng vỡ nợ.

Tuy nhiên, đánh giá tình hình hiện tại, Nhà kinh tế trưởng Anne-Sophie Alsif tại Công ty tư vấn BDO ở Paris, cho rằng, tự những yếu tố về kinh tế sẽ không tạo nên một tình hình kinh tế nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu cộng thêm yếu tố chính trị thì có.

"Các số liệu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế Pháp có vẻ sắp được cải thiện, nhưng nếu chính phủ sụp đổ ngay bây giờ và không có kế hoạch ngân sách năm 2025 phù hợp nào được quốc hội thông qua, chúng tôi sẽ rơi vào khủng hoảng kinh tế. Sẽ là thảm họa", bà Anne-Sophie Alsif nói.

"Tình hình hiện tại sẽ báo hiệu tới các nhà đầu tư rằng, đất nước của chúng tôi không có khả năng thực hiện kế hoạch giảm thâm hụt", bà Alsif nhấn mạnh.

Nếu chính phủ chính thức bị lật đổ, khả năng ngân sách năm 2024 sẽ được "sao chép" vào năm 2025. Nhưng đó là ngân sách khiến thâm hụt của chúng tôi tăng lên hơn 6%". Tình hình đang cho thấy, quyết định giải tán Quốc hội của Tổng thống Macron là một sai lầm to lớn. Bây giờ chúng tôi buộc phải điều hành đất nước thông qua liên minh, nhưng chúng tôi không có khả năng làm như vậy và do đó phải đối mặt với tình hình chính trị cực kỳ bất ổn", bà Anne-Sophie Alsif phân tích.

Trên thực tế, ngân sách tạm thời sẽ không cho phép thực hiện các cải cách cần thiết như cắt giảm chi tiêu công hoặc tăng thuế, làm gia tăng áp lực lên nợ công. Điều này khiến triển vọng tăng trưởng kinh tế Pháp trở nên mờ mịt, với dự báo GDP năm 2025 chỉ đạt 0,6%, giảm mạnh so với mức 1,1% năm 2024.

Trong khi đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Pháp tăng cao, vượt qua cả trái phiếu Hy Lạp - phản ánh sự suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế. Các quỹ hưu trí và tổ chức tài chính nước ngoài đã bắt đầu rút vốn khỏi quỹ trái phiếu Pháp, gây áp lực lớn lên chính phủ.

Ngoài ra, chi phí vay tăng cao làm giảm khả năng đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như cơ sở hạ tầng và dịch vụ công. Điều này đẩy nền kinh tế Pháp vào tình trạng trì trệ, tác động tiêu cực đến lòng tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Tất nhiên, vẫn có một số nhà đầu tư tỏ ra khá tự tin. Chẳng hạn, ông Christopher Dembik, cố vấn đầu tư tại Công ty con Pictet Asset Management của Thụy sỹ, có trụ sở tại Paris lại có quan điểm khác về tình hình hiện nay. "Thật là cường điệu khi nói rằng Pháp đang bên bờ vực khủng hoảng tài chính. Điều đó có nghĩa là quốc gia này sẽ không thể tái cấp vốn cho khoản nợ của mình, giống như Hy Lạp vào năm 2009. Nhưng thị trường hiện không cho thấy điều đó", ông Dembik nói.

Cũng theo chuyên gia Christopher Dembik, "Paris ở vị thế quá lớn để sụp đổ so với các quốc gia châu Âu khác", tuy nhiên, "Brussels đang bắt đầu hết kiên nhẫn với sự bất lực rõ ràng của Paris trong việc giảm nợ công".

Các cơ quan xếp hạng tín nhiệm cũng đã đưa ra cảnh báo về việc nếu Pháp không giải quyết được vấn đề thâm hụt ngân sách, tình trạng bất ổn tài chính sẽ kéo dài. Pháp đang đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn, trong đó bất ổn chính trị trở thành nguyên nhân chính.

Nếu tình trạng bế tắc tiếp diễn, Pháp có thể đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế sâu rộng hơn, với tăng trưởng trì trệ, nợ công gia tăng và lòng tin thị trường tiếp tục suy giảm.

Tăng rủi ro sau lệnh thiết quân luật 'gây sốc', nền kinh tế Hàn Quốc thêm bế tắc trước ’gió mạnh' từ Mỹ và Trung Quốc

Tăng rủi ro sau lệnh thiết quân luật 'gây sốc', nền kinh tế Hàn Quốc thêm bế tắc trước ’gió mạnh' từ Mỹ và Trung Quốc

Ước tính 4.000 người tức giận đổ ra đường bất chấp thời tiết lạnh giá, bao quanh tòa quốc hội ở Quận Yeouido, Seoul, khiến ...

Trung Quốc thẳng tay phản đòn 'trả lời' cuộc đàn áp chíp của Mỹ, bồi thêm cả kế hoạch B

Trung Quốc thẳng tay phản đòn 'trả lời' cuộc đàn áp chíp của Mỹ, bồi thêm cả kế hoạch B

Ngày 3/12, Bắc Kinh chính thức công bố lệnh cấm xuất khẩu sang Mỹ các khoáng sản quan trọng - một số thành phần chính ...

Đón ông Trump trở lại, Trung Quốc đã sẵn sàng mở kho 'vũ khí trả đũa', có một vấn đề khổng lồ 'cứu' kinh tế

Đón ông Trump trở lại, Trung Quốc đã sẵn sàng mở kho 'vũ khí trả đũa', có một vấn đề khổng lồ 'cứu' kinh tế

Với nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump tại Nhà Trắng, thuế quan là một nỗi lo với phần còn lại của thế giới, đặc ...

Kinh tế Nga: Thống đốc CBR đưa cảnh báo nghiêm trọng, Moscow vẫn quyết làm điều này, lý do bất ngờ của Thụy Sỹ về lệnh trừng phạt

Kinh tế Nga: Thống đốc CBR đưa cảnh báo nghiêm trọng, Moscow vẫn quyết làm điều này, lý do bất ngờ của Thụy Sỹ về lệnh trừng phạt

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) Elvira Nabiullina vừa đưa ra một cảnh báo nghiêm trọng về tình hình kinh tế của nước ...

Trung Quốc đi bước quyết định về kinh tế tư nhân

Trung Quốc đi bước quyết định về kinh tế tư nhân

“Bắc Kinh sẽ đẩy nhanh công tác lập pháp để thúc đẩy kinh tế tư nhân, mà trọng tâm là xây dựng khuôn khổ pháp ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc sau 2 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương và trách nhiệm cao

Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc sau 2 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương và trách nhiệm cao

Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng kết Kỳ họp thứ 8 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ ...
Khi áo dài và âm nhạc truyền thống trở thành ‘sứ giả’ gắn kết các quốc gia

Khi áo dài và âm nhạc truyền thống trở thành ‘sứ giả’ gắn kết các quốc gia

Đại sứ Palestine Saadi Salama trên cương vị là Trưởng Đoàn Ngoại giao tại Việt Nam đã tổ chức tiệc trưa giao lưu giữa các Đại sứ của Đoàn Ngoại ...
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình ...
Mohamed Salah trở thành 'vua' sút phạt của Liverpool cùng Gerrard

Mohamed Salah trở thành 'vua' sút phạt của Liverpool cùng Gerrard

Mohamed Salah đạt hai cột mốc ghi bàn ấn tượng tại Champions League ở trận Liverpool thắng Girona tại lượt thứ 6 vòng phân hạng Champions League 2024/25.
Tin thế giới 11/12: Nga tuyên bố quan hệ với Mỹ bên bờ vực đổ vỡ, NATO ồ ạt đổ khí tài vào Ba Lan? Tổng thống Hàn Quốc bị điều tra

Tin thế giới 11/12: Nga tuyên bố quan hệ với Mỹ bên bờ vực đổ vỡ, NATO ồ ạt đổ khí tài vào Ba Lan? Tổng thống Hàn Quốc bị điều tra

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Sao Mai Group: Tình người còn mãi - Quà tặng cuộc sống

Sao Mai Group: Tình người còn mãi - Quà tặng cuộc sống

Sao Mai vẫn luôn như thế, chưa bao giờ đi lệch khỏi quỹ đạo vai trò và định hướng của mình.
VIFTA mở chương mới trong đầu tư giữa Việt Nam với 'siêu cường' công nghệ nông nghiệp

VIFTA mở chương mới trong đầu tư giữa Việt Nam với 'siêu cường' công nghệ nông nghiệp

Chiều nay (11/12), chương trình giới thiệu Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Israel (VIFTA) đã diễn ra tại Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay 11/12: Tồn kho của Mỹ tăng, thế giới lao dốc; chiều mai, trong nước có thể giảm nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 11/12: Tồn kho của Mỹ tăng, thế giới lao dốc; chiều mai, trong nước có thể giảm nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 11/12, giá dầu giảm nhẹ do tồn kho xăng, dầu của Mỹ tăng. VPI dự báo giá xăng bán lẻ trong kỳ điều hành ngày 12/12 có thể giảm.
Giá cà phê hôm nay 11/12/2024: Giá cà phê vào đợt tăng mạnh và dài, những lầm tưởng về thị trường, cần thận trọng khi giao dịch

Giá cà phê hôm nay 11/12/2024: Giá cà phê vào đợt tăng mạnh và dài, những lầm tưởng về thị trường, cần thận trọng khi giao dịch

Giá cà phê hôm nay 11/12/2024: Giá cà phê vào đợt tăng mạnh và dài, những lầm tưởng về thị trường, cần thận trọng khi giao dịch...
Hiệu quả từ sử dụng đèn năng lượng mặt trời tại nông thôn Việt Nam

Hiệu quả từ sử dụng đèn năng lượng mặt trời tại nông thôn Việt Nam

Baoquocte.vn. Lắp đặt đèn năng lượng mặt trời tại nông thôn giúp tiết kiệm chi phí, cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường.
Trao giải cuộc thi viết về ngành Đồ uống Việt Nam

Trao giải cuộc thi viết về ngành Đồ uống Việt Nam

Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổ chức trao giải cuộc thi viết 'Ngành Đồ uống Việt Nam phát triển bền vững, hưởng ứng kinh tế tuần hoàn'.
Giá heo hơi hôm nay 11/12: Giá tăng trên cả nước, bệnh dịch tả heo châu Phi phức tạp

Giá heo hơi hôm nay 11/12: Giá tăng trên cả nước, bệnh dịch tả heo châu Phi phức tạp

Giá heo hơi hôm nay tiếp đà tăng tại cả ba miền. Theo khảo sát, heo hơi tại các địa phương đang được bán ra với giá từ 61.000 - 65.000 đồng/kg.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Dòng tiền đang ‘Nam tiến’, Bộ Tài chính ý kiến về đánh thuế khi sở hữu nhiều nhà đất, Hà Nội giao 30.000m2 đất để đấu giá

Bất động sản mới nhất: Dòng tiền đang ‘Nam tiến’, Bộ Tài chính ý kiến về đánh thuế khi sở hữu nhiều nhà đất, Hà Nội giao 30.000m2 đất để đấu giá

Bộ Tài chính có ý kiến về đánh thuế trường hợp sở hữu nhiều nhà đất, dòng tiền đang dịch chuyển vào phía Nam… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Dự án nào đang tạo sức hút cho thị trường bất động sản Đông Bắc Hà Nội?

Dự án nào đang tạo sức hút cho thị trường bất động sản Đông Bắc Hà Nội?

Cuối năm 2024, thị trường bất động sản Hà Nội chứng kiến làn sóng chuyển dịch mạnh mẽ nguồn cung căn hộ từ khu vực Đông, Tây sang Đông Bắc. Đặc biệt, sự xuất hiện ...
Bất động sản mới nhất: Điểm danh loạt dự án phía Đông Hà Nội ‘bung hàng’ cuối năm, chung cư chiếm sóng thị trường Bình Dương

Bất động sản mới nhất: Điểm danh loạt dự án phía Đông Hà Nội ‘bung hàng’ cuối năm, chung cư chiếm sóng thị trường Bình Dương

Đề xuất triển khai gói ưu đãi nhà ở xã hội từ nguồn vốn trái phiếu, loạt dự án tung hàng thời điểm cuối năm… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: 17 hành vi môi giới không được phép thực hiện, Hà Nội duyệt quy hoạch khu vực trục không gian bán đảo Quảng An

Bất động sản mới nhất: 17 hành vi môi giới không được phép thực hiện, Hà Nội duyệt quy hoạch khu vực trục không gian bán đảo Quảng An

17 hành vi môi giới không được phép thực hiện, trường hợp vẫn được cấp sổ đỏ khi không có giấy phép xây dựng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý do chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 ‘tuyệt chủng’ ở thành phố lớn, Hà Nội bỏ 2 quyết định liên quan đấu giá đất

Bất động sản mới nhất: Lý do chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 ‘tuyệt chủng’ ở thành phố lớn, Hà Nội bỏ 2 quyết định liên quan đấu giá đất

Chung cư giá dưới 25 triệu đồng/m2 'tuyệt chủng' ở Hà Nội và TPHCM, bỏ 2 quyết định liên quan đấu giá đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/12: EUR, Yen Nhật cùng giảm, USD giữ đà tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/12: EUR, Yen Nhật cùng giảm, USD giữ đà tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/12 đồng USD tăng trước thềm dữ liệu lạm phát của Mỹ được công bố.
BIDV ra mắt công cụ tài chính mới để doanh nghiệp chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

BIDV ra mắt công cụ tài chính mới để doanh nghiệp chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Sản phẩm mới nằm trong chiến lược mở rộng danh mục sản phẩm tài chính bền vững của BIDV, bên cạnh các sản phẩm Tín dụng xanh, Trái phiếu xanh...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/12: USD 'phi' vượt mốc 106

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/12: USD 'phi' vượt mốc 106

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/12 ghi nhận đồng USD tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động đầu tuần.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/12: USD giữ trên mốc 105,5, EUR được hỗ trợ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/12: USD giữ trên mốc 105,5, EUR được hỗ trợ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/12 ghi nhận đồng USD dao động quanh mức hỗ trợ quan trọng là 105,5.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/12: Đồng USD 'một mình một đường'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/12: Đồng USD 'một mình một đường'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/12 ghi nhận Bảng Anh, EUR, Yen Nhật bật tăng, USD giảm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 5/12: Fed 'lung lay', USD đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 5/12: Fed 'lung lay', USD đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 5/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ trong khi đồng EUR đi ngược chiều.
Phiên bản di động