Chính phủ Hà Lan sụp đổ, Thủ tướng Rutte đã trình đơn từ chức do "khác biệt không thể vượt qua" về chính sách di cư. (Nguồn: Shutterstock) |
Ông Rutte, 56 tuổi, vị lãnh đạo cầm quyền lâu nhất tại Hà Lan và một trong những chính khách kỳ cựu nhất của châu Âu, thông báo 4 đảng trong liên minh cầm quyền đã không thể đi đến thỏa thuận sau những ngày đàm phán căng thẳng.
Tin liên quan |
Kinh tế Trung Quốc 'tan băng' chứ không bùng nổ, thế giới đừng đợi ‘gánh team’ |
Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi các cuộc đàm phán đổ bể, Chủ tịch đảng Tự do (VVD) trung hữu thừa nhận: “Các đối tác trong liên minh cầm quyền có những quan điểm rất khác nhau về chính sách di cư… Chúng tôi đã kết luận rằng không thể vượt qua được những khác biệt. Vì vậy, tôi sẽ sớm trình đơn từ chức lên nhà Vua”.
Cùng ngày, chính phủ Hà Lan xác nhận Thủ tướng Rutte đã trình đơn từ chức và sẽ đến tiếp kiến nhà Vua Willem-Alexander trong ngày 8/7.
Ủy ban bầu cử Hà Lan cho biết cuộc bầu cử mới dự kiến sẽ được tổ chức sớm nhất vào giữa tháng 11 tới. Ông Rutte sẽ điều hành một chính phủ tạm quyền cho tới khi bầu cử diễn ra.
Liên minh cầm quyền hiện nay là liên minh thứ 4 do ông Rutte lãnh đạo kể từ khi nhậm chức lần đầu vào năm 2010. Tuy nhiên, liên minh này chỉ mới lên nắm quyền từ tháng 1/2022, sau thời gian đàm phán kỷ lục là 271 ngày và vẫn chia rẽ sâu sắc trong nhiều vấn đề.
Các đảng đã bất đồng về kế hoạch của ông Rutte siết chặt các biện pháp hạn chế đoàn tụ gia đình của người xin tị nạn, biện pháp vốn nhằm hạn chế số người di cư sau vụ bê bối hồi năm ngoái liên quan đến các trung tâm tị nạn quá tải khiến một em nhỏ thiệt mạng và hàng trăm người phải ngủ ngoài trời.
Hà Lan là một trong những nước châu Âu có chính sách nhập cư khó khăn nhất nhưng dưới áp lực của các đảng cánh hữu, ông Rutte trong nhiều tháng đã cố gắng tìm cách giảm hơn nữa dòng người xin tị nạn.
Đơn xin tị nạn ở Hà Lan đã tăng 1/3 vào năm ngoái lên hơn 46.000 và chính phủ dự báo con số này có thể tăng lên hơn 70.000 trong năm nay, vượt qua mức cao nhất trước đó được ghi nhận vào năm 2015.
Hiện người Hà Lan phải đối mặt với một trong những chiến dịch tranh cử chia rẽ nhất trong nhiều năm trở lại đây. Đảng mới Phong trào Công dân-Nông dân (BBB), do những người nông dân phản đối các quy định môi trường của chính phủ đứng đầu, sẽ tìm cách lặp lại thành công như trong cuộc bầu cử Thượng viện đầu năm nay.
Chủ tịch đảng này, bà Caroline van der Plas đã từ chối tham gia liên minh với ông Rutte và không loại trừ khả năng đứng ra nhận chức Thủ tướng nếu đảng của bà giành nhiều ghế nhất trong cuộc tổng tuyển cử tới.
Kinh tế Trung Quốc 'tan băng' chứ không bùng nổ, thế giới đừng đợi ‘gánh team’ Trải qua tình trạng "đóng băng sâu" để chống chọi với đại dịch Covid-19, kinh tế Trung Quốc đang dần "tan băng" nhưng không có ... |
Bạo loạn ở Pháp: Nền kinh tế nợ nần - khe cửa hẹp cho Tổng thống Macron Bạo loạn ở nước Pháp hiện đang bước sang ngày thứ bảy liên tiếp. Giới quan sát cho rằng, ngay cả khi trật tự được ... |
Giá vàng hôm nay 7/7/2023: Giá vàng giảm mạnh vì Fed, nhưng thị trường có thể bật 'chế độ phòng thủ' vì lý do này Giá vàng hôm nay 7/7/2023 có thể thử lại ngưỡng hỗ trợ 1.914 USD/ounce, với khả năng cao sẽ giảm xuống vùng 1.903-1.909 USD/ounce, nhận ... |
Giá cà phê hôm nay 7/7/2023: Giá cà phê biến động trái chiều, giá thu mua trong nước sẽ còn 'tăng sốc'? Việc thiếu hụt nguồn cung khiến giá cà phê nội địa thời gian qua tăng phi mã, liên tục phá vỡ những kỷ lục cũ, ... |
Dự báo thời tiết 10 ngày tới (8-17/7): Cảnh báo nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt ở Bắc Bộ; Tây Nguyên, Nam Bộ mưa rào, dông vào chiều, tối Dự báo thời tiết 10 ngày tới (8-17/7) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia: |