Mỹ cho phép 2 công ty năng lượng châu Âu vận chuyển dầu từ Venezuela. Hình ảnh một cơ sở lọc dầu ở Curacao, Venezuela. (Nguồn: Reuters) |
Theo đó, Bộ Ngoại giao Mỹ trong bức thư gửi tới hai công ty trên đã đồng ý cho họ nối lại các chuyến hàng. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden hy vọng, dầu thô của Venezuela có thể giúp châu Âu giảm sự phụ thuộc vào Nga, đồng thời chuyển hướng một số lô hàng hóa của Venezuela từ Trung Quốc.
Hai công ty năng lượng châu Âu trên đều có liên doanh với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Venezuela (PDVSA). Theo nguồn thạo tin, họ có thể tính lượng dầu thô vào các khoản nợ chưa thanh toán và cổ tức trễ hạn.
Một trong những nguồn tin cho biết, điều kiện quan trọng của việc cho phép trên là lượng dầu mà hai công ty nhận được phải được chuyển đến châu Âu và không được bán lại ở nơi khác.
Chính phủ Mỹ tin rằng, PDVSA sẽ không được hưởng lợi về mặt tài chính từ các giao dịch không tiền mặt này, không giống như việc Venezuela bán dầu hiện tại cho Trung Quốc. Trung Quốc đã không ký vào các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga và vẫn tiếp tục mua dầu và khí đốt của Nga bất chấp lời kêu gọi của Mỹ.
Theo thông tin từ hãng tin Reuters, PDVSA chưa lên lịch cho Eni và Repsol nhận bất kỳ chuyến hàng nào trong tháng này.
Khối lượng dầu mà Eni và Repsol dự kiến nhận được sẽ không lớn và tác động của chúng đến giá dầu toàn cầu sẽ ở mức vừa phải. Nhưng việc chính phủ Mỹ “bật đèn xanh” nối lại dòng chảy dầu bị đóng băng từ lâu của Venezuela sang châu Âu có thể là một tín hiệu đáng mừng cho quốc gia Mỹ Latinh này.
Phó Tổng thống Venezuela Delcy Rodriguez viết trên trang Twitter cá nhân vào tháng 6 rằng, bà hy vọng sự đảo ngược chính sách của Mỹ sẽ mở đường cho việc dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt bất hợp pháp, vốn ảnh hưởng đến toàn bộ người dân của hai nước.
Trong khi đó, chính phủ Mỹ không đưa ra các khoản hỗ trợ tương tự cho các công ty, tập đoàn dầu khí lớn của nước này như Chevron Corp, Oil & Natural Gas Corp Ltd, cùng Maurel & Prom SA của Pháp.
Những công ty trên cũng vận động hành lang với Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Mỹ nhằm thuyết phục giới chức nhận dầu từ Venezuela để đổi lấy hàng tỷ USD cho các khoản nợ tích tụ của nước này.
Tất cả năm công ty dầu mỏ đã ngừng chương trình đổi dầu lấy nợ vào giữa năm 2020, trong bối cảnh chiến dịch "gây áp lực tối đa" của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm cắt giảm mạnh hoạt động xuất khẩu dầu của Venezuela.
| EU áp lệnh cấm vận với 90% dầu mỏ nhập khẩu từ Nga, hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu, Mỹ lo đối phó lạm ... |
| 'Tẩy chay' dầu Nga, EU họp bất thường, cần 'cú lội ngược dòng' từ Hungary Các nguyên thủ quốc gia của 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp tại Hội nghị thượng đỉnh bất thường ... |