Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Thỏa thuận quốc tế

Chu Văn
TGVN. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, sáng 22/5, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Tờ trình về dự án Luật Thỏa thuận quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chinh phu trinh quoc hoi du an luat thoa thuan quoc te Trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA
chinh phu trinh quoc hoi du an luat thoa thuan quoc te Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trình bày tờ trình Dự án Luật Thỏa thuận quốc tế tại UB Thường vụ Quốc hội
chinh phu trinh quoc hoi du an luat thoa thuan quoc te
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trình bày Tờ trình về dự án Luật Thỏa thuận quốc tế. (Nguồn: TTXVN)

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết việc ban hành Luật Thỏa thuận quốc tế là cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý toàn diện, đầy đủ và vững chắc hơn để thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước về hội nhập quốc tế, đáp ứng những nhu cầu về pháp luật và thực tiễn đặt ra.

Mục đích chỉ đạo việc xây dựng Luật Thỏa thuận quốc tế là nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành về công tác ký kết và thực hiện các văn bản hợp tác quốc tế không phải là điều ước quốc tế, bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật; quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương trong công tác thỏa thuận quốc tế; bảo đảm triển khai và quản lý một cách thống nhất, nâng cao hiệu quả ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài cả về công nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm và nguồn vốn của các nước và tổ chức quốc tế phục vụ công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước.

Quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật Thỏa thuận quốc tế bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; thể chế hóa chủ trương của Đảng về hội nhập quốc tế; trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành Pháp lệnh 2007 và Quyết định số 36/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tạo cơ sở cho việc đẩy mạnh hội nhập, hợp tác quốc tế, tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối ngoại ở tất cả các kênh Quốc hội, Nhà nước, nhân dân; bảo đảm chất lượng và tính khả thi của dự án Luật, cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học một cách rộng rãi, thực chất.

Đồng thời, quy phạm hóa 4 chính sách đã được thông qua tại giai đoạn Đề nghị xây dựng Luật gồm: Chính sách 1, quy định rõ nội dung, tính chất của thỏa thuận quốc tế theo hướng phân biệt với điều ước quốc tế, đồng thời phân biệt với hợp đồng/thỏa thuận về giao dịch về dân sự, kinh tế, tài chính, đầu tư; chính sách 2, mở rộng phạm vi chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế phù hợp với chủ trương, nhu cầu và thực tiễn hợp tác quốc tế hiện nay; chính sách 3, xác định rõ và đề cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước ở Trung ương, cơ quan cấp tỉnh trong quản lý nhà nước đối với công tác ký kết và tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế; chính sách 4, đơn giản hóa trình tự, thủ tục ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, trong quá trình xây dựng dự án Luật này, cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Ngoại giao đã nghiêm túc thực hiện các bước xây dựng Luật theo các quy định của pháp luật liên quan và chỉ đạo của Chính phủ.

Dự thảo Luật Thỏa thuận quốc tế được thiết kế gồm 7 chương, 53 điều.

Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thỏa thuận quốc tế do Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nguyễn Văn Giàu nêu rõ: Các ý kiến tham gia thẩm tra đều nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Thỏa thuận quốc tế theo Tờ trình của Chính phủ.

Các ý kiến đều cho rằng, hồ sơ dự án Luật Thỏa thuận quốc tế đã được Chính phủ chuẩn bị đầy đủ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm hợp hiến, hợp pháp tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Trên cơ sở các ý kiến góp ý về những vấn đề cụ thể, từ ngữ, kỹ thuật lập pháp, Ủy ban Đối ngoại đề nghị Chính phủ nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh sửa để hoàn thiện dự án Luật trình Quốc hội.

chinh phu trinh quoc hoi du an luat thoa thuan quoc te

Phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội trong trạng thái bình thường mới

TGVN. Sáng 20/5, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ...

chinh phu trinh quoc hoi du an luat thoa thuan quoc te

Toàn văn phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 9 của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

TGVN. Sáng 20/5, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn ...

chinh phu trinh quoc hoi du an luat thoa thuan quoc te

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV

TGVN. Sáng 20/5, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

(theo VGP)

Đọc thêm

MacBook Air M3 giảm giá ‘tiền triệu’ ngay khi lên kệ tại Việt Nam

MacBook Air M3 giảm giá ‘tiền triệu’ ngay khi lên kệ tại Việt Nam

Giá MacBook Air M3 đang được chào bán ở mức 27 triệu đồng cho phiên bản 13 inch, thấp hơn 1 triệu đồng so với mức giá niêm yết. Phiên ...
Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài tại Osaka, Nhật Bản

Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài tại Osaka, Nhật Bản

Chiều 26/4, Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024 đã được tổ chức tại Osaka, ...
TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong đêm 30/4

TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong đêm 30/4

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo bắn pháo hoa tại 5 điểm trong đêm 30/4 thay vì 16 điểm như trước đó.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga long trọng tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản ...
U23 Việt Nam: Thủ môn Quan Văn Chuẩn nhận lỗi về bàn thua trước U23 Iraq

U23 Việt Nam: Thủ môn Quan Văn Chuẩn nhận lỗi về bàn thua trước U23 Iraq

Quan Văn Chuẩn thừa nhận mắc sai lầm dẫn đến tình huống U23 Việt Nam phải nhận bàn thua trước U23 Iraq, dừng chân ở tứ kết VCK U23 châu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Burnley; La Liga - Atletico vs Athletic Club

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Burnley; La Liga - Atletico vs Athletic Club

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 - MU vs Burnley; Serie A vòng 34 - Juventus vs ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động