TIN LIÊN QUAN | |
Sở ngoại vụ TP. HCM tổ chức thi tìm hiểu kiến thức ngoại giao về ASEAN | |
TP. Hồ Chí Minh: Sở Ngoại vụ và Hiệp hội Doanh nghiệp ký biên bản hợp tác |
Những con số ấn tượng
Theo số liện báo cáo mới nhất của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM, chỉ trong 8 tháng của năm 2018, các chỉ số kinh tế trên tất cả mọi lĩnh vực như bán lẻ, xuất - nhập khẩu, vận tải, du lịch… đều tăng trưởng ngoạn mục, có khi lên đến 15% so với cùng kỳ.
Cụ thể, trong lĩnh vực bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước đạt 679.845 tỷ đồng, tăng 12,6% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 10,3%); Lĩnh vực thương mại – dịch vụ có 22.279 doanh nghiệp thành lập mới với vốn đăng ký kinh doanh 254.928,9 tỷ đồng (tăng 7,25% về số lượng so cùng kỳ).
Đối với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp trong 8 tháng đầu năm ước đạt 24,66 tỷ USD (tăng 6,0% so với cùng kỳ). Nếu không tính giá trị dầu thô, kim ngạch ước đạt 23 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 12,9%). Đáng phải kể là số lượng xuất khẩu đã tăng nhanh tại một số thị trường như: Hongkong (39,6%); Đài Loan (63,6%); Indonesia (72,9%); Úc (37,9%)…
TP. HCM nhờ vào sự cải thiện mạnh mẽ về thủ tục hành chính, cũng như cải cách thể chế về tự do môi trường kinh doanh, góp phần thu hút đầu tư vốn FDI vào nhiều lĩnh vực. (Ảnh: Bảo Lan) |
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong 8 tháng ước đạt 30,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 15,8%) và chủ yếu đến từ các quốc gia như: Trung Quốc (tăng 25,7%), Malaysia (tăng 22,7%);…
Trong lĩnh vực du lịch, số liệu cũng cho thấy lượng khách quốc tế đến TP. HCM trong 8 tháng đầu năm ước đạt 4,9 triệu lượt khách, tăng 17% so cùng kỳ, đạt 65,8% kế hoạch năm. Riêng doanh thu ngành du lịch (lữ hành, khách sạn nhà hàng) trong 8 tháng ước đạt 87.500 tỷ đồng (tăng 16% so cùng kỳ) và đạt 66.9% kế hoạch năm (138.000 tỷ đồng).
Đối với tổng doanh thu vận chuyển hàng hóa, hành khách trong 8 tháng ước đạt 71.661.8 tỷ đồng (tăng 12,8% so cùng kỳ). Lĩnh vực vận tải kho bãi có 1.139 doanh nghiệp thành lập mới với vốn đăng ký kinh doanh 7.673.8 tỷ đồng (tăng 15,75% so cùng kỳ) và toàn thành phố tính có 24 dự án FDI cấp mới, với tổng vốn đầu tư 12,23 triệu USD (tăng 9,78% so cùng kỳ).
Đặc biệt, ngành mũi nhọn như công nghiệp, chỉ số sản xuất công nghiệp trong 8 tháng ước (tăng 7,51% so với cùng kỳ). Trong đó, có 4 ngành công nghiệp trọng yếu như cơ khí chế tạo, điện tử, hóa chất - cao su - nhựa và chế biến tinh lương thực, thực phẩm vẫn là những ngành tiếp tục mở rộng thị trường và ước tăng 8,31% so với cùng kỳ,
Trong lĩnh vực công nghiệp có 5.752 doanh nghiệp thành lập mới với vốn đăng ký kinh doanh 90.289 tỷ đồng, tăng 1,1% về số lượng và tăng 29,79% về vốn so cùng kỳ. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có 29 dự án FDI cấp mới với tổng vốn đầu tư 136,9 triệu USD.
Ngành điện tử - công nghệ thông tin cũng tăng 15,89% so với cùng kỳ. Ngành cơ khí - chế tạo thành phố ước tăng 10,13% so với cùng kỳ, tập trung để tăng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, đã chuyển dịch mạnh mẽ với việc đầu tư nhiều trang thiết bị mới có khả năng cạnh tranh trong khu vực.
Xử lý tốt những khiếu nại, khiếu kiện của người dân cũng như là cách để TP. HCM xây dựng niềm tin với các nhà đầu tư quốc tế. (Ảnh: Bảo Lan) |
Năng động trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Với mục tiêu là phát triển và xây dựng TP. HCM không chỉ trở thành là một trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, mà còn trở thành là địa phương thu hút mạnh các nguồn lực tài chính từ các nhà đầu tư, các quỹ tài chính quốc tế, chính quyền thành phố đã ưu tiên ưu tiên và tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp trọng yếu gồm: Cơ khí, điện tử- CNTT, hóa chất- nhựa - cao su, chế biến lương thực- thực phẩm.
Điển hình trong công tác xử lý những khiếu nại, khiếu kiện của người dân là vụ việc của Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã thu hút đông đảo sự quan tâm, không chỉ là người dân trong nước mà còn của giới báo chí quốc tế, cũng như của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo diễn biến mới nhất, tại buổi họp báo sáng 21/9 vừa qua, đại diện lãnh đạo TP - Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Trần Vĩnh Tuyến đã thẳng thắn nhìn nhận những sai phạm theo kết luận của thanh tra chính phủ. “Khu đô thmới Thủ Thiêm được xác định là công trình trọng điểm trong quy hoạch tổng thể của TP. HCM trong giai đoạn xây dựng và phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã để xảy những khiếu kiện và bức súc cho người dân, chúng tôi xin nhận khuyết điểm và chính thức công khai xin lỗi người dân Thủ Thiêm”. Đồng thời, Phó Chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến cũng cam kết sẽ cùng lãnh đạo thành phố khẩn trương rà soát lại tất cả các vấn đề có liên quan, ngay cả việc đối thoại với người dân để tìm ra sự đồng thuận cao nhất, từ đó sẽ làm cơ sở cho việc giải quyết và hỗ trợ cho người dân một cách tốt nhất... và có báo cáo với Chính phủ trước thời hạn 20/10, để người dân yên tâm, cũng như là cách để TP. HCM xây dựng niềm tin với các nhà đầu tư quốc tế. |
Đồng thời, mở rộng các chính sách đầu tư và kêu gọi các nhà đầu tư quốc tế quan tâm đến các lĩnh vực: Công nghiệp hỗ trợ và 9 nhóm ngành dịch vụ gồm: Tài chính - ngân hàng – bảo hiểm, thương mại, du lịch, vận tải, cảng và kho bãi, bưu chính, viễn thông, thông tin và truyền thông, y tế, bất động sản, tư vấn, KH&CN, giáo dục và đào tạo.
Để đạt đươc những mục tiêu ấy, lãnh đạo và chính quyền thành phố không ngừng nỗ lực kết nối các tổ chức doanh nghiệp trong nước với các tổ chức, Hiệp hội Thương mại quốc tế để mong muốn tìm hiểu và có cơ hội đưa doanh nghiệp địa phương tham gia sâu và thực chất vào các nền kinh tế phát triển.
Bên cạnh đó, xác định thủ tục hành chính kéo dài và giải quyết chậm cũng làm mất đi cơ hội thu hút đầu tư. Vì vậy, chính quyền thành phố đã đẩy mạnh và tăng cường cải cách hành chính với những quyết sách mang tính đột phá thẳng vào những vấn đề cụ thể, thiết thực; Tăng cường vai trò giám sát của người dân, doanh nghiệp đối với hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính thành phố nhằm xây dựng một chính quyền điện tử, một chính quyền vì dân hành động; Tích cực giải quyết những vướng mắc, khiếu nại của người dân…
Bằng những mục tiêu cụ thể và những nỗ lực không ngừng của chính quyền TP. HCM đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Không chỉ tạo sức lan tỏa sâu rộng, tác động mạnh mẽ, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đồng thời, qua đó còn tạo niềm tin cho các nhà đầu tư quốc tế trong việc xây dựng một môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch.
Doanh nghiệp có vốn FDI đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó TP. HCM có 96 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư và vẫn là địa phương dẫn đầu cả nước với gần 7.400 dự án và có tổng số vốn đầu tư gần 45,3 tỷ USD (chiếm 13,6% tổng vốn đầu tư).
Trong buổi làm việc với các vị đại diện là Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán cũng như doanh nghiệp của khu vực Shengen tại TP. HCM, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cũng đã cam kết sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp trong khối Schengen nói riêng và các doanh nghiệp quốc tế nói chung hoạt động hiệu quả tại TP.HCM.
Đồng thời, “Lấy sự hài lòng của người dân và thành công doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế đang làm ăn và đầu tư tại TP. HCM là thông số đo lường hiệu quả của khu vực công, cũng như công tác cải cách hành chính của chính quyền thành phố”, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.
Hợp tác điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giữa Tp. HCM và Tp. Yokohama Chiều 25/7, Sở Ngoại vụ TP. HCM đã tổ chức và chứng kiến Lễ ký kết Bản ghi nhớ về Hợp tác trong lĩnh vực ... |
Trải nghiệm xứ Phù Tang tại Thành phố Hồ Chí Minh Lễ hội Feel Japan in Vietnam 2018 đang diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh (từ ngày 14-15/7) dưới sự hỗ trợ của Cơ ... |
Tp. Hồ Chí Minh trao kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp đối ngoại Đảng" Sáng 9/7, Thành ủy TPHCM đã tổ chức lễ trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp đối ngoại Đảng”. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn ... |