Chính sách đối ngoại của Việt Nam - Vì hòa bình và sự phát triển tiến bộ của dân tộc

Petr Tsvetov (*)
Ngày nay, mục đích chính của ngoại giao Việt Nam là đảm bảo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước bằng việc duy trì quan hệ cân bằng với tất cả các nước và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev. (Nguồn: TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev, ngày 22/5/2023. (Nguồn: TTXVN)

Giai đoạn phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam ngày nay gắn liền với đường lối Đổi mới toàn diện. Sau khi Ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam lựa chọn con đường chuyển đổi sang cải cách thị trường và mở cửa vào năm 1986, ở một mức độ đáng kể, mục đích và nhiệm vụ của ngoại giao Việt Nam đã có sự thay đổi.

Ngày nay, mục đích chính của ngoại giao Việt Nam là đảm bảo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước bằng việc duy trì quan hệ cân bằng với tất cả các nước (“đa dạng hóa”) và tham gia sâu rộng vào hội nhập quốc tế.

Việt Nam mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Và Việt Nam làm được. Như đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng: “An ninh chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và trật tự, an toàn xã hội được giữ vững”. Điều này có được phần lớn là nhờ sự làm việc hiệu quả của các nhà ngoại giao Việt Nam.

Cũng tại Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá về vị thế của đất nước trong cộng đồng quốc tế như sau: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Nhìn lại chính sách đối ngoại và các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam, có thể thấy rằng, sau 37 năm thực hiện đường lối Đổi mới, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng “thù trong giặc ngoài” và mở rộng quan hệ đối ngoại của mình hơn rất nhiều.

Ngoài ra, môi trường đầu tư thuận lợi trong nước cũng góp phần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, điều này có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Cuối cùng, không kém phần quan trọng là niềm tin đối với Việt Nam như một chủ thể tích cực trong đời sống quốc tế ngày càng được nâng cao.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 1/2011. Hoạt động của Tổng Bí thư rất đa dạng, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm công tác xây dựng đảng, cơ sở chính trị về con đường phát triển đất nước xã hội chủ nghĩa và những vấn đề cụ thể về phát triển kinh tế trong điều kiện thị trường.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng làm việc trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng, giáo dục và văn hóa, đặc biệt, đối ngoại cũng là một lĩnh vực quan trọng trong số các lĩnh vực mà đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã đảm nhiệm.

Tại Đại hội XI, XII và XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã trình bày Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó nêu rõ các nhiệm vụ chiến lược và chiến thuật của ngoại giao Việt Nam.

Cụ thể, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ các nhiệm vụ cần thực hiện sau đây: “Nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện”.

Từ Đại hội XIII, các nhiệm vụ của ngành ngoại giao được chỉ ra cụ thể hơn: “Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”.

Hoạt động đối ngoại của cá nhân đồng chí Nguyễn Phú Trọng cũng đóng vai trò không nhỏ trong các sự kiện đối ngoại của Việt Nam. Tổng Bí thư đã tiếp các lãnh đạo cấp cao nhà nước cũng như các nhà hoạt động xã hội của nhiều nước trên thế giới tại Hà Nội và bản thân ông cũng có các chuyến thăm chính thức đến nhiều quốc gia khác nhau.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng có quan hệ gắn bó đặc biệt với Nga. Nhiều người Nga biết và vẫn nhớ Tổng Bí thư đã theo học tại Moscow và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện hàn lâm Khoa học xã hội.

Quan hệ của Việt Nam với Liên bang Nga hiện nay là quan hệ đặc trưng của khái niệm Đối tác chiến lược toàn diện. Vị trí trung tâm của mối quan hệ đối tác này là đối thoại chính trị ở cấp cao nhất. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức Liên bang Nga vào các năm 2014 và 2018.

Về phần mình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã đón tiếp nồng hậu các vị khách quý từ Nga. Tổng thống Nga Vliadimir Putin đã thăm Việt Nam vào các năm 2001, 2006, 2013 và 2017, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Dmitry Medvedev thăm vào các năm 2012 và 2015.

Tháng 5/2023 tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Chủ tịch Đảng nước Nga Thống nhất Dmitry Medvedev. Tại cuộc tiếp, ông Medvedev đã nhấn mạnh Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của Nga tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông khẳng định Nga mong muốn cùng Việt Nam thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh.

Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Nga có nguồn gốc sâu xa và truyền thống lâu đời. Phát biểu với hội viên Hội hữu nghị Nga-Việt năm 2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Không một tài sản nào trên thế giới có thể so sánh với tình hữu nghị. Nhân dân Việt Nam thật lòng biết ơn và luôn ghi nhớ tình cảm của những người bạn Nga cũng như sự đóng góp to lớn của họ vào việc củng cố tình anh em giữa hai dân tộc chúng ta”.


(*) Petr Tsvetov, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội hữu nghị Nga-Việt, Phó Tiến sĩ khoa học lịch sử, Phó Trưởng khoa quan hệ quốc tế Bộ Ngoại giao Nga.

Xây dựng đường lối đối ngoại Việt Nam đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới

Xây dựng đường lối đối ngoại Việt Nam đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới

Chiều ngày 29/3, Ban Đối ngoại Trung ương đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa ...

Nghị quyết số 22-NQ/TW: Đột phá về tư duy chiến lược và thực tiễn, xung lực để vững bước vào tương lai

Nghị quyết số 22-NQ/TW: Đột phá về tư duy chiến lược và thực tiễn, xung lực để vững bước vào tương lai

Có nhiều điều để nói khi nhìn lại hành trình 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, với nguyên ...

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Hợp tác quốc tế về văn hóa làm giàu sức mạnh tổng hợp quốc gia

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Hợp tác quốc tế về văn hóa làm giàu sức mạnh tổng hợp quốc gia

Trong những năm qua, hoạt động hợp tác quốc tế về văn hóa của Việt Nam cơ bản bám sát, phục vụ tốt chủ trương, ...

Cảm nhận đẹp về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cảm nhận đẹp về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tôi chỉ xin chia sẻ đôi điều cảm nhận của bản thân về phong cách giản dị, gần gũi, chân thành đối với các cấp, ...

Phong cách ngoại giao nhân văn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Phong cách ngoại giao nhân văn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Có hai sự kiện đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi về phong cách ngoại giao rất nhân văn của đồng chí Tổng ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica

Tối ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã rời Santo Domingo, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica.
Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng khẳng định vị thế Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, mở ra động lực hợp tác vì tương lai phát ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự Lễ khánh thành công trình tôn tạo tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra tuyên bố chung.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động