Chính thức thành lập Hội Luật quốc tế Việt Nam

Sáng 17/9, tại Đại học Luật Hà Nội, Hội Luật quốc tế Việt Nam đã tổ chức Đại hội thành lập.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chinh thuc thanh lap hoi luat quoc te viet nam Khai mạc Hội thảo quốc tế Biển Đông tại Nha Trang
chinh thuc thanh lap hoi luat quoc te viet nam Nguyên tắc pháp quyền trong quan hệ quốc tế châu Á

Tham dự Đại hội có Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc, đại diện các Bộ, Ban, ngành, các trường Đại học, học viện, nhiều luật gia và cán bộ đang làm việc trong lĩnh vực luật pháp quốc tế.

chinh thuc thanh lap hoi luat quoc te viet nam
Các đại biểu tham dự Đại hội thành lập Hội Luật quốc tế Việt Nam. (Nguồn: BTC)

Bảo vệ chủ quyền, thúc đẩy hội nhập

Phát biểu khai mạc Đại hội, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh vai trò quan trọng của luật pháp quốc tế, cho rằng đây không chỉ là công cụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ mà còn là phương tiện mở rộng quan hệ đối ngoại, thúc đẩy hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh Đảng, Nhà nước và Chính phủ đang tích cực triển khai chiến lược hội nhập quốc tế, với một trong những định hướng lớn là tuân thủ, vận dụng cũng như phát triển luật pháp quốc tế để bảo vệ hiệu quả quyền lợi của đất nước, vai trò của các luật gia luật quốc tế Việt Nam càng quan trọng hơn.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định sự ra đời của Hội Luật quốc tế Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, là sự kế thừa và phát huy truyền thống vận dụng luật pháp quốc tế phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Bên cạnh đó, Hội được thành lập đáp ứng nhu cầu chính đáng của giới nghiên cứu, thực hành pháp luật quốc tế thuộc nhiều thế hệ tại Việt Nam.

chinh thuc thanh lap hoi luat quoc te viet nam
Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo Đại hội. (Nguồn: BTC)

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Chính phủ cũng thẳng thắn cho rằng mặt bằng trình độ luật pháp quốc tế của Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, vì vậy có thể khiến Việt Nam chịu thua thiệt trong các “cuộc chiến pháp lý” nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia, lợi ích Nhà nước, và quyền lợi hợp pháp của pháp nhân, công dân Việt Nam tại các toà án, hoặc cơ quan trọng tài quốc tế và nước ngoài.

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị Hội Luật quốc tế Việt Nam tập trung vào một số hoạt động để đạt được những mục tiêu chính. Cụ thể, Hội cần tạo ra một diễn đàn tập hợp đông đảo các học giả, các nhà quản lý và thực hành pháp luật quốc tế; tổ chức những hoạt động có hiệu quả nhằm tuyên truyền, đào tạo, nghiên cứu luật pháp quốc tế phục vụ hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, Hội cần phối hợp với những tổ chức pháp lý đã hình thành tại Việt Nam như Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đưa ra những đóng góp, tư vấn và phản biện cho các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp, bảo đảm sự hài hoà và phù hợp giữa pháp luật quốc gia với các cam kết quốc tế.

Đặc biệt, Hội Luật quốc tế Việt Nam cần có những hoạt động thiết thực góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết hiện nay như cơ sở pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo; các khía cạnh pháp lý về hội nhập quốc tế; việc thực hiện các cam kết quốc tế, đặc biệt trong các điều ước thế hệ mới về thương mại, đầu tư; đấu tranh chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; nâng cao vai trò của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế, các cơ quan tài phán quốc tế.

Cần những hoạt động thực chất

Ngày 25/8/2014, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã ký Quyết định số 2487/QĐ-BNG công nhận Ban vận động thành lập Hội Luật quốc tế Việt Nam bao gồm các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực luật quốc tế của Việt Nam như nguyên Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc, Đại sứ Nguyễn Bá Sơn, luật sư Trương Trọng Nghĩa...

Sau một thời gian hoàn thiện các hồ sơ và thủ tục pháp lý, được sự hộ trợ tích cực của các Bộ, ngành liên quan, ngày 20/6/2016, Bộ Nội vụ đã chính thức cho phép thành lập Hội Luật quốc tế Việt Nam (Quyết định số 1616/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ).

Phát biểu tại Đại hội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung nhấn mạnh sự ra đời của Hội Luật quốc tế Việt Nam là thành quả của nỗ lực không mệt mỏi của nhiều thế hệ luật gia Việt Nam, đồng thời là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước đối với những đóng góp của giới luật gia luật quốc tế Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ trưởng Lê Hoài Trung cho biết, ngay từ đầu, Bộ Ngoại giao đã đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy thành lập Hội Luật quốc tế Việt Nam thông qua Ban vận động thành lập Hội, bao gồm các cán bộ luật pháp quốc tế kỳ cựu của Bộ Ngoại giao và các Bộ, Ban, ngành khác.

Thứ trưởng Lê Hoài Trung cũng nêu rõ, quyết định cho phép thành lập Hội Luật quốc tế Việt Nam đã quy định Bộ Ngoại giao là cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của Hội. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Bộ Ngoại giao và Hội triển khai các công tác, thực hiện các nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó trong công tác pháp luật nói chung, luật quốc tế nói riêng.

chinh thuc thanh lap hoi luat quoc te viet nam
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung phát biểu tại Đại hội. (Nguồn: BTC)

Trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đề xuất Hội Luật quốc tế Việt Nam cần có những hoạt động thực chất, trực tiếp đóng góp vào những vấn đề lớn của đất nước như tranh chấp chủ quyền trên bộ và trên biển, tranh chấp thương mại - đầu tư, tham gia pháp điển hóa luật pháp quốc tế.

Bên cạnh đó, Hội cần tiến hành những hoạt động trao đổi, tuyên truyền, phổ biến cho công chúng những thành quả của quá trình đấu tranh pháp lý về chủ quyền của Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời thường xuyên trao đổi, nghiên cứu để làm cơ sở kiến nghị cho Bộ Ngoại giao, Chính phủ và Nhà nước.

Ngoài ra, Thứ trưởng Lê Hoài Trung mong muốn Hội trở thành một diễn đàn dành cho các chuyên gia luật quốc tế chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khoa học luật quốc tế trong nước, góp phần đưa trình độ của giới luật gia Việt Nam tiệm cận các nước trong khu vực và trên thế giới.

Nghiên cứu ở mức độ sâu rộng

Cũng tại Đại hội, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của luật pháp quốc tế trong việc duy trì trật tự quốc tế, giải quyết các vấn đề quan hệ quốc tế, bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển trên thế giới. Trong 20 năm qua, Việt Nam đã xử lý tốt mối quan hệ giữa luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế, tạo cơ sở cho sự hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước, đồng thời thúc đẩy sự phát triển chung của luật quốc tế.

chinh thuc thanh lap hoi luat quoc te viet nam
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc phát biểu tại Đại hội. (Nguồn: BTC)

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc cho rằng, hiện nay, quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Việt Nam trên trường quốc tế đòi hỏi việc nghiên cứu, giảng dạy, thực hành luật quốc tế ở mức độ sâu rộng. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Việt Nam đang thiếu các chuyên gia luật quốc tế trình độ cao, thiếu các bài viết được đăng ở các tạp chí quốc tế, đồng thời xử lý nhiều vấn đề pháp lý quốc tế còn lúng túng, bị động.

Đánh giá cao sự ra đời của Hội Luật quốc tế Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc khẳng định những tôn chỉ, mục đích của Hội rất phù hợp chủ trương của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực pháp luật quốc tế. Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ phối hợp chặt chẽ với Hội để triển khai các vấn đề liên quan đến luật quốc tế.

Đại hội của Hội Luật quốc tế Việt Nam đã thông qua Quy chế của Hội, Bầu Đoàn Chủ tịch, Ban Chấp hành và Ban kiểm soát của Hội, phương hướng hoạt động của Hội trong thời gian tới.
chinh thuc thanh lap hoi luat quoc te viet nam Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức về pháp luật quốc tế

Đề án nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức các bộ, ngành, địa phương về pháp luật quốc tế và giải ...

chinh thuc thanh lap hoi luat quoc te viet nam Châu Á: Hiểu sâu luật quốc tế để đối phó với các thách thức

Sáng nay (14/6), tại Hà Nội đã khai mạc hội thảo “Luật quốc tế và một châu Á năng động” do Hiệp hội Luật Quốc ...

chinh thuc thanh lap hoi luat quoc te viet nam Công tác pháp luật quốc tế đạt nhiều kết quả

Ngày 8/1, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2016 theo hình thức trực tuyến ...

Quang Chinh

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường

Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường

Giá vàng hôm nay 20/11/2024 ghi nhận thị trường trong nước và thế giới đang 'nóng' trở lại.
Giá tiêu hôm nay 20/11/2024: Hơn 82% hồ tiêu nhập vào Việt Nam tới từ quốc gia Đông Nam Á này, nhận định thị trường vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 20/11/2024: Hơn 82% hồ tiêu nhập vào Việt Nam tới từ quốc gia Đông Nam Á này, nhận định thị trường vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 20/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.500 – 140.000 đồng/kg.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/11/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/11/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 20/11. Lịch âm 20/11/2024? Âm lịch hôm nay 20/11. Lịch vạn niên 20/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 20/11/2024: Cự Giải công danh rộng thênh thang

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 20/11/2024: Cự Giải công danh rộng thênh thang

Tử vi hôm nay 20/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/11/2024: Tuổi Hợi làm việc chu đáo

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/11/2024: Tuổi Hợi làm việc chu đáo

Xem tử vi 20/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 đề xuất về phát triển bền vững tại G20

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 đề xuất về phát triển bền vững tại G20

Ngày 19/11, Thủ tướng tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng và bế mạc Hội nghị ...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Hàng trăm nhà ngoại giao tham gia hành trình xe đạp hữu nghị vì Hà Nội xanh

Hàng trăm nhà ngoại giao tham gia hành trình xe đạp hữu nghị vì Hà Nội xanh

Hơn 300 nhà ngoại giao nước ngoài đã tham gia Hành trình đạp xe hữu nghị vì Hà Nội xanh.
Quan hệ Việt Nam-Mông Cổ: Khí thế mới của ‘bài ca mang âm hưởng ngút ngàn’

Quan hệ Việt Nam-Mông Cổ: Khí thế mới của ‘bài ca mang âm hưởng ngút ngàn’

Tròn bảy thập kỷ cũng là hành trình quan hệ Việt Nam-Mông Cổ đi qua những gian khó, thử thách để trở nên gắn kết, vững bền.
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của UAE đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ…
Đại sứ Lê Quang Long: Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính mang tính lịch sử với quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Dominica

Đại sứ Lê Quang Long: Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính mang tính lịch sử với quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Dominica

Theo Đại sứ Lê Quang Long, chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới Cộng hòa Dominica.
Đại sứ Brazil Marco Farani: Ngạc nhiên thấy một Việt Nam hoàn toàn mới

Đại sứ Brazil Marco Farani: Ngạc nhiên thấy một Việt Nam hoàn toàn mới

Đại sứ Brazil chia sẻ với Thế giới và Việt Nam trước chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 của Thủ tướng Phạm Minh Chính theo lời mời của Tổng thống Lula da Silva.
Phiên bản di động