Nhỏ Bình thường Lớn

Chơi game không phải không có lợi

Các ông bố bà mẹ đều không muốn con cái chơi trò chơi điện tử vì lo ngại nó sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho rằng chơi game là có lợi.
Ảnh minh họa.

Giúp điều trị các bệnh mãn tính: Theo nghiên cứu của trường ĐH Utah (Mỹ) về tác động của game với trẻ em được chẩn đoán mắc các bệnh như tự kỷ, trầm cảm và bệnh Parkinson cho thấy dấu hiệu cải thiện trong khả năng phục hồi. Các nhà nghiên cứu tin rằng trò chơi diễn ra theo "cơ chế thần kinh kích hoạt cảm xúc tích cực của hệ thống đã giúp cải thiện các hành vi của trẻ”.

Cải thiện các kỹ năng vận động của trẻ trước tuổi đi học: Các nhà nghiên cứu từ ĐH Deakin (Melbourne, Australia) cho biết những trẻ chơi các trò tương tác thường có kỹ năng điều khiển vận động tốt hơn dù không rõ liệu có phải đó là do những trẻ có kỹ năng vận động tốt hơn thường bị hút vào các trò video game nhanh hơn các trẻ khác hay không.

Giúp giảm căng thẳng và trầm cảm: Đánh giá thường niên năm 2009 về liệu pháp mạng và y học từ xa cho thấy các game thủ mắc những vấn đề sức khỏe tâm thần như căng thẳng và trầm cảm có thể để bày tỏ sự thất vọng và bực bội khi chơi game và qua đó cho thấy một sự cải thiện đáng kể.

Giúp giảm đau: Các nhà tâm lý học tại ĐH Washington đã phát triển một trò chơi giúp các bệnh nhân bị đau đớn thể xác bằng cách sử dụng một thủ thuật làm mất tập trung. Như trò chơi "Snow World" đưa bệnh nhân vào một thế giới ảo ở Bắc cực để họ ném vũ khí vào một loạt các mục tiêu như chim cánh cụt và snowmen khiến các binh lính tại một bệnh viện quân đội cần ít thuốc giảm đau hơn.

Cải thiện kỹ năng ra quyết định: Các nhà khoa học thần kinh tại ĐH Rochester ở New York cho rằng trò chơi hành động mô phỏng quá trình ra quyết định bằng cách đem lại cho người chơi nhiều cơ hội để suy ngẫm từ các thông tin của môi trường xung quanh của họ và buộc họ phải phản ứng phù hợp.

Mai Anh