Chủ tịch Đại hội đồng LHQ cảm ơn 'sự tán thành toàn diện' đối với chủ nghĩa đa phương và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ

Thu Hiền
TGVN. Chủ tịch Đại hội đồng LHQ cho rằng Covid-19 'đã không ngăn cản được chủ nghĩa đa phương hoạt động ở cấp cao nhất'.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Sáng 30/9, phiên thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 75 đã bế mạc tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ), với một tín hiệu tích cực khi đa số các nhà lãnh đạo trên thế giới và đại diện các quốc gia tham dự đều bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chủ nghĩa đa phương và LHQ.

Chủ tịch Đại hội đồng LHQ cảm ơn 'sự tán thành toàn diện' đối với chủ nghĩa đa phương và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ
Ông Volkan Bozkir chủ trì các phiên thảo luận trong khuôn khổ Khóa 75 Đại hội đồng Liên hợp quốc. (Nguồn: United Nations News)

Đồng nhất một thông điệp

Lần đầu tiên trong lịch sử của LHQ, các nhà lãnh đạo toàn cầu không thể gặp mặt trực tiếp trong cuộc thảo luận thường niên của Đại hội đồng, nhưng ông Volkan Bozkir, Chủ tịch khóa 75 Đại hội đồng LHQ cho rằng Covid-19 “đã không ngăn cản được chủ nghĩa đa phương hoạt động ở cấp cao nhất”.

Vào tháng 7, Đại hội đồng đã có một quyết định mang tính lịch sử khi cho phép các nhà lãnh đạo thế giới gửi video được ghi sẵn tới Đại hội đồng. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có ít đại biểu tập trung tại tòa nhà Trụ sở chính của LHQ và không có cảnh đi lại nhộn nhịp của các đoàn như thường lệ.

Thế nhưng, đã có nhiều hơn các nhà lãnh đạo như dự kiến tham gia vào Phiên Thảo luận chung cấp cao của ĐHĐ, mang tới nhiều chủ đề đa dạng, từ hợp tác chống Covid-19 đến thúc đẩy chủ nghĩa đa phương toàn cầu, thúc đẩy bình đẳng giới hay hành động vì khí hậu.

Ông Bozkir cho biết, các nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ và các bộ trưởng đã đề ra một chương trình nghị sự hoàn chỉnh, không chỉ hỗ trợ các ưu tiên đặt ra, mà còn cung cấp hướng dẫn cụ thể về các bước đi cần thiết để vượt qua những thách thức mà thế giới đang phải đối mặt. Các nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng các giải pháp chỉ có thể đến từ các hành động đa phương, với LHQ là trung tâm.

Theo ông Bozkir, việc rất nhiều nhà lãnh đạo thế giới lựa chọn phát biểu tại Phiên thảo luận chung cấp cao này là một minh chứng cho sức mạnh và sự phù hợp của LHQ, “không tổ chức quốc tế nào có quyền triệu tập này. Không có tổ chức nào khác có thể quy tụ nhiều nhà lãnh đạo toàn cầu đến vậy. Cũng không có cơ quan nào khác có tiềm năng giải quyết các thách thức toàn cầu như LHQ”. Các nhà lãnh đạo trên thế giới đã cùng nhất trí rằng chủ nghĩa đa phương sẽ mang lại hiệu quả nhất trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu như đại dịch hay biến đổi khí hậu.

“Tôi cảm ơn vì sự tán thành đầy đủ và toàn diện của các nhà lãnh đạo đối với các nguyên tắc và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ được ghi trong Hiến chương LHQ”, ông Bozkir nhấn mạnh. Ông Bozkir đồng thời cũng lưu ý đến những lời kêu gọi mạnh mẽ của các đại biểu về nỗ lực cải tổ LHQ để ngày càng phù hợp với thực tế của thế kỷ XXI.

Covid-19 - bài kiểm tra thực hành

Ông Bozkir cho rằng lời kêu gọi đoàn kết là không thể bỏ qua trong bối cảnh đại dịch hiện nay. Trong các bài phát biểu, các nhà lãnh đạo đều đề cập đến những hậu quả nghiêm trọng của đại dịch này. “Các hành động đơn phương đã không thể ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Cần có những nỗ lực đáng kể để ngăn chặn đại dịch và chuẩn bị cho những cú sốc về sức khỏe và y tế trong tương lai”, ông Bozkir nói.

Các nước thành viên đã yêu cầu Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Volkan Bozkir tập trung vào ba vấn đề liên quan trong nhiệm kỳ Chủ tịch của mình: hệ thống cảnh báo sớm, tạo điều kiện để ngăn chặn sự xuất hiện của một đại dịch khác; tính toàn diện trong các cách tiếp cận đối phó với khủng hoảng; và công bằng trong việc tiếp cận các vaccine trong tương lai.

Chủ tịch Đại hội đồng LHQ cảm ơn 'sự tán thành toàn diện' đối với chủ nghĩa đa phương và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ
Covid-19 khiến cho Khóa họp lần này của Đại hội đồng LHQ có phần đặc biệt. (Nguồn: United Nations News)

Ông Bozkir cho biết tại phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng về dịch Covid-19 cuối năm nay, các quốc gia thành viên được khuyến khích trình bày các giải pháp chính sách về 3 vấn đề nêu trên, nhằm tăng cường hợp tác và đưa thế giới đi đúng hướng với mục tiêu đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs).

“Covid-19 là một bài kiểm tra thực hành, qua đó làm bộc lộ những điểm yếu của chúng ta và những lĩnh vực mà chúng ta phải cùng nhau củng cố”, Chủ tịch Bozkir nói, đồng thời lưu ý rằng ông rất vui vì nhiều nhà lãnh đạo phát biểu đã nhận ra cơ hội cùng hợp tác xây dựng để thế giới chuẩn bị tốt hơn cho các cuộc khủng hoảng trong tương lai.

“Tất cả chúng ta đều biết rằng chúng ta phải xây dựng khả năng phục hồi ngay bây giờ để chuẩn bị cho bất cứ điều gì đến vào ngày mai. Và chúng ta đều biết rằng có một lộ trình để đạt được điều này: Chương trình nghị sự 2030”, ông Bozkir tuyên bố.

Biến đổi khí hậu - câu chuyện không thể bỏ qua

“Đại dịch Covid-19 đã làm chệch hướng cả về nguồn lực và sự chú ý của chúng ta. Nhưng biến đổi khí hậu vẫn là mối đe dọa lâu dài lớn nhất đối với nhân loại”, ông Bozkir khẳng định và lưu ý rằng khi hỏa hoạn hoành hành, mực nước biển dâng và đa dạng sinh học bị mất đi, thì càng cần phải theo đuổi các mục tiêu khí hậu và lồng ghép chúng các kế hoạch “phục hồi tốt hơn sau đại dịch”.

Do đó, ông cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên để hướng tới COP26 - hội nghị về khí hậu của LHQ dự kiến được tổ chức vào năm tới tại Glasgow, một bước ngoặt trong nhiệm vụ chung chống lại thách thức biến đổi khí hậu. Ông Bozkir cũng bày tỏ mong muốn được thảo luận về tầm quan trọng của đa dạng sinh học tại Hội nghị thượng đỉnh về đa dạng sinh học đầu tiên của LHQ vào ngày 30/9 tại New York.

Bên cạnh đó, khi chia sẻ về các vấn đề hòa bình, an ninh, Chủ tịch Bozkir nói: “Chúng ta có thể tìm ra các giải pháp thiết thực nếu chúng ta cùng nhau ngăn chặn sự bất ổn và đạt được hòa bình lâu dài. Mọi người đều đồng ý về sự cần thiết của một lời kêu gọi ngừng bắn trên toàn cầu. Đã đến lúc thực hiện nó”. Theo ông Bozkir, các mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế sẽ trở nên tồi tệ hơn trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Chủ tịch Bozkir giải thích và nhấn mạnh đến những hậu quả tàn khốc của các cuộc xung đột đối với các nhóm dễ bị tổn thương. Đã 75 năm kể từ khi LHQ được thành lập, các cuộc xung đột vẫn diễn ra gay gắt trên thế giới. Ông Bozkir cũng tán thành mối quan tâm của các quốc gia liên quan đến phổ biến vũ khí hạt nhân. Ông nói: "Hòa bình không chỉ là không có chiến tranh, do đó, tôi mong muốn được lắng nghe một cam kết vững chắc về giải trừ vũ khí, một công cụ quan trọng trong ngăn ngừa xung đột, đi cùng cùng với ngoại giao phòng ngừa”.

“Trong khi các quốc gia có chủ quyền có thể thực hiện bất kỳ hành động nào mà họ thấy phù hợp, các nhà lãnh đạo đã nói rõ rằng trong một thế giới phụ thuộc và liên kết với nhau, các giải pháp chỉ có thể đến từ các hành động đa phương, với LHQ là trung tâm. Chúng ta sẽ cùng nhau mạnh mẽ hơn”, Chủ tịch Bozkir nói.

Khai mạc Đại hội đồng Liên hợp quốc: Quan tâm chung, mối lo riêng

Khai mạc Đại hội đồng Liên hợp quốc: Quan tâm chung, mối lo riêng

TGVN. Covid-19, cạnh tranh Mỹ - Trung, Mỹ - Iran và vấn đề khu vực là tâm điểm phát biểu của lãnh đạo thế giới ...

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp thường kỳ về tình hình Syria

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp thường kỳ về tình hình Syria

TGVN. Sáng 18/9, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành phiên họp trực tuyến định kỳ hàng tháng về tình hình chính ...

Khai mạc khóa 75 Đại hội đồng Liên hợp quốc: Thúc đẩy hiệu quả hệ thống đa phương, ứng phó Covid-19 vẫn là trọng tâm

Khai mạc khóa 75 Đại hội đồng Liên hợp quốc: Thúc đẩy hiệu quả hệ thống đa phương, ứng phó Covid-19 vẫn là trọng tâm

TGVN. Sáng 16/9 (giờ Việt Nam), Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã họp phiên bế mạc khóa 74 và khai mạc ĐHĐ ...

(theo United Nations News)

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động