TIN LIÊN QUAN | |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam | |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, chúc mừng các nhà báo lão thành |
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các nhà báo (tháng 9/1960). (Ảnh tư liệu) |
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng - "Sự bùng nổ thông tin, phát triển kinh tế thị trường đòi hỏi các báo phải cạnh tranh. Cạnh tranh là để phát triển, để thu hút bạn đọc; đó phải là sự cạnh tranh lành mạnh bằng việc đưa tin nhanh nhất, chính xác, trung thực, khách quan và hấp dẫn nhất, chứ không phải bằng những thủ thuật giật gân, câu khách rẻ tiền..." -"Báo chí không chỉ thuần túy đưa thông tin mà phải có phân tích, bình luận, có định hướng để giúp người đọc, người xem, người nghe hiểu rõ cái đúng, cái sai, qua đó giúp mọi người biết bảo vệ lẽ phải, bảo vệ cái đúng, làm theo cái tốt, cái đẹp, biết ghét thói hư tật xấu và hướng tới những giá trị nhân văn cao cả, vì cuộc sống bình yên, tốt đẹp của mọi người, mọi nhà và cả xã hội". |
Trong tư duy của Người, đối tượng của báo chí không chỉ dành riêng cho một số tầng lớp nào đó, mà phải hướng về “đại đa số dân chúng”. Tính báo chí trước hết là “tính quần chúng và tinh thần chiến đấu”, báo chí và truyền thông phải là một bộ phận hữu cơ gắn bó với sự nghiệp cách mạng, với dân tộc.
“Phò chính, trừ tà”
Trong một bức thư gửi trí thức Nam bộ - trong đó có các nhà báo – ngày 25/5/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà...”. Bốn chữ “phò chính”, “trừ tà” – đó là sứ mệnh của các nhà báo, nhưng nó gần như bao quát cả sự nghiệp của những nhà báo chân chính…
Với quan niệm báo chí cách mạng là mặt trận chiến đấu của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “Bài báo là tờ hịch cách mạng”. Bất cứ người cầm bút nào trên mặt trận báo chí cách mạng phải hiểu rõ mục tiêu và nhiệm vụ của cách mạng là gì? “Bắn thì phải có bia, phải có mục tiêu”, nghĩa là ngòi bút phải gắn với đối tượng.
Tháng 5/1949, trong thư gửi lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng đầu tiên ở chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đích chung”.
Tại Đại hội II Hội Nhà báo Việt Nam (16/4/1959), Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn các nhà báo: “Tất cả những người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được”.
Tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam (8/9/1962), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự và phát biểu nhấn mạnh: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Đề cập tới cách làm báo, Người đã nêu lên kinh nghiệm bản thân: "Mỗi khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc".
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nói đến báo chí trước hết là nói đến cán bộ báo chí”, họ là người cán bộ cách mạng, biết đặt quyền lợi của dân tộc, của nhân dân lên trên hết. Người làm báo phải là những Chiến sĩ trên Mặt trận báo chí, phải rèn luyện bản lĩnh chính trị đi liền với rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp, đó là trách nhiệm của các nhà báo cách mạng Việt Nam.
“Chân lý là viết cái gì có lợi cho nhân dân”
Theo tổng kết của các nhà nghiên cứu, Chủ tịch Hồ Chí Minh có trên 2000 bài viết, hàng trăm bút danh khác nhau đã được đăng ở nhiều báo trong và ngoài nước bằng tiếng Việt, Pháp, Hán, Nga, Anh… với chủ đề đa dạng, sinh động, văn phong gần gũi, dễ hiểu. Người đã viết các bài báo “Sửa đổi lối làm việc” và các bài cần, kiệm, liêm, chính, đạo đức cách mạng… Người đã phê phán, lên án các căn bệnh ấy, coi đó là thứ giặc “nội xâm”, một kẻ thù của Đảng, của dân tộc.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng - “Yuval Noah Harari không hề phóng đại nỗi lo lắng toàn cầu khi cho rằng, Internet, mạng xã hội “là một vùng đất tự do và vô luật làm xói mòn chủ quyền quốc gia, phớt lờ các biên giới, phá hủy quyền riêng tư và đem lại mối đe dọa an ninh toàn cầu có thể nói là đáng sợ nhất”. Với những tác động nhiều chiều, có thể xem không gian mạng như “miền chiến sự thứ năm”, ở đó, truyền thông xã hội đóng vai trò là một thứ “quyền lực”, vượt mặt truyền thông chính thống, thách thức các biện pháp quản lý hành chính và kỹ thuật của tất cả các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển...” |
Về quan điểm báo chí, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng “tự do tư tưởng”. Người viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do… Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý…”. Nhưng tự do phải gắn với trách nhiệm, tự do với tinh thần phục thiện… “Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân”… “Sản phẩm báo chí mang dấu ấn cá nhân, song tờ báo lúc nào cũng là công lao của một tập thể”. “Người viết, người in, người sửa bài, người phát hành phải ăn khớp với nhau”, đó là trách nhiệm…
Là nhà lãnh đạo, cũng là một nhà báo nên Người hiểu rất rõ vai trò và tác dụng tuyên truyền của báo chí. Vì vậy, những tư tưởng, quan điểm của Người về công tác làm báo, viết báo đã trở thành định hướng cơ bản cho sự phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Tư tưởng cho truyền thông hiện đại
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, hoạt động báo chí càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Nhất là từ năm 1985, theo quyết định của Ban Bí thư T.Ư Đảng, ngày 21/6 được coi là ngày Báo chí Việt Nam. Trong việc biểu dương và phê phán, báo chí truyền thông Việt Nam được tiếp thêm sức mạnh với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Trong những năm qua báo chí, truyền thông đã tham gia tích cực vào việc thực hiện nghị quyết T.Ư. 4 khóa XII với những nội dung thiết yếu trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đấu tranh phòng chống, ngăn chặn suy thoái trong đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”...
Gần đây nhất, ngày 3/4/2019 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 362/QĐ_TTg phê duyệt quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 với nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí trong tình hình mới.
Với những thành công và cả mặt hạn chế nhất định, có thể khẳng định rằng báo chí cách mạng Việt Nam đã xứng đáng là một công cụ đắc lực và hữu hiệu của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước và nhân dân. Những trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó nhất định sẽ được lực lượng báo chí, truyền thông thực hiện nghiêm túc, bài bản, sáng tạo hơn nữa để đáp ứng kỳ vọng của chủ tịch, nhà báo kiệt xuất Hồ Chí Minh là: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy cũng là vũ khí sắc bén của họ”.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng -"Người Việt Nam đọc tin nhiều hơn đọc sách. Chính vì vậy, báo chí tác động, ảnh hưởng đến nhận thức của người Việt Nam rất nhiều. Vậy nên, ý thức trách nhiệm của người làm báo càng phải cao. Phóng viên phải thấy trách nhiệm này để không dễ dãi với các bài viết của mình. Hãy giữ lấy danh dự người làm báo, giữ lấy niềm tin của xã hội vào báo chí". Báo chí không được bỏ trống trận địa, tận dụng lợi thế của mạng xã hội để thông tin tuyên truyền, định hướng dư luận, tạo đồng thuận xã hội. Phải sử dụng công nghệ để cạnh tranh với mạng xã hội." |
| Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương thăm và chúc mừng Báo Thế giới & Việt Nam TGVN. Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2019), ngày 20/6, đồng chí Bùi Trường Giang – Phó ... |
| Tổng Giám đốc VOV: Làm báo bây giờ vừa lắm khó khăn, vừa nhiều thời cơ, thuận lợi TGVN. "Với bản lĩnh và bề dày gần 100 tuổi, Báo chí Việt Nam sẽ vượt qua các thách thức, tiếp tục phát triển mạnh ... |
| Đạo đức nghề báo thời cách mạng 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với nhà báo, nghề báo. Đó là ... |