Chủ tịch Hồ Chí Minh với Báo chí cách mạng Việt Nam

Đỗ Nguyệt Hương
TGVN. Bên cạnh các tác phẩm báo chí xuất sắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn để lại một “di sản tư tưởng đặc biệt” rất có giá trị cho báo chí cách mạng Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chu tich ho chi minh voi bao chi cach mang viet nam Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam
chu tich ho chi minh voi bao chi cach mang viet nam Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, chúc mừng các nhà báo lão thành
chu tich ho chi minh voi bao chi cach mang viet nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các nhà báo (tháng 9/1960). (Ảnh tư liệu)

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
- "Ai cũng nói là báo chí phải thông tin đúng sự thật, phải khách quan. Nhưng sự thật đó là sự thật nào? Sự thật nhìn dưới góc độ nào? Động cơ dụng ý nói ra để làm gì? Có lợi cho ai và có hại cho ai? Nói ra để xây dựng hay để phá hoại?... Đây là vấn đề mấu chốt, cực kỳ quan trọng và quyết định. Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của Đảng ta, dân tộc ta, người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam, đã nhiều lần khẳng định: Báo chí là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa; cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng; cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Như vậy, trách nhiệm của báo chí thật hết sức nặng nề và vẻ vang".

- "Sự bùng nổ thông tin, phát triển kinh tế thị trường đòi hỏi các báo phải cạnh tranh. Cạnh tranh là để phát triển, để thu hút bạn đọc; đó phải là sự cạnh tranh lành mạnh bằng việc đưa tin nhanh nhất, chính xác, trung thực, khách quan và hấp dẫn nhất, chứ không phải bằng những thủ thuật giật gân, câu khách rẻ tiền..."

-"Báo chí không chỉ thuần túy đưa thông tin mà phải có phân tích, bình luận, có định hướng để giúp người đọc, người xem, người nghe hiểu rõ cái đúng, cái sai, qua đó giúp mọi người biết bảo vệ lẽ phải, bảo vệ cái đúng, làm theo cái tốt, cái đẹp, biết ghét thói hư tật xấu và hướng tới những giá trị nhân văn cao cả, vì cuộc sống bình yên, tốt đẹp của mọi người, mọi nhà và cả xã hội".

Trong tư duy của Người, đối tượng của báo chí không chỉ dành riêng cho một số tầng lớp nào đó, mà phải hướng về “đại đa số dân chúng”. Tính báo chí trước hết là “tính quần chúng và tinh thần chiến đấu”, báo chí và truyền thông phải là một bộ phận hữu cơ gắn bó với sự nghiệp cách mạng, với dân tộc.

“Phò chính, trừ tà”

Trong một bức thư gửi trí thức Nam bộ - trong đó có các nhà báo – ngày 25/5/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà...”. Bốn chữ “phò chính”, “trừ tà” – đó là sứ mệnh của các nhà báo, nhưng nó gần như bao quát cả sự nghiệp của những nhà báo chân chính…

Với quan niệm báo chí cách mạng là mặt trận chiến đấu của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “Bài báo là tờ hịch cách mạng”. Bất cứ người cầm bút nào trên mặt trận báo chí cách mạng phải hiểu rõ mục tiêu và nhiệm vụ của cách mạng là gì? “Bắn thì phải có bia, phải có mục tiêu”, nghĩa là ngòi bút phải gắn với đối tượng.

Tháng 5/1949, trong thư gửi lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng đầu tiên ở chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đích chung”.

Tại Đại hội II Hội Nhà báo Việt Nam (16/4/1959), Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn các nhà báo: “Tất cả những người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được”.

Tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam (8/9/1962), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự và phát biểu nhấn mạnh: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Đề cập tới cách làm báo, Người đã nêu lên kinh nghiệm bản thân: "Mỗi khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc".

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nói đến báo chí trước hết là nói đến cán bộ báo chí”, họ là người cán bộ cách mạng, biết đặt quyền lợi của dân tộc, của nhân dân lên trên hết. Người làm báo phải là những Chiến sĩ trên Mặt trận báo chí, phải rèn luyện bản lĩnh chính trị đi liền với rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp, đó là trách nhiệm của các nhà báo cách mạng Việt Nam.

“Chân lý là viết cái gì có lợi cho nhân dân”

Theo tổng kết của các nhà nghiên cứu, Chủ tịch Hồ Chí Minh có trên 2000 bài viết, hàng trăm bút danh khác nhau đã được đăng ở nhiều báo trong và ngoài nước bằng tiếng Việt, Pháp, Hán, Nga, Anh… với chủ đề đa dạng, sinh động, văn phong gần gũi, dễ hiểu. Người đã viết các bài báo “Sửa đổi lối làm việc” và các bài cần, kiệm, liêm, chính, đạo đức cách mạng… Người đã phê phán, lên án các căn bệnh ấy, coi đó là thứ giặc “nội xâm”, một kẻ thù của Đảng, của dân tộc.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng
- "Sau hơn 20 năm Internet có mặt (từ năm 1997), với hơn 60 triệu người sử dụng, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 18 trên thế giới về tỷ lệ người dân sử dụng Internet và là 1 trong 10 nước có lượng người dùng Facebook và YouTube cao nhất thế giới. Điều đó cho thấy sự cởi mở, năng động của Việt Nam trong tiến trình hội nhập cùng thế giới số..."

- “Yuval Noah Harari không hề phóng đại nỗi lo lắng toàn cầu khi cho rằng, Internet, mạng xã hội “là một vùng đất tự do và vô luật làm xói mòn chủ quyền quốc gia, phớt lờ các biên giới, phá hủy quyền riêng tư và đem lại mối đe dọa an ninh toàn cầu có thể nói là đáng sợ nhất”. Với những tác động nhiều chiều, có thể xem không gian mạng như “miền chiến sự thứ năm”, ở đó, truyền thông xã hội đóng vai trò là một thứ “quyền lực”, vượt mặt truyền thông chính thống, thách thức các biện pháp quản lý hành chính và kỹ thuật của tất cả các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển...”

Về quan điểm báo chí, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng “tự do tư tưởng”. Người viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do… Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý…”. Nhưng tự do phải gắn với trách nhiệm, tự do với tinh thần phục thiện… “Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân”… “Sản phẩm báo chí mang dấu ấn cá nhân, song tờ báo lúc nào cũng là công lao của một tập thể”. “Người viết, người in, người sửa bài, người phát hành phải ăn khớp với nhau”, đó là trách nhiệm…

Là nhà lãnh đạo, cũng là một nhà báo nên Người hiểu rất rõ vai trò và tác dụng tuyên truyền của báo chí. Vì vậy, những tư tưởng, quan điểm của Người về công tác làm báo, viết báo đã trở thành định hướng cơ bản cho sự phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Tư tưởng cho truyền thông hiện đại

Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, hoạt động báo chí càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Nhất là từ năm 1985, theo quyết định của Ban Bí thư T.Ư Đảng, ngày 21/6 được coi là ngày Báo chí Việt Nam. Trong việc biểu dương và phê phán, báo chí truyền thông Việt Nam được tiếp thêm sức mạnh với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Trong những năm qua báo chí, truyền thông đã tham gia tích cực vào việc thực hiện nghị quyết T.Ư. 4 khóa XII với những nội dung thiết yếu trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đấu tranh phòng chống, ngăn chặn suy thoái trong đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”...

Gần đây nhất, ngày 3/4/2019 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 362/QĐ_TTg phê duyệt quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 với nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí trong tình hình mới.

Với những thành công và cả mặt hạn chế nhất định, có thể khẳng định rằng báo chí cách mạng Việt Nam đã xứng đáng là một công cụ đắc lực và hữu hiệu của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước và nhân dân. Những trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó nhất định sẽ được lực lượng báo chí, truyền thông thực hiện nghiêm túc, bài bản, sáng tạo hơn nữa để đáp ứng kỳ vọng của chủ tịch, nhà báo kiệt xuất Hồ Chí Minh là: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy cũng là vũ khí sắc bén của họ”.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
- "Một đất nước muốn vươn lên thì sức mạnh chính là sức mạnh tinh thần. Báo chí phải góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần đó. Dù là đưa tin tiêu cực hay tích cực thì vẫn phải với mục tiêu khích lệ Việt Nam, làm cho Việt Nam mạnh lên, làm cho Việt Nam ổn định".

-"Người Việt Nam đọc tin nhiều hơn đọc sách. Chính vì vậy, báo chí tác động, ảnh hưởng đến nhận thức của người Việt Nam rất nhiều. Vậy nên, ý thức trách nhiệm của người làm báo càng phải cao. Phóng viên phải thấy trách nhiệm này để không dễ dãi với các bài viết của mình. Hãy giữ lấy danh dự người làm báo, giữ lấy niềm tin của xã hội vào báo chí".

Báo chí không được bỏ trống trận địa, tận dụng lợi thế của mạng xã hội để thông tin tuyên truyền, định hướng dư luận, tạo đồng thuận xã hội. Phải sử dụng công nghệ để cạnh tranh với mạng xã hội."

chu tich ho chi minh voi bao chi cach mang viet nam

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương thăm và chúc mừng Báo Thế giới & Việt Nam

TGVN. Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2019), ngày 20/6, đồng chí Bùi Trường Giang – Phó ...

chu tich ho chi minh voi bao chi cach mang viet nam

Tổng Giám đốc VOV: Làm báo bây giờ vừa lắm khó khăn, vừa nhiều thời cơ, thuận lợi

TGVN. "Với bản lĩnh và bề dày gần 100 tuổi, Báo chí Việt Nam sẽ vượt qua các thách thức, tiếp tục phát triển mạnh ...

chu tich ho chi minh voi bao chi cach mang viet nam

Đạo đức nghề báo thời cách mạng 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với nhà báo, nghề báo. Đó là ...

Đọc thêm

XSMN 27/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4/2024. xổ số ngày 27 tháng 4

XSMN 27/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4/2024. xổ số ngày 27 tháng 4

XSMN 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 27/4/2024. kết quả xổ số hôm nay ngày 27 tháng 4. XSMN thứ 7. xổ số hôm ...
Hàn Quốc thổi bùng hy vọng với đà tăng trưởng ấn tượng trong quý 1/2024

Hàn Quốc thổi bùng hy vọng với đà tăng trưởng ấn tượng trong quý 1/2024

Theo Yonhap, nền kinh tế Hàn Quốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2024, tín hiệu tích cực cho sự phục hồi sau giai đoạn tăng trưởng ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 28/4/2024: Sư Tử đừng ghen thái quá

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 28/4/2024: Sư Tử đừng ghen thái quá

Tử vi hôm nay 28/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 27/4 - SXMN 27/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 27/4

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 27/4 - SXMN 27/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 27/4

XSMN 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 27/4/2023. kết quả xổ số ngày 27 tháng 4. xổ số hôm nay 27/4. SXMN 27/4. XSMN ...
Phần Lan-Thụy Điển: Nối dài ‘lá chắn’

Phần Lan-Thụy Điển: Nối dài ‘lá chắn’

Tổng thống A. Stubb chia sẻ việc gia nhập NATO đã biến Phần Lan trở thành 'quốc gia tiền tuyến' vì nước này làm tăng gấp đôi biên giới của ...
Thảm họa lũ lụt tàn khốc ở Đông Phi

Thảm họa lũ lụt tàn khốc ở Đông Phi

Đông Phi đang phải đối mặt với một trong những thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử, với hơn 200 người thiệt mạng và hàng trăm nghìn ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động