Nhỏ Bình thường Lớn

Báo Triều Tiên: Mỹ chi phối quân đội Hàn Quốc và muốn bá quyền quân sự ở Đông Bắc Á

TGVN. Hãng thông tấn Yonhap ngày 12/11 dẫn nguồn các phương tiện truyền thông Triều Tiên đang phê phán việc thảo luận tăng chi phí quân sự Hàn - Mỹ là vi phạm các thỏa thuận chung liên Triều.
TIN LIÊN QUAN
trieu tien cao buoc han quoc vi pham cac thoa thuan lien trieu Seoul: Tập trận chung Hàn - Mỹ không vi phạm thỏa thuận liên Triều
trieu tien cao buoc han quoc vi pham cac thoa thuan lien trieu Triều Tiên: Các thỏa thuận liên Triều là dấu mốc quan trọng đối với hòa bình
trieu tien cao buoc han quoc vi pham cac thoa thuan lien trieu
Hình ảnh quân đội Mỹ trong một cuộc tập trận chung với Hàn Quốc. (Nguồn: Defense)

Cơ quan truyền thông Uriminjokkiri của Triều Tiên đăng bài bình luận với tiêu đề "Vẻ ngoài tốt - bản chất của đồng minh". Bài bình luận cho rằng, tuyên bố chung Bình Nhưỡng tháng Chín, tuyên bố Panmunjom và thỏa thuận liên Triều trên lĩnh vực quân sự được thông qua vào năm ngoái, trên thực tế đã cam kết chấm dứt xung đột vũ lực giữa hai miền Triều Tiên, nhưng rõ ràng đã biến mất khi Mỹ vẫn đồn trú quân đội ở Hàn Quốc để xâm lược Triều Tiên.

Tiếp đó, tờ báo phê phán, Mỹ tiếp tục ở lại Hàn Quốc với mục tiêu thống trị thế giới và bá quyền quân sự ở khu vực Đông Bắc Á, chi phối quân đội Hàn Quốc và gia tăng thúc đẩy các cuộc diễn tập quân sự chung đang đe dọa nghiêm trọng không chỉ với Bán đảo Triều Tiên, mà còn đe dọa hòa bình thế giới.

Hiện Hàn Quốc và Mỹ đã kết thúc vòng đàm phán thứ hai Thỏa thuận Các biện pháp đặc biệt (SMA) lần thứ 11 tại Honolulu, trên đảo Hawaii (Mỹ), nhưng chưa đạt được thỏa thuận.

Trong năm nay, khoản tiền đóng góp của Hàn Quốc trong chi phí cho lực lượng Mỹ đồn trú tại nước này là 1.038,9 tỷ Won (884 triệu USD).

Seoul chủ trương đề xuất mức tăng hợp lý, không chênh quá nhiều so với năm nay. Ngược lại, Mỹ đang yêu cầu phần đóng góp của Hàn Quốc là 5 tỷ USD, cao gấp nhiều lần so với mức đóng góp hiện tại của Seoul.

Washington cho rằng, ngoài các chi phí về nhân công, chi phí xây dựng quân sự, chi phí hậu cần cho lực lượng quân đồn trú Mỹ, phải lập thêm hạng mục mới là “chi phí hỗ trợ tác chiến," trong đó Hàn Quốc phải gánh vác cả chi phí triển khai vũ khí chiến lược của Mỹ tới Bán đảo Triều Tiên.

Hiệp định SMA lần thứ 10 sẽ hết hiệu lực trong năm nay. Do vậy, cả hai nước đều nhất trí phải hoàn tất đàm phán trong năm 2019.

Tuy nhiên, do lập trường của hai bên rất khác biệt, nên tiến trình đàm phán trong thời gian tới dự kiến không hề dễ dàng.

trieu tien cao buoc han quoc vi pham cac thoa thuan lien trieu

Triều Tiên: Hàn Quốc mua vũ khí nước ngoài là vi phạm thỏa thuận quân sự

Ngày 12/12, lần thứ ba liên tiếp, tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, đã chỉ trích Hàn Quốc ...

trieu tien cao buoc han quoc vi pham cac thoa thuan lien trieu

Thỏa thuận liên Triều tự động vô hiệu nếu Triều Tiên hành động khiêu khích

Ngày 1/10, Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon tuyên bố các thỏa thuận liên Triều sẽ tự động bị vô hiệu nếu Triều Tiên có ...

trieu tien cao buoc han quoc vi pham cac thoa thuan lien trieu

Triều Tiên: Cần thực thi đầy đủ các thỏa thuận liên Triều

Triều Tiên nhấn mạnh cần thực thi các thỏa thuận vừa đạt được tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều gần đây, bất luận trong ...

Thế Việt (theo Yonhap)

Tin cũ hơn

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp' Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực? Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu' Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'