Chủ tịch nước: Một quốc gia muốn bứt phá và phát triển cần có nền khoa học và giáo dục phát triển mạnh mẽ

Minh Nhật
Đó là khẳng định của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại buổi gặp mặt 56 nhà khoa học quốc tế và Việt Nam, đại diện cho 158 nhà khoa học đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ đến Việt Nam dự Hội nghị khoa học quốc tế “Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ” diễn ra vào ngày 12/8, tại Phủ Chủ tịch.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch nước: Một quốc gia muốn bứt phá và phát triển cần có nền khoa học và giáo dục phát triển mạnh mẽ

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)

Hội nghị được Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) tổ chức nhân kỷ niệm 30 năm Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam, 10 năm hoạt động của ICISE, tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định.

Tham dự còn có Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.

Dẫn đầu các nhà khoa học dự buổi gặp mặt, có GS. Trần Thanh Vân, Chủ tịch Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam; GS. Lê Kim Ngọc, Chủ tịch Hội Bảo trợ trẻ em Việt Nam tại Pháp.

Tại buổi gặp mặt, các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam bày tỏ tình mừng được gặp, trò chuyện với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và được đến Việt Nam dự Hội nghị khoa học quốc tế tổ chức tại Bình Định.

Chúc mừng những thành tựu toàn diện Việt Nam đạt được trong những năm qua, các nhà khoa học cho rằng, Việt Nam là một quốc gia có lực lượng lao động trẻ, năng động, có tiềm năng và ý chí vươn lên. Việt Nam cũng hội tụ đầy đủ những yếu tố để phát triển khoa học cơ bản, thúc đẩy sự phát triển của tương lai và có nhiều nhà khoa học Việt Nam thành danh trong nước và quốc tế.

Bày tỏ mong muốn sẵn sàng hợp tác và làm việc với Việt Nam, các đại biểu cho rằng, với những thế mạnh hiện có, Việt Nam cần tận dụng để phát triển khoa học công nghệ xứng tầm với tiềm năng. Các nhà khoa học mong muốn có thêm nhiều điểm đến, thêm những mô hình trung tâm phát triển khoa học tương tự như ICISE tại Quy Nhơn, Bình Định để qua đó, đóng góp nhiều hơn cho khoa học và giáo dục của Việt Nam.

Chủ tịch nước: Một quốc gia muốn bứt phá và phát triển cần có nền khoa học và giáo dục phát triển mạnh mẽ
Toàn cảnh buổi gặp mặt. (Nguồn: TTXVN)

Các đại biểu đã nêu ra những vấn đề, nội dung cần quan tâm trong nghiên cứu khoa học của thế giới hiện nay nói chung và của Việt Nam nói riêng. Các ý kiến đề nghị Việt Nam cần có những cơ chế, chính sách riêng, đặc thù để thu hút nhân tài, thu hút các nhà khoa học hàng đầu cống hiến cho sự phát triển của Việt Nam, cũng như tạo điều kiện tốt nhất để phát triển giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, trong đó chú trọng khoa học cơ bản…

Các nhà khoa học cũng cho rằng, cần quan tâm đến việc đưa khoa học đến với công chúng, đặc biệt là chú trọng giáo dục khoa học cho trẻ em-thế hệ tương lai của Việt Nam.

Vui mừng được gặp mặt, lắng nghe những ý kiến đánh giá và góp ý tâm huyết, chân thành của các nhà khoa học đối với sự phát triển của khoa học Việt Nam, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ghi nhận và đánh giá cao Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và đặc biệt là những đóng góp bền bỉ của GS. Trần Thanh Vân, GS. Lê Kim Ngọc cũng như các nhà khoa học tại Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam trong suốt 30 năm qua cho khoa học, giáo dục tại Việt Nam. Cũng nhờ đó, Quy Nhơn, Bình Định trở thành nơi gặp gỡ, giao lưu, làm việc của các nhà khoa học hàng đầu thế giới.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhắc lại kỷ niệm đã đến thăm Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành ở Bình Định và rất ấn tượng với địa điểm giao lưu học thuật đặc biệt ở đây, nơi hàng trăm hội nghị quốc tế chất lượng cao được tổ chức, quy tụ hàng nghìn nhà khoa học, trong đó, có nhiều nhà khoa học quốc tế danh tiếng thế giới từng đạt giải Nobel, Fields, thu hút nhiều tổ chức nghiên cứu, tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đến với Việt Nam...

Chủ tịch nước: Một quốc gia muốn bứt phá và phát triển cần có nền khoa học và giáo dục phát triển mạnh mẽ
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu. (Nguồn: TTXVN)

Chủ tịch nước nhấn mạnh, thông qua kết nối, liên kết hợp tác đào tạo hiệu quả, hỗ trợ nhiều hoạt động khoa học, đào tạo nhân lực chất lượng cao, Trung tâm đã dẫn dắt, truyền cảm hứng, mở ra các hướng nghiên cứu, phát triển mới, tạo điều kiện cho sinh viên, thế hệ trẻ Việt Nam được tiếp cận, phát triển, nhất là trong lĩnh vực vật lý, khoa học cơ bản.

“Những việc Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam đã làm được, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của khoa học và giáo dục Việt Nam nói riêng, sự phát triển của đất nước Việt Nam nói chung”, Chủ tịch nước nói.

Việt Nam đi lên từ một đất nước trải qua chiến tranh với nhiều vết thương cần hàn gắn, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, sau gần 40 năm đổi mới, đến nay Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trên nhiều lĩnh vực. Vị thế, uy tín và các mối quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng, nâng cao, đóng góp vào sự phát triển bền vững, vào hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.

Chủ tịch nước khẳng định, thành công của Việt Nam có sự đóng góp to lớn của lực lượng trí thức kiều bào, của bạn bè quốc tế; đồng thời biểu dương, đánh giá cao gia đình hai Giáo sư Trần Thanh Vân và Lê Kim Ngọc – những trí thức khoa học tiêu biểu, mẫu mực, đã rất thành danh ở nước ngoài nhưng theo tiếng gọi của trái tim, của tình yêu đối với Tổ quốc đã trở về nước và hoạt động không mệt mỏi, vượt qua những rào cản, trở ngại, xây dựng và cống hiến, làm được nhiều việc thiết thực và ý nghĩa cho sự nghiệp khoa học và giáo dục Việt Nam.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước chân thành cảm ơn các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và học giả ở nhiều độ tuổi, màu da khác nhau, quốc tịch khác nhau, nhưng cùng gặp gỡ trong tình yêu khoa học, tình yêu đối với Việt Nam và trong những nỗ lực cùng nhau vun bồi những giá trị tốt đẹp cho nhân loại.

Nhắc tới những thách thức, khó khăn, cũng như những cơ hội, tiềm năng bứt phá để hiện thực hóa khát vọng phồn vinh, hạnh phúc cho nhân dân, Chủ tịch nước cho biết, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng nhận thức rõ một quốc gia muốn bứt phá và phát triển cần có nền khoa học và giáo dục phát triển mạnh mẽ.

Trên con đường đổi mới, hội nhập quốc tế, xây dựng và phát triển đất nước, thực hiện khát vọng, tầm nhìn đến 2045 trở thành nước phát triển có thu nhập cao, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Trong các quan điểm, chính sách đối với phát triển khoa học công nghệ, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm phát triển khoa học cơ bản vì đây là nền tảng, tiền đề cho khoa học ứng dụng và phát triển bền vững.

Chủ tịch nước: Một quốc gia muốn bứt phá và phát triển cần có nền khoa học và giáo dục phát triển mạnh mẽ

Chủ tịch nước mong muốn thời gian tới, Việt Nam tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các nhà khoa học quốc tế, các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, các nhà khoa học kiều bào. (Nguồn: TTXVN)

Nhấn mạnh: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, là “vốn quý của dân tộc”, Chủ tịch nước nêu rõ, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn mong muốn tài năng của mỗi cá nhân được phát huy, yếu tố con người luôn đặt ở trung tâm của sự phát triển.

Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam xác định trí thức là lực lượng lao động đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; chú trọng thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh để nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, xem đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững.

Trích dẫn câu nói của Albert Einstein: “Luật hấp dẫn không chịu trách nhiệm về việc con người ta yêu nhau”. Chủ tịch nước cho rằng, Việt Nam còn là một quốc gia có nhiều khó khăn, điều kiện để thu hút, hấp dẫn có thể chưa bằng các nước phát triển, nhưng các nhà khoa học vẫn nhiệt thành đến với Việt Nam, vì tình yêu, sự cảm mến không điều kiện, rất chân thành và tự nhiên. Sức hút của Việt Nam có lẽ đến từ văn hóa, từ những nụ cười, từ niềm lạc quan, bằng lòng hòa hiếu, mến khách, sự cầu thị học hỏi và đến từ những con người yêu nước nồng nàn, coi trọng các giá trị vững bền.

Chủ tịch nước mong muốn thời gian tới, Việt Nam tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các nhà khoa học quốc tế, các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, các nhà khoa học kiều bào.

Thông qua hợp tác và kết nối, giao lưu có thể vun đắp, hỗ trợ, tạo cảm hứng, dẫn dắt trong nghiên cứu khoa học cho các nhà khoa học trẻ của Việt Nam ở trong và ngoài nước, tiếp đón thêm nhiều nhà khoa học trên thế giới, có nhiều gợi ý chính sách, những kinh nghiệm quý báu về phát triển và phát triển bền vững, để khoa học, giáo dục đóng góp nhiều nhất cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, qua đó, đóng góp chung vào thành tựu của khoa học thế giới.

Chủ tịch nước đề nghị các cơ quan, bộ, ngành, địa phương, trong đó có tỉnh Bình Định, tiếp tục đồng hành hiệu quả, tích cực phối hợp hành động, hỗ trợ Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam hiện thực hóa các ý tưởng, dự án tốt đẹp, khả thi dành cho khoa học, giáo dục nước nhà, nhất là những vấn đề mang tầm chiến lược trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.

Bên cạnh đó, cần xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp để tạo điều kiện, cơ chế thu hút các nhà khoa học quốc tế đến với Việt Nam nhiều hơn, bền chặt hơn. Đặc biệt, phát huy được tiềm năng, xây dựng được các mạng lưới quy tụ các nhà khoa học Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài về cống hiến cho đất nước, cho nền khoa học và giáo dục nước nhà, để Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với thế giới về mọi mặt, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam, cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam phồn thịnh, phát triển bền vững trên nền tảng của khoa học và giáo dục chất lượng.

Một cộng đồng người Việt mạnh mẽ, đoàn kết và phát triển tại Anh

Một cộng đồng người Việt mạnh mẽ, đoàn kết và phát triển tại Anh

Cùng với mục tiêu phát triển hoạt động cộng đồng, giáo dục và văn hóa, Hội người Việt Nam tại Anh sẽ ra mắt câu ...

Đưa ngoại giao kinh tế thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ cho phát triển nhanh và bền vững đất nước

Đưa ngoại giao kinh tế thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ cho phát triển nhanh và bền vững đất nước

Chiều tối 3/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo Hội nghị đẩy mạnh triển ...

Làm phong phú thêm hiểu biết về khoa học biển và phát triển bền vững

Làm phong phú thêm hiểu biết về khoa học biển và phát triển bền vững

Hội nghị quốc tế “Đổi mới và phát triển bền vững 2023” với sự tham gia của hơn 250 nhà khoa học trong và ngoài ...

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ, thực chất và hiệu quả

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ, thực chất và hiệu quả

Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, Quốc hội Việt Nam-Hàn Quốc hoàn toàn có đủ điều kiện để thiết lập mối quan hệ mẫu mực, ...

Đại học Mỹ tại Việt Nam AUV: Cầu nối phát triển bền vững nền giáo dục Hoa Kỳ và Việt Nam

Đại học Mỹ tại Việt Nam AUV: Cầu nối phát triển bền vững nền giáo dục Hoa Kỳ và Việt Nam

Với sứ mệnh mang đến một môi trường giáo dục đẳng cấp, độc lập, theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, Đại học Mỹ tại Việt Nam ...

Đọc thêm

Tin thế giới 4/7: Mỹ công bố gói viện trợ 2,3 tỷ USD cho Ukraine, Philippines đòi Trung Quốc bồi thường, Israel-Hamas sắp ngừng bắn

Tin thế giới 4/7: Mỹ công bố gói viện trợ 2,3 tỷ USD cho Ukraine, Philippines đòi Trung Quốc bồi thường, Israel-Hamas sắp ngừng bắn

Tổng thống Putin nêu phương án giải quyết xung đột Ukraine, Amazon xây cơ sở dữ liệu tuyệt mật cho Australia, Mỹ rút hệ thống tên lửa khỏi Philippines...
Ký kết hợp tác giữa Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và Tổng công ty Hàng không Việt Nam

Ký kết hợp tác giữa Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và Tổng công ty Hàng không Việt Nam

Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác trong công tác ...
Tứ kết EURO 2024: Siêu máy tính dự đoán 'đại chiến' Tây Ban Nha vs Đức

Tứ kết EURO 2024: Siêu máy tính dự đoán 'đại chiến' Tây Ban Nha vs Đức

Theo siêu máy tính của Opta, Tây Ban Nha nắm cơ hội thắng ở vòng tứ kết EURO 2024 cao hơn Đức nhưng không vượt trội.
Tàu ngầm - Công cụ đắc lực trong thế trận phòng thủ của Indonesia

Tàu ngầm - Công cụ đắc lực trong thế trận phòng thủ của Indonesia

Indonesia tăng cường hạm đội tàu ngầm nhằm bảo vệ lãnh thổ biển rộng 6,4 triệu km2 với ngân sách quốc phòng hạn chế.
Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Caroline Beresford

Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Caroline Beresford

Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển mạnh mẽ của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-New Zealand thời gian qua.
Cháy rừng nghiêm trọng ở California, Mỹ

Cháy rừng nghiêm trọng ở California, Mỹ

Trong khi khu vực Nam Mỹ oằn mình chống chọi với siêu bão Beryl thì Mỹ lại phải đối mặt với đám cháy rừng dữ dội khiến 28.000 người phải ...
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

Không chỉ chia sẻ trách nhiệm trong NATO, ba nước Bắc Âu này còn đang muốn khẳng định vai trò như một 'NATO nhỏ' trong khu vực.
Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp tại Fasano, Italy trong bối cảnh muôn trùng thách thức, khẳng định nỗ lực duy trì vị thế của câu lạc bộ 'nhà giàu'.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Xung đột ở Ukraine cần phải sớm được kết thúc. Nhưng hiện tại, điều đó vẫn chỉ là hy vọng, bởi sáng kiến hòa bình vốn đã ít ỏi lại vướng nhiều hạn chế.
Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình vẫn là xu thế, khát vọng của nhân loại nhưng nhiều gương mặt chiến tranh khiến cho một số khu vực vẫn nóng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Cử tri châu Âu nhìn chung đang rời xa cách tiếp cận mang tính ý thức hệ, mà thực dụng hơn trong các cuộc bầu cử.
Tàu ngầm - Công cụ đắc lực trong thế trận phòng thủ của Indonesia

Tàu ngầm - Công cụ đắc lực trong thế trận phòng thủ của Indonesia

Indonesia tăng cường hạm đội tàu ngầm nhằm bảo vệ lãnh thổ biển rộng 6,4 triệu km2 với ngân sách quốc phòng hạn chế.
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden vẫn tiếp tục đại diện cho đảng Dân chủ tranh cử tổng thống với ông Trump sau dư luận tiêu cực về tranh luận hôm 27/6.
Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc nhấn mạnh nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Cuộc bầu cử Quốc hội Anh đang đến rất gần, Đảng Bảo thủ cầm quyền vẫn đang đứng trước muôn vàn thách thức bởi những hệ lụy Brexit kéo dài.
Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Hội nghị thượng đỉnh SCO có tầm quan trọng với các cường quốc như Trung Quốc và Nga và cũng không kém phần ý nghĩa đối với các quốc gia Trung Á.
Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Nếu không có nỗ lực ngoại giao thầm lặng của chính phủ Australia, tự do của nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange có lẽ không đến sớm như vậy.
Phiên bản di động