Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ XI

Song Ngư
Ngày 30/8, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022-2027 (Đại hội XI) đã được tổ chức trọng thể với sự tham dự của 502 đại biểu ưu tú đại diện cho hơn 7,2 triệu cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ cả nước. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và phát biểu chỉ đạo.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ XI
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022-2027. (Nguồn: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa X; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gửi lẵng hoa chúc mừng Đại hội.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa X Bùi Thị Hòa nhấn mạnh, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vinh dự và tự hào được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và là Chủ tịch danh dự của Hội suốt 23 năm.

Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm ân cần của các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa X”.

Báo cáo chính trị tại Đại hội nêu rõ, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức xã hội đặc thù, hoạt động theo pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế, nguyên tắc cơ bản của phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Hiện, hệ thống tổ chức của Hội tiếp tục được củng cố và duy trì ổn định ở tất cả 63/63 tỉnh, thành phố; 705 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; 11.925 xã, phường và tương đương.

Việc thu hút, phát triển hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ được quan tâm, thực chất, tạo nên sức sống của tổ chức Hội. Tổng trị giá hoạt động nhiệm kỳ Đại hội X của toàn Hội đạt 22.523 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay (gấp hơn 2,3 lần tổng trị giá hoạt động nhiệm kỳ Đại hội IX); tỷ suất hoạt động đạt trung bình 10,3 lần, thiết thực trợ giúp khoảng 18,3 triệu lượt người có hoàn cảnh khó khăn, người bị tổn thương mỗi năm.

Nhiệm kỳ 2022-2027, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam quan tâm củng cố, phát triển tổ chức Hội, mở rộng lực lượng hội viên, tình nguyện viên. Phấn đấu số lượng hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ tăng 5% trong 5 năm; 100% các cấp Hội phát triển mạng lưới tổ, nhóm thiện nguyện phù hợp tại địa bàn.

Cùng với đó, các cấp Hội chú trọng phát triển phong trào “Người tốt, việc thiện - Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái”; quản lý và trợ giúp ít nhất 500.000 địa chỉ nhân đạo; hỗ trợ về dinh dưỡng cho 1 triệu trẻ em nghèo, khuyết tật. Ngoài ra, các cấp Hội hỗ trợ ngư dân làm việc trên 90.600 tàu, thuyền đánh bắt cá, 1.300 hộ ngư dân có “Mái ấm nhân đạo” thông qua chương trình “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn”…

Giúp cộng đồng tăng khả năng phòng ngừa, ứng phó với các tình huống rủi ro, giai đoạn 2022-2027, các cấp Hội Chữ thập đỏ triển khai hai đề án: “Nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng tránh tai nạn, thương tích và tổ chức hoạt động sơ - cấp cứu dựa vào cộng đồng” và “Xây dựng mô hình chăm sóc người cao tuổi khó khăn dựa vào cộng đồng”...

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ XI
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ XI. (Nguồn: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam)

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam với vai trò nòng cốt, đầu mối trong công tác nhân đạo, từ thiện đã và đang chung tay cùng toàn xã hội chăm lo cuộc sống của những người dân khó khăn.

Chủ tịch nước đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện tốt Chỉ thị 43 CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, xác định công tác nhân đạo là một bộ phận quan trọng trong công tác dân vận của Đảng, là nhiệm vụ của mỗi cấp ủy Đảng, tổ chức đảng và các cơ quan trong hệ thống chính trị.

Bên cạnh đó, các Bộ, ngành, các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ với Trung ương Hội Chữ thập đỏ trong việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng, ban hành các cơ chế chính sách về công tác nhân đạo, tạo thuận lợi để Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương thường xuyên củng cố tổ chức hội và phát huy vai trò nòng cốt, cầu nối, đầu mối điều phối của hội trong hoạt động nhân đạo, từ thiện tại địa phương; quản lý thật tốt các hoạt động từ thiện; đồng thời kêu gọi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, đồng bào trong và ngoài nước tiếp tục phát huy truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc, chủ động, tích cực tham gia các phong trào, cuộc vận động nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, cùng nhân lên những tấm gương người tốt, việc thiện ở mỗi cơ quan, trường học, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng.

Với chủ đề “Xây dựng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ngày càng vững mạnh, phát huy hiệu quả vai trò nòng cốt trong công tác nhân đạo, tích cực thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước”, Đại hội XI hướng tới mục tiêu xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, phát huy hiệu quả vai trò nòng cốt trong công tác nhân đạo, thiết thực trợ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn, người bị tổn thương vươn lên trong cuộc sống, tích cực thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước, chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái, đóng góp tích cực trong Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.

Nhiệm kỳ 2022-2027, Đại hội đề ra một số chỉ tiêu cơ bản: 100% tỉnh, thành hội triển khai phong trào: "Người tốt, việc thiện - Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái"; quản lý và trợ giúp ít nhất 500.000 địa chỉ nhân đạo; hỗ trợ 1 triệu trẻ em nghèo, khuyết tật trong chương trình "Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật"; hỗ trợ ngư dân làm việc trên 90.600 tàu, thuyền đánh bắt cá, 1.300 hộ ngư dân có "Mái ấm nhân đạo" trong chương trình "An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn"…

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ XI
Đại hội đã suy tôn Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa XI. (Nguồn: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam)

Cùng với đó, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cũng đã đề ra các định hướng lớn gồm: Hai khâu đột phá: Vận động chính sách liên quan đến tổ chức và hoạt động hội, chủ trì cùng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên xây dựng cơ chế phối hợp trong hoạt động nhân đạo; Phát triển mạnh mẽ lực lượng tình nguyện viên, hình thành mạng lưới tổ, nhóm thiện nguyện trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức tôn giáo.

Một phong trào lớn - "Người tốt, việc thiện - Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái" và một cuộc vận động lớn - "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo", hai chương trình trọng điểm là: Chương trình "An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn" hướng đến cải thiện điều kiện lao động, an toàn và sinh kế cho ngư dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn tại 291 xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang ven biển, hải đảo thuộc 23/28 tỉnh, thành phố có biển; Chương trình "Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật" hướng đến hỗ trợ dinh dưỡng và cải thiện điều kiện học tập, sinh hoạt cho trẻ em nghèo, khuyết tật tại khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ, các cơ sở nuôi dưỡng trẻ tập trung tại 27 tỉnh, thành phố…

Tại Đại hội, các đại biểu đã thông qua báo cáo kết quả công tác hội và phong trào Chữ thập đỏ nhiệm kỳ Đại hội X (2017-2022), phương hướng nhiệm vụ, nhiệm kỳ Đại hội XI (2022-2027); quyết định tiếp tục thực hiện Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (Khóa X).

Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa XI gồm 111 ủy viên, trong đó có 4 ủy viên thường trực. Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa XI tại kỳ họp thứ nhất đã bầu 30 ủy viên Ban Thường vụ, bầu Chủ tịch và 3 Phó chủ tịch Trung ương Hội, Ban Kiểm tra gồm 9 đồng chí.

Bà Bùi Thị Hòa, Chủ tịch hội khóa X được bầu giữ chức Chủ tịch hội khóa XI. Đại hội đã suy tôn Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa XI.

Trong khuôn khổ Đại hội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trao Huân chương Lao động hạng Ba tặng Trung tâm Truyền hình Nhân đạo (Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam) vì đã có thành tích xuất sắc trong giai đoạn 2017-2021, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tôn vinh 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2022

Tôn vinh 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2022

Tối 28/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện phối hợp với Trung ương Hội Chữ thập đỏ ...

Hơn 500 đại biểu ưu tú dự Đại hội Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ XI

Hơn 500 đại biểu ưu tú dự Đại hội Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ XI

Với chủ đề “Xây dựng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ngày càng vững mạnh, phát huy hiệu quả vai trò nòng cốt trong công ...

Việt Nam-Canada đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nhân đạo

Việt Nam-Canada đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nhân đạo

Chiều 20/5, ông Conrad Sauve, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Canada và bà Yunhong Zhung, Trưởng ban Phụ trách khu vực châu Á – ...

Tháng Nhân đạo năm 2022 phấn đấu vận động nguồn lực đạt 400 tỷ đồng, trợ giúp 1 triệu lượt người có hoàn cảnh khó khăn

Tháng Nhân đạo năm 2022 phấn đấu vận động nguồn lực đạt 400 tỷ đồng, trợ giúp 1 triệu lượt người có hoàn cảnh khó khăn

Trong Tháng Nhân đạo năm 2022, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phấn đấu vận động nguồn lực đạt 400 tỷ đồng để trợ giúp ...

Tháng Nhân đạo năm 2022 sẽ huy động nguồn lực hỗ trợ cho ngư dân và dinh dưỡng cho trẻ em

Tháng Nhân đạo năm 2022 sẽ huy động nguồn lực hỗ trợ cho ngư dân và dinh dưỡng cho trẻ em

Sáng 5/4, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động