Chủ tịch nước thăm Giáo xứ Chính tòa, Tổng Giáo phận TP.HCM

Trong không khí hân hoan chào đón Giáng sinh và năm mới 2017, chiều 23/12, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đến thăm và chúc mừng Giáo xứ Chính tòa, Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20161223211253 Chủ tịch nước dự kỷ niệm 110 năm thành lập Bệnh viện Việt-Đức
tin nhap 20161223211253 Trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ tại Lào, Cuba và Tây Ban Nha

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trân trọng gửi tới các vị linh mục, tu sĩ nam nữ, đồng bào Công giáo Giáo xứ Chính tòa và Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh cùng toàn thể các vị chức sắc, tu sĩ nam nữ và đồng bào Công giáo cả nước lời thăm hỏi ân cần, lời chúc mừng tốt đẹp nhân dịp Thiên Chúa Giáng sinh.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước là luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, đây là nhu cầu chính đáng của người có tín ngưỡng, tôn giáo. Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 18/11/2016 đã thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo; cụ thể hóa tinh thần và nội dung Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.

tin nhap 20161223211253
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến thăm, nói chuyện và chúc mừng đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Chính tòa, Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp, đồng bào các tôn giáo nói chung, đồng bào Công giáo nói riêng đã phát huy tinh thần yêu nước, “sống phúc âm trong lòng dân tộc,” xây dựng cuộc sống tốt đời, đẹp đạo, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Công giáo không ngừng được cải thiện, bộ mặt của các xứ, họ đạo ngày càng khởi sắc, đồng bào Công giáo ngày càng phấn khởi, yên tâm giữ đạo và chu toàn trách nhiệm công dân.

Khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sự đoàn kết giữa đồng bào Công giáo với các tôn giáo khác và các tầng lớp nhân dân ngày càng gắn bó.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang chỉ rõ, trong xã hội đã xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương, điển hình tiên tiến trong các xứ, họ đạo, chức sắc, tín đồ trên các lĩnh vực lao động, sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.

Đặc biệt, trong lĩnh vực bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, với tinh thần bác ái, đồng bào Công giáo đã tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo, giúp đỡ, tương trợ những người có hoàn cảnh khó khăn, những đối tượng bảo trợ xã hội, những người bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt...gây ra.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng nêu rõ thực tế, trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 vừa qua, gần 99% cử tri cả nước đã đi bỏ phiếu, thực hiện nghĩa vụ công dân, trong đó có các cử tri là tín đồ Công giáo.

Nhiều chức sắc, đồng bào Công giáo đã được bầu làm đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp. Điều đó càng minh chứng Giáo hội Công giáo Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đã luôn chung sức, đồng lòng cùng các tầng lớp nhân dân cả nước tham gia xây dựng, phát triển đất nước.

Đề cập đến tình hình đất nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, đồng bào cả nước đang ra sức phấn đấu phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Sự nghiệp to lớn và vẻ vang đó đòi hỏi sự nỗ lực rất cao, đóng góp tích cực của các tầng lớp nhân dân, trong đó có đồng bào Công giáo.

Bày tỏ đồng tình với huấn từ của Giáo hoàng: “Người giáo dân tốt trước hết là công dân tốt”, Chủ tịch nước mong muốn, các vị chức sắc và đồng bào Công giáo tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, đồng hành cùng dân tộc, nêu cao những mặt tích cực, giá trị nhân văn, đạo đức tôn giáo, trách nhiệm công dân, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chủ tịch nước đề nghị Linh mục Chính xứ và các vị chức sắc tổ chức Lễ Thiên Chúa Giáng sinh cho bà con giáo dân thật vui tươi, an lành, tràn đầy hồng ân Thiên Chúa, đoàn kết trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gửi lời chúc mừng và lẵng hoa tới một số tổ chức và chức sắc tiêu biểu của Công giáo và đạo Tin lành trên cả nước.

tin nhap 20161223211253
Năm 2019, Việt Nam sẽ có 5 triệu dân đạt chuẩn công dân toàn cầu

Sáng 21/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi tiếp giáo sư Carlos Alberto Torres, Giám đốc Chương trình ...

tin nhap 20161223211253
Thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hữu nghị tốt đẹp Việt Nam-Campuchia

Chiều 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi tiếp Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Techo ...

tin nhap 20161223211253
Bài viết của Chủ tịch nước nhân kỷ niệm Ngày toàn quốc kháng chiến

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946-19/12/2016), Chủ tịch nước Trần Đại Quang có bài viết: “Phát huy tinh thần toàn ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Khánh Hoà đăng cai tổ chức chương trình Jazz quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Khánh Hoà đăng cai tổ chức chương trình Jazz quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Từ ngày 27/4-1/5, chương trình Jazz quốc tế quy tụ nhiều ca sĩ, ban nhạc Jazz nổi tiếng trong nước và quốc tế, sẽ diễn ra tại Nha Trang, Khánh ...
Đồng USD tăng sức mạnh, thế giới lo?

Đồng USD tăng sức mạnh, thế giới lo?

Sự mạnh lên của đồng USD là mối lo ngại đáng kể đối với các quốc gia trên toàn thế giới, gây ra hồi chuông cảnh báo với các nền ...
VCK U23 châu Á 2024: Báo chí Malaysia lo đội nhà thua U23 Việt Nam

VCK U23 châu Á 2024: Báo chí Malaysia lo đội nhà thua U23 Việt Nam

Nhiều tờ báo Malaysia lo ngại cho đội nhà khi sắp thi đấu với U23 Việt Nam vào ngày 20/4.
Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Một quan chức cấp cao Iran cho hay, Tehran không có kế hoạch trả đũa Israel ngay lập tức sau vụ việc nước Cộng hòa Hồi giáo bị tấn công.
Hội nghị tập huấn Nâng cao năng lực học tập suốt đời cho cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Quảng Ninh

Hội nghị tập huấn Nâng cao năng lực học tập suốt đời cho cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Quảng Ninh

Ngày 16/4, Sở GD&ĐT Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn, hướng dẫn xây dựng năng lực học tập suốt đời cho gần 500 đại biểu là cán bộ ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động