Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm một số Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh

Chu An
Cuối giờ sáng ngày 7/4, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 11 Quốc hội Khóa XIV, Quốc hội nghe Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trình Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm một số Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
CHỦ TỊCH NƯỚC TRÌNH QUỐC HỘI PHÊ CHUẨN VIỆC MIỄN NHIỆM
Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua các Nghị quyết phê chuẩn đề nghị về việc miễn nhiệm một số Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Tờ trình của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Quốc hội xem xét, phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh với các đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; đồng chí Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Trước đó, Quốc hội nghe Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia Vương Đình Huệ trình Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm một số Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia.

Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia Vương Đình Huệ đề nghị phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng với các đồng chí Tòng Thị Phóng và Đặng Thị Ngọc Thịnh; miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng với các đồng chí Phạm Minh Chính, Ngô Xuân Lịch, Uông Chu Lưu, Phùng Quốc Hiển, Trần Văn Tuý, Nguyễn Hạnh Phúc, Lê Vĩnh Tân và Lê Quốc Phong.

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở Đoàn về đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; một số Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia; một số Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Theo chương trình kỳ họp, chiều ngày 7/4, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua các Nghị quyết phê chuẩn đề nghị về việc miễn nhiệm một số Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Theo chương trình Kỳ họp, đầu giờ chiều ngày 7/4, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn về phê chuẩn việc miễn nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; một số Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia; một số Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Sau đó, Quốc hội nghe Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về phê chuẩn việc miễn nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ. Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia Vương Đình Huệ báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về phê chuẩn việc miễn nhiệm một số Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về phê chuẩn việc miễn nhiệm một số Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Cũng trong chiều ngày 7/4, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua các Nghị quyết phê chuẩn đề nghị về việc miễn nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; một số Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia; một số Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

TIN LIÊN QUAN
Truyền thông quốc tế: Ban lãnh đạo mới của Việt Nam đủ sức đối phó với mọi thách thức trong tương lai
Quốc hội miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước, Ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước
Thực hiện quy trình bầu Phó Chủ tịch nước, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Lãnh đạo các nước gửi điện mừng, thư mừng, điện đàm chúc mừng lãnh đạo Việt Nam
Thực hiện quy trình miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước

Đọc thêm

Thời điểm 'nước sôi' của bầu cử Ấn Độ, Thủ tướng Bangladesh ‘hâm nóng’ quan hệ láng giềng

Thời điểm 'nước sôi' của bầu cử Ấn Độ, Thủ tướng Bangladesh ‘hâm nóng’ quan hệ láng giềng

Trong động thái được nhìn nhận là sự phát triển ngoại giao quan trọng, Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina dự kiến đến thăm Ấn Độ trong tháng tới.
Núi lửa phun trào ở Đông Indonesia, chính quyền phát cảnh báo

Núi lửa phun trào ở Đông Indonesia, chính quyền phát cảnh báo

Sáng 28/4, núi lửa Ibu ở miền Đông Indonesia đã phun trào, khiến nhà chức trách khuyến cáo người dân tránh xa khu vực.
Nắng nóng 43 độ, Campuchia kêu gọi người dân tránh ra ngoài

Nắng nóng 43 độ, Campuchia kêu gọi người dân tránh ra ngoài

Bộ Y tế Campuchia kêu gọi người dân giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng Mặt Trời vì nhiệt độ có thể lên tới 43 độ C.
Thông điệp quan trọng từ nghị trường Italy

Thông điệp quan trọng từ nghị trường Italy

Việt Nam là quốc gia được Italy rất quan tâm, được coi là điểm sáng có nhiều tiềm năng ở khu vực Đông Nam Á...
Tiến trình phục hồi nội địa yếu, đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có dấu hiệu chững lại

Tiến trình phục hồi nội địa yếu, đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có dấu hiệu chững lại

Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc đã giảm tốc trong tháng Ba so với hai tháng trước đó.
Fed có thể làm thay đổi chiến lược đầu tư tại châu Á

Fed có thể làm thay đổi chiến lược đầu tư tại châu Á

Các chuyên gia kinh tế quốc tế nhận định rằng môi trường lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn đang tác động tới xu hướng và chiến lược ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động