Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dự lễ khánh thành Cung hữu nghị Việt - Trung
17:40 | 12/11/2017
Chiều 12/11, ngay khi đặt chân đến Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến dự Lễ khánh thành công trình Cung hữu nghị Việt - Trung và Trung tâm văn hoá Trung Quốc tại Việt Nam cùng với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến Cung hữu nghị Việt - Trung tại đường Lê Đức Thọ, quận Nam Từ Liêm, dự lễ khánh thành cùng với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Tuấn Anh)
Đoàn xe chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình tiến vào Cung hữu nghị Việt - Trung. (Ảnh: Tuấn Anh)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Tuấn Anh)
(Ảnh: Tuấn Anh)
Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kể từ sau Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc, sự kiện ông được tái bầu làm Tổng Bí thư, Chủ tịch Quân ủy trung ương. (Ảnh: Tuấn Anh)
Ngay khi đặt chân đến Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến dự Lễ khánh thành công trình Cung hữu nghị Việt - Trung và Trung tâm văn hoá Trung Quốc tại Việt Nam. (Ảnh: Tuấn Anh)
Toàn cảnh buổi lễ khánh thành. (Ảnh: Tuấn Anh)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trao chìa khóa, bàn giao công trình Cung hữu nghị Việt - Trung cho Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân . (Ảnh: Tuấn Anh)
Công trình Cung hữu nghị Việt - Trung được nguyên Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phan Văn Khải và nguyên Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Ôn Gia Bảo đặt nền móng vào năm 2004. (Ảnh: Tuấn Anh)
Cho đến ngày 4/3/2015, dự án xây dựng Cung hữu nghị Việt - Trung chính thức được khởi công xây dựng, do doanh nghiệp phía Trung Quốc đảm nhận thi công. (Ảnh: Tuấn Anh)
Dự án được triển khai với quy mô 3,3 ha trong đó diện tích xây dựng là hơn 13.900 m2, hạng mục lớn nhất là hội trường lớn có 1.500 chỗ ngồi. Cung hữu nghị Việt - Trung là công trình kiến trúc mang tính tổng hợp, vừa là nơi diễn xuất các loại hình nghệ thuật quy mô lớn hoặc tổ chức các sự kiện văn hoá, sự kiện quan trọng. (Ảnh: Tuấn Anh)
Ngay sau đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khai trương Trung tâm văn hoá Trung Quốc tại Việt Nam. (Ảnh: Tuấn Anh)
Cùng với Cung hữu nghị Việt - Trung, Trung tâm văn hoá Trung Quốc tại Việt Nam sẽ là nơi giao lưu văn hoá sôi động giữa nhân dân hai nước, nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và góp phần gìn giữ và phát triển quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước. (Ảnh: Tuấn Anh)
Sau lễ khánh thành Cung hữu nghị Việt - Trung, lễ đón chính thức Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ được tổ chức tại Phủ Chủ tịch. (Ảnh: Tuấn Anh)
Sau đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sẽ hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chào xã giao Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và dự tiệc chiêu đãi do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì. (Ảnh: Tuấn Anh)
Cung hữu nghị gồm ba khu A, B và C. Khu A ở giữa là nhà hát với chức năng chính là tổ chức hội nghị kiêm biểu diễn nghệ thuật, bao gồm sân khấu, hậu trường, khán phòng có sức chứa 1.500 chỗ ngồi, phòng triển lãm ở tiền sảnh và các phòng phụ trợ. Khu B nằm ở phía tây bao gồm phòng đa chức năng, phòng hội nghị, phòng nghỉ ngơi, văn phòng làm việc. Khu C nằm ở phía đông gồm phòng khách VIP, phòng trà, phòng trị liệu đông y, phòng hoạt động câu lạc bộ, phòng đọc sách và các phòng chức năng. (Ảnh: Tuấn Anh)
Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kể từ sau Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc, sự kiện ông được tái bầu làm Tổng Bí thư, Chủ tịch Quân ủy trung ương. (Ảnh: Tuấn Anh)
Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".