Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi gắm thông điệp tới cộng đồng doanh nghiệp Indonesia

Chu Văn
Chiều 5/8, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Indonesia, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự và phát biểu tại Diễn đàn chính sách, pháp luật thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam-Indonesia.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Diễn đàn do Ủy ban Tài chính, Ngân sách; Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Công Thương phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia tổ chức. Khoảng 200 đại diện doanh nghiệp đã tham dự, trong đó có khoảng 170 doanh nghiệp Indonesia và 30 doanh nghiệp Việt Nam tham dự.

Phát biểu chào mừng diễn đàn, Phó Chủ tịch Ủy ban hợp tác liên nghị viện của Hạ viện Indonesia Pitu Supapma tin tưởng diễn đàn là cơ hội rất lớn để có thể tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác giữa hai nước, đặc biệt là trong thương mại và đầu tư. Việt Nam có những điểm tương đồng về cấu trúc kinh tế. Hai nước đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cống hiến của ASEAN đối với nền kinh tế toàn cầu, chiếm hơn 60% tổng GDP của các nước ASEAN.

Việt Nam hiện trở thành đối tác thương mại lớn thứ 11 của Indonesia với tổng kim ngạch thương mại đạt 14 tỷ USD vào năm 2022 và con số này có khả năng sẽ còn tăng hơn nữa trong những năm tới.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia M. Arsjad Rasjid P.M bày tỏ ấn tượng với sự phát triển, tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam trong những năm qua; cho rằng đây là hình mẫu cho các quốc gia ASEAN có thể học hỏi, trong đó có Indonesia.

Nhấn mạnh Indonesia nhận thức được những lợi ích to lớn trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam, một trong những đối tác có quan hệ bền chặt, lâu đời và bền bỉ nhất, kể cả trong thời kỳ khủng hoảng do dịch Covid-19, Chủ tịch Phòng Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia hy vọng thông qua diễn đàn, hai nước sẽ ngày càng xích lại gần nhau hơn và cùng hướng tới một tương lai tự cường, thịnh vượng, bền vững.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn chính sách, pháp luật thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam-Indonesia. (Nguồn: TTXVN)

Phát biểu tại diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết Việt Nam đã xác định 2 mục tiêu phát triển 100 năm của đất nước: Phấn đấu đến 2030 (kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam), Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 (kỷ niệm 100 năm lập nước), Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Để thực hiện mục tiêu và khát vọng nói trên, Việt Nam xác định nội lực là cơ bản quyết định, kết hợp hài hòa với ngoại lực là quan trọng, đột phá cho phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng Việt Nam luôn xác định khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành, hữu cơ quan trọng của nền kinh tế và có môi trường đầu tư, ưu đãi đầu tư rất hấp dẫn.

Cho đến nay, Việt Nam đã có 37.000 dự án FDI với tổng vốn đầu tư gần 450 tỷ USD, đến từ 143 quốc gia và vùng lãnh thổ, trở thành một trong 20 nước thu hút FDI thành công nhất trên thế giới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định: “Quốc hội, Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế, hệ thống pháp luật đầy đủ đồng bộ và thống nhất mang tính ổn định và khả thi; luôn đồng hành và coi thành công của doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, trong đó có doanh nghiệp FDI là thành công của chính mình. Đó là thông điệp nhất quán mà Việt Nam gửi đến cộng đồng doanh nghiệp quốc tế, trong đó có cộng đồng doanh nghiệp của Indonesia”.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, trong lĩnh vực kinh tế, Indonesia là đối tác quan trọng hàng đầu tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Việt Nam. Trong xu thế tái cấu trúc mạnh mẽ dòng thương mại và đầu tư trên quy mô toàn cầu và trong điều kiện kinh tế thế giới bất ổn và khó lường như hiện nay, Việt Nam và Indonesia hoàn toàn có thể tăng cường tạo thuận lợi thương mại cho nhau, không áp đặt các rào cản thương mại phi thuế quan, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước trong việc duy trì các chuỗi cung ứng hiện có, hợp tác để hình thành và cùng nhau phát triển các chuỗi cung ứng mới có tính chiến lược mà hai bên có thế mạnh.

Theo đó, hai bên tạo ra các sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp và thủy sản, công nghiệp Halal và du lịch.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chứng kiến Lễ ký kết thoả thuận giữa Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và PT. VIREMA IMPEX về hợp tác thương mại và vận tải than. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chứng kiến Lễ ký kết thoả thuận giữa Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và PT. VIREMA IMPEX về hợp tác thương mại và vận tải than. (Nguồn: TTXVN)

Tại diễn đàn, sau khi Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân giới thiệu chính sách công nghiệp, thương mại của Việt Nam; đại diện lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư giới thiệu chính sách đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành Việt Nam và lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia, lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Indonesia đã chủ trì Phiên hỏi đáp về các chính sách, pháp luật nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam-Indonesia.

Tại diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chứng kiến lễ ký thoả thuận hợp tác giữa Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam và Công ty Black Diamond Resources TBK và Công ty Sinar Multi Surya Cemerlang; lễ ký thoả thuận giữa Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam và Công ty Virema Impex.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đại biểu thực hiện nghi thức khai trương đường bay thẳng Tp. Hồ Chí Minh-Jakarta. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đại biểu thực hiện nghi thức khai trương đường bay thẳng Tp. Hồ Chí Minh-Jakarta. (Nguồn: TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và ông Aria Bima, Phó Chủ tịch Ủy ban 6, Hạ viện Indonesia cùng đại diện lãnh đạo, doanh nghiệp hai nước, trong khuôn khổ Diễn đàn chính sách, pháp luật, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam-Indonesia đã chứng kiến lễ khai trương đường bay thẳng kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với thủ đô Jakarta, Indonesia của hãng hàng không Vietjet.

Jakarta là đường bay thứ 3 đến với đảo quốc Indonesia mà Vietjet có đường bay thẳng tới, nâng tổng số chuyến bay giữa Việt Nam - Indonesia lên 84 chuyến bay mỗi tuần, bắt đầu từ tháng 8/2023.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt bà con người Việt tại Indonesia

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt bà con người Việt tại Indonesia

Chủ tịch Quốc hội mong doanh nghiệp, cộng đồng, các Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam nỗ lực thúc đẩy các lĩnh ...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Ủy ban Kiểm toán Indonesia

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Ủy ban Kiểm toán Indonesia

Tiếp tục các hoạt động thăm chính thức Cộng hòa Indonesia, sáng 5/8, tại thủ đô Jakarta, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề xuất 3 'thống nhất' làm gốc bền, rễ chắc cho hành động của ASEAN

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề xuất 3 'thống nhất' làm gốc bền, rễ chắc cho hành động của ASEAN

Chiều 5/8, tiếp tục chuyến thăm chính thức Indonesia, tại thủ đô Jakarta, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự và phát biểu ...

Chủ tịch Quốc hội tiếp lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn của Indonesia

Chủ tịch Quốc hội tiếp lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn của Indonesia

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam luôn đồng hành, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi ...

Tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam-Indonesia gắn kết, tạo ra chuỗi cung ứng mới

Tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam-Indonesia gắn kết, tạo ra chuỗi cung ứng mới

Trong khuôn khổ chuyến thăm Indonesia, ngày 5/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Việc ông Trump có ý định sử dụng các vũ khí thương mại, có thể đặt ra thách thức lớn cho nền kinh tế Anh và chính sách ngoại giao ...
Cách tắt định vị iPhone vô cùng nhanh chóng và hiệu quả

Cách tắt định vị iPhone vô cùng nhanh chóng và hiệu quả

Tắt định vị trên iPhone giúp bảo vệ quyền riêng tư. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách tắt định vị giúp bạn kiểm soát việc chia sẻ vị trí ...
Cách tạo tài khoản Tiktok Shop để bán hàng đơn giản

Cách tạo tài khoản Tiktok Shop để bán hàng đơn giản

TikTok đang trở thành kênh bán hàng trực tuyến được ưa chuộng. Dưới đây là các bước hướng dẫn nhanh để giúp bạn mở TikTok Shop bán hàng online hiệu ...
Hội thảo 'Hội chứng chuyển hóa - giải pháp chăm sóc sức khỏe từ dược liệu Việt'

Hội thảo 'Hội chứng chuyển hóa - giải pháp chăm sóc sức khỏe từ dược liệu Việt'

Ngày 20/11, Viện Nghiên cứu Ứng dụng Y dược Cổ truyền kết hợp cùng Công ty Omy Pharma tổ chức thành công buổi hội thảo trực tuyến về chủ đề ...
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

Hợp đồng mới của HLV Pep Guardiola không cho phép ông rời đi ngay cả khi Man City bị phạt xuống hạng.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động