Nhỏ Bình thường Lớn

Điểm mặt anh tài có thể trở thành người dẫn dắt Đức tiến vào kỷ nguyên 'hậu Merkel'

TGVN. Nước Đức đang bước vào giai đoạn chuẩn bị cho kỷ nguyên "hậu Merkel" khi Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) tiến hành lựa chọn chủ tịch đảng kế nhiệm bà Angela Merkel hôm 16/1.
Điểm mặt 'anh tài' có thể trở thành Người được chọn dẫn dắt Đức tiến vào kỷ nguyên 'hậu Merkel'
Ông Armin Laschet (phải), Thủ hiến bang Nordrhein-Westfalen, đồng minh thân cận của bà Merkel, gương mặt đầy triển vọng kế tục chính sách của bà. (Nguồn: DPA)

Cuộc bầu cử được tiến hành trước khi diễn ra cuộc đua nhằm quyết định ai sẽ là người kế nhiệm Thủ tướng Angela Merkel vào mùa Thu năm nay.

Cái bóng của Chủ nghĩa Merkel

New York Times cho rằng, việc tìm kiếm nhân vật phù hợp để kế nhiệm Thủ tướng Merkel, một trong những chính trị gia có tầm ảnh hưởng nhất châu Âu, người từng được tôn vinh là “bảo vệ trật tự tự do phương Tây”, là nhân vật chủ chốt trong lực lượng chính trị dẫn đầu nước này, đại diện cho bộ mặt ổn định của đất nước trong 15 năm cầm quyền, là điều hết sức khó khăn.

Nỗ lực này đã thất bại cách đây một năm khi nhân vật được CDU lựa chọn làm lãnh đạo tiếp theo của đảng này cảm thấy bị lu mờ trước ảnh hưởng của bà Merkel đến mức quyết định không ra ứng cử.

Sau khi chứng kiến những bất ổn liên quan đến cuộc bầu cử Mỹ, đặc biệt là vụ bạo loạn tại trụ sở tòa nhà Quốc hội Mỹ vào tuần trước, nhiều người Đức đang lo lắng dõi theo từng đường đi nước bước của giới chính trị trước khi bà Merkel rời nhiệm sở.

Giáo sư tại trường Hertie (Berlin) Andrea Römmele nhận xét: “Chủ nghĩa Merkel được coi là liều thuốc giải độc của chủ nghĩa Trump. Với việc cả ông Trump và bà Merkel rời nhiệm sở trong năm nay, câu hỏi đặt ra là di sản của ai sẽ chiến thắng”.

Ở Đức, dù có rất ít khả năng xảy ra cuộc khủng hoảng theo kiểu Mỹ, nhưng đường lối của phe bảo thủ cùng những thách thức mà nước này đang phải đối mặt, sẽ đặt người kế nhiệm bà Merkel vào tình thế khó khăn.

Armin Laschet: Gương mặt triển vọng

Trong cuộc bỏ phiếu chọn người lãnh đạo CDU, sau 2 lần bỏ phiếu, ông Armin Laschet, Thủ hiến bang Nordrhein-Westfalen (NRW) đã giành chiến thắng trước 2 ứng viên còn lại.

Dù phải chờ kết quả chính thức đến ngày 22/1, sau khi các đại biểu bỏ phiếu một lần nữa qua đường bưu điện, tuy nhiên, hầu như chắc chắn ông Laschet sẽ trở thành tân Chủ tịch CDU.

Nếu CDU tiếp tục giành ưu thế trong cuộc bầu cử vào cuối tháng 9/2021, nhiều khả năng, ông Laschet sẽ thay thế bà Merkel trở thành Thủ tướng Đức và rất có thể sẽ tiếp tục chính sách của người tiền nhiệm.

Là một nhân vật theo xu hướng ôn hòa và là thủ hiến bang đông dân nhất của Đức North Rhine-Westphalia, trong những năm qua, ông Laschet đã nhiều lần bảo vệ các chính sách của bà Merkel, trong đó có quyết định mở cửa đón hơn 1 triệu người di cư trong năm 2015 và 2016.

Chiến thắng của ông Laschet trong đảng CDU đánh dấu sự chiến thắng của những người muốn tiếp nối chính sách ôn hòa và trung dung mà bà Merkel theo đuổi suốt 15 năm nắm quyền.

Bài phát biểu chiến thắng của ông Laschet nhận được sự tán thành của đại đa số thành viên trong CDU, với cam kết vừa lưu giữ truyền thống, lại vừa mang đến những thay đổi tích cực cũng như truyền tải thông điệp về sự hòa giải, đoàn kết, đồng thời kêu gọi những người bảo thủ hãy rút ra bài học từ cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở bên kia Đại Tây Dương.

Theo ông Laschet, nhà lãnh đạo mới của CDU phải có “khả năng thống nhất”: “Chúng ta sẽ chỉ chiến thắng nếu chúng ta vững vàng ở vị trí trung tâm của xã hội. Chúng ta phải đảm bảo rằng trung tâm này phải tiếp tục đặt niềm tin vào chúng ta”.

Nhà khoa học chính trị tại Đại học Tự do ở BerlinThorsten Faas cho rằng: “Nếu ông ấy ra tranh cử, ông ấy có cơ hội lớn trong cuộc chạy đua giành vị trí ứng cử viên thủ tướng chính thức. Ông ấy đang có nhiều động lực để giành chiến thắng”.

Danh tiếng của ông Laschet được biết đến rộng khắp trên toàn nước Đức vào năm 2017, sau khi ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử khu vực ở Bắc Rhine-Westphalia, nơi từ lâu là thành trì của đảng Dân chủ Xã hội của Đức (SPD).

Công việc đầu tiên của ông với vai trò lãnh đạo CDU sẽ là giúp đảng này giành được lợi thế trong hai cuộc bầu cử địa phương vào tháng 3/2021, tại các bang Baden-Württemberg và Rhineland-Palatinate.

CDU hiện đang giành được tỷ lệ ủng hộ lớn trên toàn nước Đức, một phần là do cách xử lý khéo léo và phù hợp của bà Merkel khi đối phó với đại dịch.

Markus Soder: Nhân vật không hề kém cạnh

Tuy vậy, vẫn chưa có gì đảm bảo chắc chắn ông Laschet sẽ trở thành thủ tướng, ngay cả khi CDU được cho là có khả năng giành được số phiếu bầu cao nhất trong các cuộc bầu cử sắp tới.

Mặc dù là nhà chính trị có tầm ảnh hưởng lớn tại bang North Rhine-Westphalia, tỷ lệ ủng hộ ông Laschet đã bị giảm trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19 vì ông bị coi là do dự và thiếu quyết đoán.

Trong khi đó, nhiều ứng viên khác cũng đang muốn giành quyền đại diện đảng CDU ra tranh cử ghế Thủ tướng Đức, tuy nhiên, theo kế hoạch, quyết định về ứng cử viên Thủ tướng cuối cùng sẽ được đưa ra sau các cuộc tham vấn giữa CDU với đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU).

Nếu tỷ lệ ủng hộ của CDU bị thu hẹp trong các cuộc bầu cử cấp bang, ông Laschet có thể chịu áp lực phải đứng sang một bên và nhường chỗ cho lãnh đạo đảng CSUMarkus Soder, có thể sẽ ra tranh cử với tư cách là ứng cử viên chung của cả hai đảng CDU/CSU.

Là một chính trị gia trẻ tuổi, đầy tham vọng, ông Soder, từ người chỉ trích mạnh mẽ bà Merkel trong cuộc khủng hoảng di cư năm 2015, đã trở thành một trong những đồng minh trung thành nhất của nữ thủ tướng trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Theo một số cuộc thăm dò dư luận, ông Soder thậm chí còn được các cử tri Đức mến mộ hơn ông Laschets vì ông chủ trương các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để chặn đứng dịch Covid-19.

Nhà bình luận chính trị và nhà khoa học chính trị tại Đại học Humboldt ở Berlin Herfried Münkler nhận xét, dù ai được lựa chọn là lãnh đạo tiếp theo của nước Đức thì họ cũng khó tạo ra được di sản to lớn như những gì Thủ tướng Merkel đã làm.

Bà Merkel đại diện cho một hình mẫu nhà lãnh đạo biết lắng nghe, rất kiên nhẫn, có chừng mực, tài năng và rất khéo léo trong xử lý các mối quan hệ - một kiểu người mà không ai có thể thay thế được - đã góp phần tạo nên hình ảnh của một châu Âu ngày nay, là người có ảnh hưởng hơn bất cứ nhà lãnh đạo nào khác.

"Thế nhưng kỷ nguyên Merkel đang dần khép lại. Sự chuyển biến này dù không thay đổi vai trò của nước Đức nhưng nó sẽ thay đổi cách Đức khẳng định vai trò trong liên minh châu Âu”, ông Münkler nhấn mạnh.

Đối với tất cả những diễn biến sẽ bao trùm nền chính trị Đức trong năm nay, cả những người ủng hộ và chỉ trích Thủ tướng Merkel cho rằng sau 4 nhiệm kỳ nắm quyền của bà, đã đến lúc phải thay đổi.

TIN LIÊN QUAN
Cập nhật Covid-19 ngày 18/1: Chưa đầy 10 ngày nữa, toàn cầu sẽ vượt 100 triệu ca; Số người nguy kịch ở Nhật Bản liên tiếp tăng kỷ lục
Chẳng còn gì níu kéo, Nga xác nhận rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở, Đức nuối tiếc
Tin bất động sản hôm nay 16/1: Thanh khoản nhà phố Hà Nội ‘miễn nhiễm’ với Covid-19; ‘khẩu vị’ đầu tư của giới siêu giàu Việt
Tin thế giới 15/1: Mỹ chọc giận Trung Quốc; Bắc Kinh cảnh báo về cái giá đắt; New Delhi - 'đừng siêu cường nào làm tổn thương Ấn Độ'
Tin thế giới 14/1: Ông Trump và 2 lần luận tội - 'ở ngoài đó có ai đang chiến đấu vì tôi không?'; IRGC được 'cổ vũ' phá hủy B-52 Mỹ

(theo VOV.vn)

Tin cũ hơn

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp' Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực? Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu' Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'