Chưa thể khiến Nga 'nản chí', phương Tây tính tung tiếp gói trừng phạt thứ 7?

Nga Đỗ
Tổng lực tung "đòn trừng phạt" lên nền kinh tế Nga nhưng nhiều mục tiêu của phương Tây vẫn không đạt được. Sau gói trừng phạt thứ 6, EU đang tính chuẩn bị cho gói trừng phạt thứ 7.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Theo báo Độc lập của Nga, liên minh phương Tây nhiều khả năng sẽ gia tăng sức ép trừng phạt đối với Moscow.

Một số biện pháp trừng phạt đã được áp dụng, chẳng hạn như hạn chế đối với nguồn cung dầu sang châu Âu, sẽ được áp dụng hoàn toàn vào cuối năm nay, khi mà theo Liên minh châu Âu (EU), việc nhập khẩu tới 90% lượng dầu của Nga bằng tàu biển sẽ ngừng hoạt động.

Gói trừng phạt thứ bảy đang được chuẩn bị. Trong đó, Ba Lan đề xuất mở rộng lệnh cấm đối với tất cả các hãng vận chuyển và ngân hàng trong lĩnh vực năng lượng ở Nga.

Mỹ và EU sẽ tiếp tục trừng phạt Nga như thế nào?
Phương Tây nhiều khả năng sẽ tiếp tục gây sức ép lên Nga thông qua các lệnh trừng phạt mới. (Nguồn: Reuters)

Nguy cơ lạm phát “nhập khẩu” kỷ lục

Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ Jake Sullivan cho biết, Washington đang thảo luận với châu Âu về các chế độ đặc biệt mới đối với việc mua dầu Nga. Thủ tướng Italy Mario Draghi đã kêu gọi các nước đang phát triển tham gia vào việc đưa ra các hạn chế đối với Nga.

Bà Elina Rybakova, chuyên gia kinh tế trưởng tại Viện Tài chính Quốc tế (IIF), cho biết sự sụt giảm xuất khẩu có thể phủ nhận những thành công đạt được trong quá trình phát triển kinh tế của Nga trong 15 năm qua.

Theo dự báo của Viện này, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga trong năm 2022 sẽ giảm 15% (trong khi Ngân hàng Trung ương Nga và Bộ Phát triển Kinh tế dự đoán mức giảm là khoảng 8%). Năm 2023, xu hướng sụt giảm sẽ tiếp tục với mức giảm 3%, theo báo cáo của Viện IIF.

Tin liên quan
Một nước Baltic kêu gọi phương Tây Một nước Baltic kêu gọi phương Tây 'tẩy chay', không kinh doanh bất cứ thứ gì với Nga

Tổ chức này cho rằng tiêu dùng tư nhân tại Nga cũng sẽ giảm, mặc dù triển vọng phục hồi được cho là sẽ tích cực hơn một chút do các hộ gia đình vẫn có thể tiếp cận với nguồn thanh khoản bằng đồng Ruble để duy trì sức mua. Đặc biệt, người dân Nga cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi sự sụt giảm nghiêm trọng (28%) trong hoạt động nhập khẩu.

Theo giới chuyên gia, các lệnh trừng phạt do phương Tây áp dụng đối với Nga đã tạo ra một tình thế khó xử. Đó là Nga phải vừa đảm bảo duy trì các mặt hàng nhập khẩu quan trọng, vừa không để xảy ra nguy cơ lạm phát “nhập khẩu” kỷ lục. Điều này khiến các dự báo về lạm phát ở Nga trở nên khó đảm bảo tính chính xác.

Sau khi hạ lãi suất cơ bản xuống mức 9,5%/năm vào cuối tuần trước, Ngân hàng trung ương Nga (BoR) cho biết trong kịch bản cơ bản, lạm phát hàng năm ở Nga dự kiến sẽ đạt 14-17% vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, người đứng đầu BoR, Elvira Nabiullina, nhận định rằng các yếu tố gây lạm phát còn bao gồm rủi ro từ việc các nhà sản xuất Nga đặc biệt phụ thuộc vào nhập khẩu.

Họ phải đối mặt với những thách thức chưa từng có trong việc hoàn thiện chuỗi công nghệ, sản xuất và cung ứng. Nếu hàng tồn kho tiếp tục giảm và việc bổ sung vẫn khó khăn, điều này sẽ hạn chế năng lực sản xuất và có thể làm tăng áp lực lạm phát của nền kinh tế Nga.

Theo BoR, tình hình nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến việc tăng giá trong nước. Việc thiếu các mặt hàng nhập khẩu quan trọng sẽ dẫn đến sự gián đoạn trong sản xuất, nhưng việc giao hàng, bao gồm cả theo tuyến nhập khẩu song song, có khả năng chịu tác động của lạm phát toàn cầu và phải chi trả quá nhiều cho dịch vụ hậu cần.

Tại Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone), lạm phát hàng năm trong tháng Năm ước tính ở mức 8,1% - mức kỷ lục kể từ khi đồng Euro ra đời. Tại Mỹ, lạm phát hàng năm tăng nhanh lên mức cao nhất kể từ tháng 12/1981, chạm ngưỡng 8,6% vào tháng Năm.

Ông Alexander Khaminsky, thành viên của Đại hội đồng Nước Nga kinh doanh, thừa nhận rằng kinh tế Nga đang ở trong tình trạng bị cô lập có điều kiện, nhưng tác động của lạm phát ở phương Tây chắc chắn vẫn sẽ ảnh hưởng đến Liên bang Nga.

Ông giải thích: “Ngay cả khi chúng ta đang nói về việc nhập khẩu song song, thì các sản phẩm nhập khẩu vào Liên bang Nga theo cách này sẽ luôn tăng giá tại các thị trường sản xuất. Theo đó, các sản phẩm sẽ đến Nga với giá cao hơn. Nhưng tác động sẽ được phân biệt tùy thuộc vào việc sản phẩm được nhập khẩu là linh kiện hay thành phẩm.

Theo dự báo của Ngân hàng trung ương Nga, với giả định lạm phát vào cuối năm 2022 sẽ ở mức 14-17%, các chuyên gia lo ngại rằng xu hướng tăng giá ở Nga sẽ chậm lại hơn nữa và thậm chí có thể rơi vào tình trạng giảm phát trong những tháng tới.

Theo chuyên gia Natalya Milchakova, dự báo này có vẻ thực tế vì nhập khẩu hiện đã giảm. Mặc dù các yếu tố ủng hộ lạm phát có khả năng xuất hiện trở lại vào cuối năm, nhưng điều này sẽ là do Nga tăng dòng nhập khẩu hàng tiêu dùng từ các nước khác, chẳng hạn như Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Có khả năng trong quý IV/2022, lạm phát tiêu dùng có thể bắt đầu tăng trở lại, nhưng không nhiều như quý đầu tiên của năm.

Đồng thời, theo chuyên gia Natalya Milchakova, việc khôi phục nhập khẩu đương nhiên sẽ làm tăng nhu cầu ngoại tệ và phần nào làm suy yếu đồng ruble. Tuy nhiên, còn quá sớm để dự đoán thời điểm và bản chất của tác động này, cũng như hậu quả đối với giá sản xuất trong nước.

Nga vẫn "sống khỏe"

Theo chuyên gia Valery Mironov, khi nói về tác động của lạm phát toàn cầu đối với kinh tế Nga, điều quan trọng cần lưu ý là thời kỳ lạm phát có thể kéo dài, vì tổng gánh nặng nợ trong nền kinh tế toàn cầu đã cao quá mức.

Giới chuyên gia cũng chỉ ra các yếu tố khó đoán định tác động đến lạm phát từ nội bộ kinh tế Nga. Chẳng hạn, trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, Nga sẽ cần nguồn tài chính dồi dào. Điều này dẫn đến rủi ro lạm phát ở mức độ nhất định.

Tuy nhiên, nếu không có dòng vốn nước ngoài do ảnh hưởng của các biện pháp cấm vận, chính phủ chỉ có thể dựa vào các khoản vay trong nước. Do vậy, việc duy trì lạm phát thấp là điều quan trọng, nếu không sẽ có một cuộc khủng hoảng mới về trái phiếu chính phủ ngắn hạn.

Phản ứng của toàn bộ người dân Nga là điều bất ngờ đối với phương Tây. Theo những người khởi xướng lệnh trừng phạt từ phương Tây, việc từ chối cung cấp dịch vụ thẻ ngân hàng, đóng cửa doanh nghiệp, cấm cung cấp hàng loạt cho Nga, cắt đứt quan hệ khoa học và kinh tế lẽ ra đã làm gia tăng sự bất bình ở người Nga.

Nhưng hiệu ứng hóa ra lại ngược lại. 3/4 dân số Nga ủng hộ chính sách của đất nước, ngay cả khi các lệnh trừng phạt đã gây thiệt hại cho họ. Ngoài ra, một mục tiêu khác của lệnh trừng phạt - "ngừng cung cấp tài chính cho bộ máy quân sự Nga" - cũng không đạt được.

Năm 2022, các biện pháp trừng phạt không chỉ nhằm vào các chính trị gia, các doanh nghiệp quốc phòng và việc cung cấp một phần công nghệ, như trường hợp của năm 2014, mà còn nhằm vào người dân nói chung.

Tin liên quan
Ai sẽ Ai sẽ 'trả hóa đơn' cho 100 ngày xung đột tại Ukraine?

Các biện pháp trừng phạt đã hạn chế cơ hội du lịch nước ngoài của hàng triệu người Nga do lệnh cấm bay đối với các máy bay Nga có nguy cơ bị bắt giữ. Một số quốc gia thuộc liên minh phương Tây đã ngừng cấp thị thực cho người Nga.

Nguồn cung hàng tiêu dùng, thiết bị gia dụng giảm. Khả năng thanh toán bằng thẻ ngân hàng đã bị chặn. Một trong những mục tiêu của các biện pháp trừng phạt rộng rãi như vậy là kích động sự bất mãn của người dân đối với chính phủ. Và mục tiêu này, rõ ràng, đã không đạt được.

Điều này được chứng minh qua kết quả của các cuộc điều tra xã hội học gần đây. Trung tâm Levada (được Bộ Tư pháp đưa vào danh sách các tổ chức phi lợi nhuận hoạt động như một cơ quan nước ngoài) cho biết, lo ngại của người Nga về các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã giảm bớt, cú sốc đầu tiên từ việc áp đặt cấm vận khốc liệt đã qua đi. Trong cuộc thăm dò hồi tháng 3/2022, 53% công dân bày tỏ lo ngại về các lệnh trừng phạt ở một mức độ nào đó. Đến cuối tháng Năm, con số này chỉ còn 38%.

Người dân cho rằng giá cả tăng cao là hậu quả chính của các lệnh trừng phạt chống Nga. Khoảng 19% người Nga được khảo sát lo ngại về sự biến mất của các loại hàng hóa cụ thể. Các công dân của Liên bang Nga cũng đang lo lắng về sự đóng băng dự trữ của Nga ở nước ngoài với số tiền lên tới 300 tỷ USD.

Trong khi đó, giới trẻ lo ngại hơn về những hạn chế trong hoạt động của thẻ Visa và Mastercard, cũng như sự "ra đi" của các thương hiệu phương Tây khỏi đất nước. Đồng thời, 3/4 số người được hỏi (75%) tin rằng Nga nên tiếp tục chính sách của mình, bất chấp các lệnh trừng phạt.

Theo dữ liệu từ tổ chức nghiên cứu Romir, chỉ số phản ánh đánh giá của người Nga về tình hình kinh tế trong nước đã tăng 7 điểm phần trăm từ ngày 30/5 đến ngày 5/6. Trong bối cảnh đó, theo tính toán của các chuyên gia thuộc Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga-châu Á, trao đổi thương mại song phương giữa Nga và Trung Quốc có thể đạt mốc 200 tỷ USD vào năm 2024.

Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc các sản phẩm dầu mỏ, thiết bị cho nhà máy điện hạt nhân, cá, sản phẩm trong ngành chăn nuôi gia súc… Đổi lại, Trung Quốc sẽ tăng cường cung cấp thiết bị, phụ tùng thay thế, ô tô và đồ dùng gia đình, để thay thế các sản phẩm từ Liên minh châu Âu.

Giám đốc điều hành bộ phận thị trường Capital Univer Capital Artem Tuzov đánh giá, các biện pháp trừng phạt nhằm thay đổi chính sách của Nga đối với Ukraine đang không phát huy tác dụng.

Các dữ liệu mới nhất cho thấy lệnh trừng phạt không có tác động tiêu cực đáng kể đến người dân Nga và nền kinh tế Nga. Do đó, không nên mong đợi những thay đổi trong chính sách của Nga đối với Ukraine từ các lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Lệnh trừng phạt thứ 6 - EU áp đảo Nga hay ra 'đòn hạ gục' thế giới, phương Tây đã hết cách?

Lệnh trừng phạt thứ 6 - EU áp đảo Nga hay ra 'đòn hạ gục' thế giới, phương Tây đã hết cách?

Các gói trừng phạt mới khó có thể áp đảo nền kinh tế Nga và quan trọng hơn, chúng không có khả năng thay đổi ...

Nga: Chống cự lệnh trừng phạt của EU, hãng hàng không  Aeroflot phát hành hơn 5 tỷ cổ phiếu khẩn cấp

Nga: Chống cự lệnh trừng phạt của EU, hãng hàng không Aeroflot phát hành hơn 5 tỷ cổ phiếu khẩn cấp

Ngày 7/6, tại cuộc họp thường niên, hãng hàng không quốc gia Nga Aeroflot cho biết, các cổ đông đã nhất trí phương án chào ...

(theo Độc lập)

Đọc thêm

Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024

Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024

Năm 2024, thị trường ô tô Việt Nam chào đón nhiều mẫu xe mới đến từ các thương hiệu nổi tiếng. Trong đó, một số cái tên có giá bán ...
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 đã tái khẳng định về quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc nơi đây thu phí quá ...
Top 5 ô tô ráp trong nước bán chạy nhất sau 3 tháng giảm lệ phí trước bạ

Top 5 ô tô ráp trong nước bán chạy nhất sau 3 tháng giảm lệ phí trước bạ

Với chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ, kết hợp các chương trình khuyến mãi… giúp giá bán của nhiều mẫu ô tô lắp ráp trong nước ...
Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp

Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp

Tesla triệu hồi gần 700.000 xe điện vì không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn liên bang do gặp lỗi liên quan đến hệ thống giám sát áp suất lốp.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/12/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/12/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 24/12. Lịch âm 24/12/2024? Âm lịch hôm nay 24/12. Lịch vạn niên 24/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/12/2024: Tuổi Mùi đầu tư quyết đoán

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/12/2024: Tuổi Mùi đầu tư quyết đoán

Xem tử vi 24/12 - tử vi 12 con giáp hôm nay 24/12/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Giá heo hơi hôm nay 23/12: Tiếp tục tăng trên cả nước, lập đỉnh mới tại miền Bắc

Giá heo hơi hôm nay 23/12: Tiếp tục tăng trên cả nước, lập đỉnh mới tại miền Bắc

Nhìn chung, thị trường heo hơi hôm nay tiếp đà tăng tại cả ba miền, thậm chí lập đỉnh mới tại miền Bắc. Theo khảo sát, giá heo hơi trên cả nước đang dao động ...
Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao

Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao

Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao, vì sao?
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà phê được Bộ Quốc Phòng ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12 ghi nhận động lực tăng giá cho đồng USD từ dự báo cắt giảm lãi suất chậm hơn.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Phiên bản di động