Chuỗi cung ứng toàn cầu 'vật lộn chống đỡ' hậu quả từ xung đột Nga-Ukraine

Thái An
Xung đột Nga-Ukraine đang định hình lại các chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng quá trình này sẽ diễn ra trong bao lâu và quy mô sẽ lớn đến mức nào vẫn còn phải tiếp tục xem xét.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chuỗi cung ứng toàn cầu 'vật lộn chống đỡ' hậu quả từ xung đột Nga-Ukraine
Một nhà hàng McDonald’s tại thủ đô Moscow đã bị đóng cửa do lệnh trừng phạt của các quốc gia phương Tây sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. (Nguồn: WikiCommons)

Cửa hàng McDonald’s đầu tiên chính thức có mặt tại Nga vào năm 1990, chỉ vài tháng sau khi Bức tường Berlin sụp đổ. Đây cũng là một biểu tượng mạnh mẽ cho thấy Chiến tranh Lạnh đã kết thúc và vết thương lớn về ý thức hệ đang được chữa lành.

Giờ đây, mọi cửa hàng McDonald’s ở Nga đều bị đóng cửa do lệnh trừng phạt của các quốc gia phương Tây khiến nhiều công ty, tập đoàn phải cắt giảm hoặc đình chỉ hoạt động để đối phó với chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow tại Kiev.

Quy mô của các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga được đánh giá là chưa từng có và tác động vô cùng lớn đến kinh tế toàn cầu.

Giám đốc điều hành của dịch vụ thông tin về chuỗi cung ứng Freightwaves Craig Fuller nhận định: “Nếu cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục lan rộng, kinh tế thế giới sẽ phải đối mặt với khả năng bị phân hóa, trong đó các liên minh địa chính trị, năng lượng và dòng chảy lương thực, hệ thống tiền tệ và các dòng thương mại có thể bị chia cắt”.

Kinh tế Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ xung đột Nga-Ukraine

Kinh tế Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ xung đột Nga-Ukraine

Những lo ngại ngày càng tăng của Trung Quốc về kinh tế được phản ánh trong cuộc hội đàm trực tuyến ngày 8/3 giữa Chủ ...

Vấn đề năng lượng

Những lo ngại về nguồn xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch khổng lồ của Nga bị gián đoạn đã khiến giá dầu và khí đốt toàn cầu tăng vọt. Giá cước vận chuyển bằng tàu chở dầu đã tăng gấp ba lần do các chủ tàu cân nhắc nguy cơ mắc kẹt hàng hóa không thể tháo dỡ.

Tuy nhiên, cho đến nay, đã không có sự gián đoạn đáng kể nào đối với xuất khẩu của Nga. Mỹ, Anh và Australia đều đang cấm dầu nhập khẩu từ Nga, nhưng đây đều không phải là những thị trường quan trọng của Moscow.

Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) mới là thị trường quan trọng nhất của Nga do phần lớn đều phụ thuộc vào dầu và khí đốt của Moscow. Cho đến nay, EU đã áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính đối với các nhà sản xuất năng lượng của Nga nhưng vẫn tiếp tục mua sản phẩm của các nhà sản xuất này.

Việc tránh sự phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ của Nga không phải là điều dễ dàng. Khi quốc gia này hiện chiếm 12% thị phần toàn cầu.

Chuỗi cung ứng toàn cầu 'vật lộn chống đỡ' hậu quả từ xung đột Nga-Ukraine
Công nhân làm việc tại dự án Dòng chảy phương Bắc 2, đoạn tại Lubmin, Đức. (Nguồn: AFP)

Việc cắt đứt nguồn dầu mỏ từ Nga có thể không phải là một sự lựa chọn trong ngắn hạn. Việc thay thế nguồn cung khí đốt từ Nga thậm chí còn khó khăn hơn khi EU đang chiếm hơn 40% lượng khí đốt nhập khẩu từ Moscow. Các đường ống như Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream), nối Nga và Đức là không thể thay thế.

Trong khi đó, giao thông đường biển đang bị hạn chế. Nếu các tàu chở dầu là các thùng thiếc khổng lồ thì các tàu chở khí hóa lỏng LNG là các két đông lạnh siêu làm mát giúp khí hóa lỏng ở âm 160 ℃ độ (-260 ℉). Có rất ít quốc gia tham gia “sân chơi” này và khối lượng khí đốt được vận chuyển trên toàn cầu chỉ chiếm khoảng 0,1% so với khối lượng dầu.

Chuỗi cung ứng lương thực

Năm 2020, Nga và Ukraine chiếm 25,6% xuất khẩu lúa mì toàn cầu (Nga 17,6%, Ukraine 8%), 23,9% xuất khẩu lúa mạch toàn cầu (Nga 12,1%, Ukraine 11,8%) và 14% xuất khẩu ngô toàn cầu (Ukraine 13,2% , Nga 1,1%).

Với việc giá năng lượng cao hơn làm gia tăng giá lương thực, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) đã phải lên tiếng báo động về tình hình an ninh lương thực ở khu vực châu Phi và Trung Đông.

Xuất khẩu lương thực của Ukraine đã phải tạm dừng . Không ai biết chắc chắn rằng vụ thu hoạch tiếp theo có thể bị ảnh hưởng như thế nào, đặc biệt trong bối cảnh phân bón, thuốc trừ sâu và nguồn nhiên liệu khan hiếm. Nhiều nam giới tại các vùng nông thôn Ukraine đang bị triệu tập để tham gia cuộc chiến. Nguồn lương thực, thực phẩm từ các nông trại đang được chuyển hướng đến các thành phố bị bao vây và phục vụ cho quân đội. Các tuyến đường thương mại nối với các nước phương Tây cũng đang bị đe dọa tấn công.

Tin liên quan
Kinh tế Nga Kinh tế Nga 'ngấm đòn' trừng phạt, liệu Bắc Kinh có trợ giúp?

Hiện tại, Nga đã tạm thời cấm xuất khẩu ngũ cốc sang các nước láng giềng thuộc Liên Xô cũ. Cùng với đó, Bộ Công Thương nước này cũng đã “khuyến nghị” tạm dừng xuất khẩu phân bón.

Nga là nhà sản xuất amoni nitrat lớn nhất thế giới, chiếm khoảng một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu.

Điều này sẽ có tác động đáng kể đối với các nhà sản xuất khẩu ngũ cốc lớn khác như Brazil, quốc gia đang nhập khẩu khoảng 85% lượng phân bón, chủ yếu từ Nga.

Dòng chảy thương mại

27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, Mỹ và Canada đã đóng cửa không phận đối với máy bay Nga. Để trả đũa, Nga cũng cho đóng cửa không phận đối với máy bay đến từ 36 quốc gia. Điều này đã gây ra một cuộc khủng hoảng về chi phí vận tải.

Bộ phận vận tải hàng hóa của hãng hàng không Lufthansa của Đức ước tính, trở ngại này có thể khiến giảm 10% năng lực vận tải hàng không của hãng. FedEx đã buộc phải tính thêm khoản phụ phí chiến tranh.

Cuộc chiến còn gây tác động đáng kể lên “Con đường tơ lụa” mới từ Trung Quốc đến châu Âu. Đây là tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa dài nhất thế giới mà Bắc Kinh đã phải chi 900 tỷ USD để hoàn thành.

Mặc dù xuất khẩu của Trung Quốc qua các tuyến đường sắt vẫn còn hạn chế so với vận tải biển, nhưng đã có những bước tăng trưởng nhanh chóng thời gian gần đây. Các tuyến đường sắt đã giúp giảm bớt áp lực lên các cảng của Trung Quốc trong thời kỳ đại dịch.

Tuy nhiên, những áp lực này đã và đang gia tăng trở lại với sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều cảng lớn tại các thành phố như Thiên Tân, Thâm Quyến và Thượng Hải buộc phải đóng cửa.

Đường bay chính từ Trung Quốc đến châu Âu đi qua Nga và Belarus. Có một tuyến đường thay thế là đến Thổ Nhĩ Kỳ thông qua Azerbaijan, Georgia và Kazakhstan, nhưng tuyến đường này ít khi được sử dụng.

Tất nhiên, Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục sử dụng các tàu container. Nhưng với mục tiêu địa chiến lược quan trọng của sáng kiến “Vành đai và Con đường” là đảm bảo các tuyến đường thương mại an toàn trước hải quân Mỹ, những trở ngại trong dòng chảy thương mại có thể làm giảm sự ủng hộ của Trung Quốc đối với cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và các quốc gia NATO.

Quan chức Ukraine dự đoán Kiev sắp đạt thỏa thuận hòa bình với Nga

Quan chức Ukraine dự đoán Kiev sắp đạt thỏa thuận hòa bình với Nga

Ngày 17/3, mạng tin tức trực tuyến Liga.net của Ukraine dẫn lời ông Mikhailo Podolyak - Cố vấn Chánh văn phòng Tổng thống nước này ...

Thực hư về các phòng thí nghiệm sinh học ở Ukraine

Thực hư về các phòng thí nghiệm sinh học ở Ukraine

Cáo buộc của Nga rằng Mỹ đang hỗ trợ phát triển vũ khí sinh học trong các phòng thí nghiệm ở Ukraine đã làm dấy ...

(theo The Conversation)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Cứu trợ người dân bị ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh miền Nam

Cứu trợ người dân bị ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh miền Nam

Ngày 26/4 Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cứu trợ người dân vùng chịu ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh Cà Mau, Long An, Tiền ...
Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Chuyến thăm Mỹ vào ngày 9/5 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã bị hoãn lại sang thời điểm thuận tiện cho cả hai bên do xung đột về ...
VTV đặc biệt sắp phát sóng hé lộ những thông tin đắt giá, chưa từng được tiết lộ về chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV đặc biệt sắp phát sóng hé lộ những thông tin đắt giá, chưa từng được tiết lộ về chiến thắng Điện Biên Phủ

Baoquocte.vn. VTV đã thực hiện và phát sóng nhiều chương trình đặc biệt trên các kênh và nền tảng số về chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Mỹ khẳng định theo đuổi một kết quả công bằng, bình đẳng để duy trì và tăng cường quan hệ đồng minh song phương.
Hãng xe Trung Quốc BYD sẽ ra mắt ba mẫu xe mới tại Việt Nam trong năm 2024

Hãng xe Trung Quốc BYD sẽ ra mắt ba mẫu xe mới tại Việt Nam trong năm 2024

Ba mẫu xe Dolphin, Seal và Atto 3 dự kiến sẽ được hãng xe Trung Quốc BYD ra mắt tại thị trường Việt Nam trong năm nay.
Ninh Bình kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Ninh Bình kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế ...
WB: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi

WB: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi

Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng Tư của WB ghi nhận, tình hình kinh tế đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau...
Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất trong mùa Hè này...
Giá heo hơi hôm nay 27/4: Tăng giảm rải rác; phòng tránh mầm bệnh vật nuôi phát triển trong thời tiết nắng nóng

Giá heo hơi hôm nay 27/4: Tăng giảm rải rác; phòng tránh mầm bệnh vật nuôi phát triển trong thời tiết nắng nóng

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng giảm rải rác 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.00 – 97.000 đồng/kg.
Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024 lần thứ 28 sẽ diễn ra tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) từ 8-10/8.
Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, tình hình sắp tới có khả quan hơn?
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Phiên bản di động