Chương trình phục hồi kinh tế của Việt Nam có gì?

Hà Nguyễn
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất 8 nhóm giải pháp để hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Cần một chương trình tổng thể với quy mô đủ lớn

Những phác thảo ban đầu về Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023 đã được Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương chia sẻ.

Theo Thứ trưởng, trong thời gian qua, nhiều tổ chức quốc tế như ADB, WB, IMF, UNTACD đã đưa ra nhiều khuyến nghị giải pháp hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế khu vực ASEAN, cũng như Việt Nam.

Và một trong những khuyến nghị quan trọng, đó là chính sách cần được thực hiện hợp lý theo từng giai đoạn của diễn biến dịch bệnh, năng lực nội tại, khả năng thực thi và giám sát của khu vực nhà nước, các đặc điểm của nền kinh tế, dư địa chính sách hiện có.

Chương trình phục hồi kinh tế của Việt Nam có gì?
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, để phục hồi và phát triển kinh tế, cần thực hiện đồng bộ, hiệu quả, kịp thời và ổn định các giải pháp chính sách hỗ trợ (bao gồm cả chính sách tài khóa và tiền tệ). (Nguồn: Quân đội nhân dân)

Thêm vào đó, sự phục hồi bền vững phụ thuộc vào việc bảo đảm ổn định tài chính; cân bằng rủi ro giữa việc gia tăng nợ công, nợ của khu vực tư nhân với quy mô và thời hạn các chính sách hỗ trợ tài chính…

“Với Việt Nam, kinh nghiệm được rút ra là chúng ta cần có một chương trình tổng thể với quy mô đủ lớn, phù hợp với năng lực nội tại và các đặc điểm của nền kinh tế để hỗ trợ nền kinh tế, đồng thời bảo đảm ổn định ngân sách, tài chính quốc gia”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

Theo Thứ trưởng, kinh nghiệm của các nước đặt ra yêu cầu đối với Việt Nam khi thực hiện phục hồi kinh tế, đó là trước hết phải xác định nhu cầu nguồn lực hỗ trợ phục hồi nền kinh tế, tránh nguy cơ lỡ nhịp, phục hồi chậm hơn các quốc gia khác, làm giảm năng lực cạnh tranh, năng lực nội tại của nền kinh tế và sức hấp dẫn của môi trường đầu tư kinh doanh trong trung và dài hạn.

Tin liên quan
TS. Phùng Đức Tùng: Mở cửa nền kinh tế cần có lộ trình, vaccine Covid-19 là ‘vũ khí’ TS. Phùng Đức Tùng: Mở cửa nền kinh tế cần có lộ trình, vaccine Covid-19 là ‘vũ khí’

“Chúng ta phải xác định khả năng huy động nguồn lực, nhất là ngân sách nhà nước, bảo đảm các chỉ tiêu về tài chính quốc gia 5 năm 2021-2025; cũng như cần cân đối, bảo đảm hài hòa giữa quy mô hỗ trợ và khả năng huy động nguồn lực, nhất là nguồn ngân sách nhà nước”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, để phục hồi và phát triển kinh tế, cần thực hiện đồng bộ, hiệu quả, kịp thời và ổn định các giải pháp chính sách hỗ trợ (bao gồm cả chính sách tài khóa và tiền tệ).

Tuy nhiên, sẽ tập trung vào các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh nhưng có năng lực cạnh tranh, khả năng phục hồi nhanh như du lịch, dịch vụ lưu trú và ăn uống, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thủy sản, vận tải hành khách; và các ngành, lĩnh vực có cơ hội phát triển nhanh, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong dài hạn cho nền kinh tế, nhất là thương mại điện tử, chuyển đổi số, kinh tế số.

“Chính sách hỗ trợ sẽ tập trung vào khu vực doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa để hỗ trợ dòng tiền, ổn định tài chính cho doanh nghiệp”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói và cho biết, việc hỗ trợ này dự kiến được áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có năng lực cạnh tranh nhưng gặp khó khăn về dòng tiền do tác động của đại dịch.

“Chính sách cần bảo đảm rõ ràng, minh bạch, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh và cho biết, bên cạnh các giải pháp hỗ trợ ngắn hạn, cần tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hậu Covid-19 trong dài hạn, tập trung vào các xu hướng tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, kinh tế số.

Đồng thời, cũng cần tăng cường hợp tác quốc tế để vượt qua dịch bệnh và phục hồi bền vững.

8 nhóm giải pháp để phục hồi và phát triển kinh tế

Với mục tiêu hướng tới tạo nền tảng, hỗ trợ các động lực tăng trưởng giai đoạn phục hồi khi dịch Covid-19 được kiểm soát đồng thời phải đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phù hợp với các mục tiêu, định hướng, tầm nhìn dài hạn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến đề xuất 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ nền kinh tế.

Trước tiên, là kiểm soát dịch bệnh Covid-19, nâng cao năng lực của hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng.

“Đây là nhóm nhiệm vụ giải pháp quan trọng, cấp bách ngay từ đầu năm 2022 nhằm ‘thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch bệnh Covid-19’, tạo nền tảng cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế bền vững”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói và lý giải, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch bệnh Covid-19 là yếu tố tiên quyết, không thể thiếu để thực hiện phục hồi kinh tế.

Trong khi đó, nhóm giải pháp thứ hai tập trung vào duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, kiểm soát lạm phát. Theo đó, tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng hợp lý, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia; kiểm soát lạm phát, giá cả các mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất; tiết kiệm chi thường xuyên.

Nhóm giải pháp thứ ba, là hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Nhóm giải pháp thứ tư, là phục hồi và phát triển ngành du lịch, kích cầu tiêu dùng trong nước.

Nhóm giải pháp thứ năm, là hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên bằng các giải pháp về hỗ trợ tín dụng (tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp, người dân có thể tiếp cận tín dụng, hỗ trợ lãi suất với một số đối tượng cụ thể); tài chính (miễn, giảm thuế, phí); sản xuất; phát triển chuỗi cung ứng bền vững nhất là các chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, thủy sản; hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Nhóm giải pháp thứ 6, là phục hồi, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, bao gồm cả đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp FDI; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tập trung đầu tư các công trình hạ tầng quan trọng…

Tin liên quan
Cuộc chiến chống Covid-19: Giải pháp nào giúp doanh nghiệp bảo vệ vững chắc chuỗi cung ứng? Cuộc chiến chống Covid-19: Giải pháp nào giúp doanh nghiệp bảo vệ vững chắc chuỗi cung ứng?

Nhóm giải pháp thứ 7, là phát triển vùng, đô thị, tháo gỡ thể chế để phát triển các đô thị lớn của cả nước.

Và nhóm giải pháp thứ 8, là phát triển thị trường lao động và lực lượng lao động; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tăng cường kết nối cung- cầu lao động, hỗ trợ chuyển đổi nghề bền vững cho người lao động.

Liên quan đến nguồn lực thực hiện Chương trình, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, dự kiến kinh phí sẽ được bảo đảm từ các nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác, trong đó có các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách như Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, Quỹ công đoàn..

Trong khi đó, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân về tài chính, tín dụng, đào tạo lao động, đầu tư phát triển,... được huy động từ các nguồn của doanh nghiệp, vốn hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước, Quỹ dự trữ ngoại hối, hợp tác công - tư và các nguồn hợp pháp khác.

Theo kế hoạch, Dự thảo Chương trình sẽ sớm được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện, trình Chính phủ.

Thời gian thực hiện Chương trình dự kiến đến năm 2023, với mục tiêu là tạo cơ sở phục hồi mạnh mẽ, vững chắc cho doanh nghiệp, nền kinh tế, góp phần phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân cả giai đoạn 2021-2025 là 6,5-7%/năm.

Kinh tế số - đường đến tương lai của nền kinh tế Việt Nam

Kinh tế số - đường đến tương lai của nền kinh tế Việt Nam

Đối với Việt Nam, tương lai để tăng trưởng kinh tế nằm ở việc tận dụng được tối đa các công nghệ kỹ thuật số, ...

Việt Nam và Singapore trao đổi kinh nghiệm ứng phó Covid-19 và phục hồi kinh tế

Việt Nam và Singapore trao đổi kinh nghiệm ứng phó Covid-19 và phục hồi kinh tế

Ngày 13/9, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ hội đàm trực tuyến với Bí thư Thường trực Bộ Ngoại giao Singapore Chee Wee Kiong ...

(theo Báo Đầu tư)

Đọc thêm

Mức thu phí tự động không dừng với ôtô tại 5 sân bay lớn

Mức thu phí tự động không dừng với ôtô tại 5 sân bay lớn

Từ 5/5, 5 cảng hàng không như Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất chính thức triển khai thu phí tự động không dừng với ...
Các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục công lập tại Hà Nội

Các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục công lập tại Hà Nội

Hà Nội quy định rõ danh mục các khoản thu và mức thu... với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục ...
Nối gót Carlos Alcaraz, tay vợt tài năng Jannik Sinner không tham dự Rome Masters

Nối gót Carlos Alcaraz, tay vợt tài năng Jannik Sinner không tham dự Rome Masters

Jannik Sinner lẽ ra sẽ là một trong những ứng cử viên hàng đầu cho giải đấu Rome Master sau khi vô địch Australian Open vào tháng 1/2024.
Đáp trả giám sát lệnh trừng phạt ở LHQ, Triều Tiên tuyên bố nếu không rút ra bài học, phương Tây sẽ đối mặt với thất bại thảm hại

Đáp trả giám sát lệnh trừng phạt ở LHQ, Triều Tiên tuyên bố nếu không rút ra bài học, phương Tây sẽ đối mặt với thất bại thảm hại

Ngày 5/5, Triều Tiên tuyên bố những nỗ lực do Mỹ và các nước phương Tây khác để giám sát các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên sẽ thất ...
Giá xăng dầu hôm nay 5/5: Tuần 'trượt dốc không phanh'

Giá xăng dầu hôm nay 5/5: Tuần 'trượt dốc không phanh'

Giá xăng dầu hôm nay 5/5, tuần này gần như là tuần 'trượt dốc không phanh' của giá dầu.
Premier League: Erling Haaland phá kỷ lục của bộ ba huyền thoại Man Utd

Premier League: Erling Haaland phá kỷ lục của bộ ba huyền thoại Man Utd

Với 21 lần lập hat-trick, Erling Haaland đã vượt qua bộ ba huyền thoại của Man Utd là Ruud van Nistelrooy, Robin van Persie và Dimitar Berbatov.
Ukraine 'điểm huyệt' kinh tế Nga, sức công phá bất ngờ khiến đại gia năng lượng cũng không thể xem thường

Ukraine 'điểm huyệt' kinh tế Nga, sức công phá bất ngờ khiến đại gia năng lượng cũng không thể xem thường

Sức công phá khá bất ngờ của chiến dịch UAV vào các nhà máy lọc dầu của Moscow, đã có những ảnh hưởng lớn tới kinh tế Nga...
Nga tạm thời cấm xuất khẩu đường đến hết tháng 8 để cân đối lại nguồn cung cho mùa mới

Nga tạm thời cấm xuất khẩu đường đến hết tháng 8 để cân đối lại nguồn cung cho mùa mới

Chính phủ Nga ra quyết định, từ nay đến hết ngày 31/8, áp dụng lệnh cấm xuất khẩu đường nhằm bảo đảm ổn định thị trường lương thực trong nước.
Giá vàng hôm nay 5/5/2024, Giá vàng SJC cao chót vót, một mình một chợ, thị trường thế giới thấm mệt, quý kim sẽ vượt qua cơn bão?

Giá vàng hôm nay 5/5/2024, Giá vàng SJC cao chót vót, một mình một chợ, thị trường thế giới thấm mệt, quý kim sẽ vượt qua cơn bão?

Giá vàng hôm nay 5/5/2024, giá vàng SJC đạt mốc cao kỷ lục mới. Thế giới giảm nhiệt. Trong một thị trường mệt mỏi, xuất hiện việc bán ra chốt lời.
Doanh nghiệp Ukraine thêm cơ hội thâm nhập thị trường mới; dự báo kinh tế sẽ tăng trưởng 3% năm 2024

Doanh nghiệp Ukraine thêm cơ hội thâm nhập thị trường mới; dự báo kinh tế sẽ tăng trưởng 3% năm 2024

Ngày 3/5, Ngân hàng Trung ương Ukraine đã đưa ra các biện pháp tự do hóa tiền tệ mạnh mẽ nhằm nới lỏng những hạn chế đối với các doanh nghiệp.
Từ dâu tây đến du lịch nước ngoài... Đồng Yen trượt dốc đã 'đánh' vào túi tiền người Nhật thế nào?

Từ dâu tây đến du lịch nước ngoài... Đồng Yen trượt dốc đã 'đánh' vào túi tiền người Nhật thế nào?

Thật khó để tìm thấy một khía cạnh nào đó của cuộc sống ở Nhật Bản mà không bị ảnh hưởng bởi đồng Yen mất giá!
Nga: Trừng phạt Moscow chỉ là cái cớ để Mỹ kiềm chế Trung Quốc

Nga: Trừng phạt Moscow chỉ là cái cớ để Mỹ kiềm chế Trung Quốc

Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với các doanh nghiệp Trung Quốc đang hợp tác với Nga được coi là cái cớ để cố gắng kiềm chế Bắc Kinh.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Phiên bản di động