Nhỏ Bình thường Lớn

Chuyện bầu cử đang đến hồi gay cấn ở nước Mỹ

Năm 2016, tôi sang Mỹ thăm các con đúng ngày bầu cử Tổng thống. Tôi chọn ngày thứ Ba để lên đường vì hôm đó máy bay sẽ ít người đi và giá vé cũng mềm hơn ngày cuối tuần.
Chuyện bầu cử đang đến hồi gay cấn ở nước Mỹ
Cử tri bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tại điểm bầu cử ở bang Nam Carolina ngày 16/10/2020. (Nguồn: AFP)

Ở Mỹ, trừ ngày Quốc khánh 4/7, hầu hết 11 ngày nghỉ lễ khác của liên bang được chia đều cho các tháng và thường rơi vào ngày thứ Hai hoặc thứ Sáu. Chính phủ Mỹ luôn “tính toán” để các gia đình có dịp vừa vui chơi, vừa thoả sức mua sắm nhằm kích cầu tiêu dùng, nhà nước thu được nhiều thuế còn người dân cũng vui vẻ hơn vì được nghỉ liền 3 ngày.

Tại sao cứ phải thứ Ba?

Thế nhưng, ngày bầu cử Tổng thống Mỹ nhất định phải là thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên trong tháng 11 của năm bầu cử. Tuy nhiên, ngày thứ Ba bầu cử lại không phải là ngày nghỉ. Bầu cử Tổng thống Mỹ bao gồm bầu Tổng thống, dân biểu và các thượng nghị sỹ. Vào “ngày hội toàn dân” này, cử tri xứ cờ hoa đến chỗ bỏ phiếu, thực hiện nghĩa vụ công dân của mình sau đó vẫn có thể tiếp tục đi làm. Ai muốn nghỉ làm cũng được, nhưng phải trừ vào phép năm.

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần thứ 60 năm nay sẽ diễn ra vào ngày thứ Ba (5/11) đúng như Hiến pháp qui định. Kỳ bầu cử thứ 59 năm 2020 cũng diễn ra vào thứ Ba, ngày 3/11. Như vậy, ngày diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống của nước Mỹ mỗi kỳ có thể khác nhau nhưng nhất định phải là ngày thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11. Việc ấn định này đã được Quốc hội Mỹ thông qua từ năm 1845 và sau gần 2 thế kỷ vẫn không thay đổi cho dù có một số đề xuất cho phép bầu cử vào ngày cuối tuần.

Những năm đầu thế kỷ 19, Mỹ phát triển dựa vào nhà nông. Đất nước rộng lớn, đi lại bằng phương tiện thô sơ, tới được hòm phiếu có khi mất vài ngày. Cuối tuần dân đi nhà thờ, thứ Tư rơi vào phiên chợ, chỉ còn thứ Ba tiện nhất cho việc đi bầu. Tháng 11 cũng là tháng nông nhàn, dân vui vẻ sau vụ mùa bội thu, họ thích đi bầu Tổng thống. Nếu mùa màng thất bát, thì họ cũng đi để chọn “người thông minh hơn để mang về may mắn” cho năm sau.

Theo luật bầu cử và sự cạnh tranh vô cùng quyết liệt giữa các ứng viên, kết quả bầu cử ở Mỹ rất khó có thể đoán trước. Theo Hiến pháp, mỗi bang của nước Mỹ có một số đại cử tri do Quốc hội thông qua dựa vào vị trí địa lý và dân số. Tổng số cả nước Mỹ có 538 phiếu đại cử tri, ứng viên nào đủ 270 phiếu đại cử tri trong cuộc bầu cử diễn ra vào ngày thứ Ba tháng 11 sẽ trở thành chủ nhân Nhà Trắng. Một số “bang chiến địa” như Florida có 29 phiếu đại cử tri, Ohio được 18 phiếu, North Carolina với 15 phiếu và Pennsylvania được 20 phiếu, ứng viên nào thắng ở các bang này sẽ có toàn bộ phiếu đại cử tri tại bang đó và có được lợi thế trong cuộc đua.

Bỏ phiếu kiểu Mỹ

Theo thông lệ, cử tri các bang đã bầu cho ứng viên của đảng nào ra tranh cử thì sẽ dồn phiếu bầu cho ứng viên đó. Trong cuộc đua năm nay, thông lệ ấy sẽ không thay đổi. Người dân Texas sẽ vẫn bầu cho ứng viên Donald Trump dù ông có “lỡ lời” thế nào còn cử tri bang California chắc sẽ vẫn bầu cho ứng viên của Dân chủ Kamala Harris.

Các ứng viên còn phải cạnh tranh quyết liệt để có thể giành phiếu ở các bang “ba phải” nhưng quan trọng như Florida, Pennsylvania hay North Carolina bởi các bang này có số phiếu đại cử tri cao. Ứng viên nào thua phiếu ở nhiều bang có số đại cử tri lớn thì khả năng rất cao là sẽ phải gọi điện chúc mừng đối phương khi cuộc đua ngã ngũ.

Chuyện bầu cử đang hồi gay cấn của nước Mỹ
Người dân Mỹ sẽ đi bầu cử Tổng thống lần thứ 60 vào ngày 5/11. (Nguồn: Getty Images)

Người Mỹ vốn thực tế và rạch ròi trong mọi hành xử, giống như chia tiền khách sạn, chia tiền ăn với bạn gái và cả khi cầm lá phiếu trên tay để lựa chọn ra vị nguyên thủ nước mình. Sắp đến kỳ bầu cử, nhìn qua khu dân cư cũng biết là nền dân chủ Mỹ thật đa dạng. Trong các cuộc bầu cử gần đây, họ biểu lộ sự ủng hộ cho ứng viên Tổng thống bằng cách dán ảnh trên xe hơi, mũ, áo phông hay khăn quàng và công khai cắm poster có tên ứng viên họ yêu thích trước cửa nhà hay ngoài vườn.

Trong một gia đình, cũng có thể chia làm hai phe Cộng hòa và Dân chủ. Bố mẹ có chính kiến riêng, có thể nghiêng về ứng viên Donald Trump trong khi đám trẻ lại thích bà Kamala Harris. Người Mỹ cũng rất độc lập khi bỏ phiếu. Hàng xóm vẫn sang chơi uống rượu với nhau, nhưng tuyệt không hề có ý định thuyết phục nên bỏ phiếu cho ai. Có dãy nhà cũng không hề dán poster với tên ứng viên Dân chủ hay Cộng hoà, nhưng khi đứng trong buồng kín trước hòm phiếu, họ mới quyết gạch tên ứng viên nào.

Ngày bầu cử thứ Ba 5/11 đang đến gần. Nhưng năm nay ít thấy ảnh các ứng viên dán trên xe hay poster ở nhà riêng mà chỉ lác đác trên phố, ít nhất là trong khu phố nhà tôi ở cách Nhà Trắng chỉ chục phút xe hơi. Kỳ bầu cử này, dường như cử tri có vẻ ngại bày tỏ công khai ủng hộ ông Donald Trump hay bà Kamala Harris.

"Lá phiếu thiên tai" và "lá phiếu nhân tai"

Người Mỹ cũng rất thực tế trong lựa chọn ứng viên. Họ định bầu cho ai có khi đã quyết trước cả năm, nhưng đôi lúc thiên tai và nhân tai lại làm thay đổi ý định ban đầu. Còn nhớ, chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử năm 2012 giữa đương kim Tổng thống Barack Obama và ứng viên Cộng hoà Mitt Romney, thì trận siêu cuồng phong Sandy với sức gió lên tới 140-150 km/giờ hoành hành suốt từ North Carolina đến New England, làm chết hàng trăm người, gây thiệt hại khoảng 50 tỷ USD. Ba lò phản ứng hạt nhân phải đóng cửa, hệ thống tàu điện ngầm New York bị ngập nước lớn nhất kể từ khi khánh thành hơn 100 năm trước… Khi đó cả thế giới nhìn vào Tổng thống Obama xem ông xử lý tình huống khẩn cấp thế nào. Những bang “ba phải – swing states” cũng đưa ông vào tầm ngắm.

Đúng như mong đợi của người dân Mỹ, ngay sau bão, Tổng thống Obama đã đến thăm các khu vực bị càn quét ở bang New Jersey. Ông đi cùng Thống đốc bang Chris Christie, một người vốn chống kịch liệt Tổng thống Obama trong tranh cử giữa đảng Cộng hòa và Dân chủ. Sau vụ đó, ông Christie đã hoàn toàn đổi ý, khen Tổng thống Obama hết lời rằng: “Tôi không thể dùng lời nào cho đủ để cảm ơn Tổng thống vì sự quan tâm cũng như tình cảm cá nhân của ông cho người dân ở tiểu bang”.

Theo thăm dò của Washington Post sau vụ việc, cứ 10 người thì 8 người nhận xét Obama xuất sắc, hoặc tốt. Thị trưởng New York khi đó, Micheal Bloomberg - một người trung lập giữa Obama và Romney - một lá phiếu cực kỳ quan trọng cũng khen cách thức Obama xử lý hậu bão Sandy. Thị trưởng Bloomberg mà bầu cho ai chắc chắn sẽ kéo theo cả triệu lá phiếu của dân New York.

Ứng viên Romney khi đó cũng đến tận nơi đưa quần áo, phát thức ăn, đồ uống cho người bị nạn do bão Sandy. Nhưng Obama là Tổng thống đương nhiệm, ông đã làm những gì người dân mong đợi và hình ảnh đó đã tác động đến lá phiếu của cử tri mạnh hơn Mitt Romney. Trong cuộc đua năm đó, ông Obama đã chiến thắng vang dội để tiếp tục nhiệm kỳ 2. Người ta bảo, trận cuồng phong Sandy với cái tên của một người đẹp đã “bỏ phiếu” cho đương kim Tổng thống. Nước Mỹ có “lá phiếu thiên tai”.

Trước chặng đua nước rút năm nay, siêu bão Milton với sức gió 195km/giờ lại bất ngờ ập đến, càn quét Florida, gây ra các cơn lốc xoáy chết chóc, phá hủy nhà cửa, gây ngập lụt khiến ít nhất 10 người thiệt mạng, gần 3 triệu gia đình mất điện. Tổng thống Joe Biden tuy không ra tranh cử nữa, nhưng cũng đã lập tức huỷ chuyến công du Đức và Angola từ 10-15/10 đã được lên lịch.

Chắc hẳn, vị Tổng thống đương nhiệm huỷ công cán để ở lại ủng hộ “phó tướng” Kamala Harris của đảng mình từ kinh nghiệm rút ra sau trận bão Sandy vốn mang lại “lá phiếu thiên tai” cho ứng viên Dân chủ Obama. Lần này, cử tri Mỹ cũng sẽ nhìn vào cách mà hai ứng viên xử lý hậu siêu bão Milton để quyết định những lá phiếu còn đang "phân vân" xem sẽ bỏ cho ai.

Chuyện bầu cử đang hồi gay cấn của nước Mỹ
Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đang cạnh tranh quyết liệt với chỉ vài điểm cách biệt. (Nguồn: AFP)

Trước đó, vào năm 2004, khi cuộc đua giữa hai ứng viên John Kerry và George Bush đang quyết liệt, phần thắng đang thuộc về Kerry thì thủ lĩnh Al Qaeda Bin Laden lại xuất hiện và đe doạ tấn công nước Mỹ. Lời hù hoạ của ông trùm Al Qaeda khi đó làm người Mỹ liên tưởng đến vụ khủng bố kinh hoàng 11/9 và cách Tổng thống Bush xử lý tận gốc vấn đề. Thế là cán cân lại nghiêng về đảng Cộng hòa vốn không khoan nhượng với khủng bố. Ông Bush đã thắng trong cuộc chạy đua năm đó một phần nhờ có “lá phiếu nhân tai” đã tác động vào quyết định của những cử tri trước đang còn lưỡng lự trước mối lo an ninh quốc gia của nước Mỹ bị đe doạ.

Với số đông cử tri, khi an ninh quốc gia bị đe doạ hoặc muốn đưa “nước Mỹ vĩ đại trở lại”, người Mỹ có xu hướng sẽ bầu cho ứng viên của đảng Cộng hòa, và ông Donald Trump sẽ có lợi thế. Còn khi họ muốn ổn định cho kinh tế đi lên, tiêu pha rủng rỉnh, họ sẽ nghiêng về ứng viên Kamala Harris, và bỏ phiếu cho ứng viên của đảng Dân chủ.

Theo nhiều hãng thăm dò kiểu “trên giấy”, hiện hai ứng viên Trump và Harris đang cạnh tranh ngang ngửa nhau với chỉ vài điểm cách biệt. "Lá phiếu nhân tai” từ những điểm xung đột nóng bỏng ở Trung Đông, Nga – Ukraine và nhiều nơi khác chưa có dấu hiệu hạ nhiệt bất chấp những tuyên bố hoàn toàn ngược nhau giữa Donald Trump và Kamala Harris. Trong khi đó, "lá phiếu thiên tai” với siêu bão Milton thì đã đến và để lại hậu quả tàn khốc cho nước Mỹ. Hai ứng viên chắc đang tận dụng cơ hội từ những yếu tố "nhân tai” và thiên tai này để kiếm thêm phiếu từ những cử tri còn đang lưỡng lự.

Chỉ hơn hai tuần nữa là tới ngày bầu cử chính thức, dù đã có hàng triệu phiếu bầu sớm đã được cho vào thùng thông qua đường bưu điện. Ngày thứ Ba, 5/11 đang vào mùa Thu lá vàng đỉnh điểm ở vùng Washington, D.C., và xung quanh Nhà Trắng. Hãy chờ xem, ai sẽ là người chiến thắng trong cuộc đua thú vị, nhiều bất ngờ và rất khó đoán trước ở xứ cờ hoa lần này.

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: 'Chiến địa' Bắc Carolina và cuộc đấu gay cấn, ông Trump hứng 'đòn hiểm' từ các công tố viên, 3 thách thức với bà Harris

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: 'Chiến địa' Bắc Carolina và cuộc đấu gay cấn, ông Trump hứng 'đòn hiểm' từ các công tố viên, 3 thách thức với bà Harris

Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ đang bám đuổi rất sát tại Bắc Carolina, một trong 7 bang chiến địa trong cuộc bầu cử ...

Bầu cử Mỹ: Cựu Tổng thống Trump bị dẫn trước ở 4 tiểu bang dao động, hy vọng của bà Harris 'bị đe dọa'

Bầu cử Mỹ: Cựu Tổng thống Trump bị dẫn trước ở 4 tiểu bang dao động, hy vọng của bà Harris 'bị đe dọa'

Theo dữ liệu thăm dò được phân tích bởi Washington Post, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Kamala Harris đang dẫn trước ...

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chạy nước rút tháng cuối, bà Harris tung 'chiêu' làm bùng nổ truyền thông, ông Trump 'đánh mạnh' vào nhập cư

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chạy nước rút tháng cuối, bà Harris tung 'chiêu' làm bùng nổ truyền thông, ông Trump 'đánh mạnh' vào nhập cư

Chỉ còn 29 ngày nữa là đến bầu cử Mỹ, khác với sự im ắng những tháng trước đó, Phó Tổng thống Kamala Harris bắt ...

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cự tuyệt đề nghị tái đấu, ông Trump nói 'quá muộn', bà Harris cho thấy là 'thỏi nam châm' hút tiền ủng hộ

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cự tuyệt đề nghị tái đấu, ông Trump nói 'quá muộn', bà Harris cho thấy là 'thỏi nam châm' hút tiền ủng hộ

Ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa tiếp tục từ chối lời mời tham gia cuộc tranh luận với Phó Tổng ...

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ông Trump dẫn trước bà Harris trong việc giải quyết xung đột ở Ukraine và Trung Đông

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ông Trump dẫn trước bà Harris trong việc giải quyết xung đột ở Ukraine và Trung Đông

Thăm dò dư luận mới đây cho thấy cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ghi điểm tốt hơn Phó Tổng thống Kamala Harris về ...

Tin cũ hơn

Điểm tin thế giới sáng 15/10: Sri Lanka muốn gia nhập BRICS, NATO tập trận hạt nhân quy mô lớn, Argentina tăng mạnh ngân sách quốc phòng Điểm tin thế giới sáng 15/10: Sri Lanka muốn gia nhập BRICS, NATO tập trận hạt nhân quy mô lớn, Argentina tăng mạnh ngân sách quốc phòng
Tin thế giới 14/10: Campuchia tuyên bố về lập trường địa chính trị, Trung Quốc tập trận ở eo biển Đài Loan, Israel thừa nhận hậu quả 'nặng nề đau đớn' Tin thế giới 14/10: Campuchia tuyên bố về lập trường địa chính trị, Trung Quốc tập trận ở eo biển Đài Loan, Israel thừa nhận hậu quả 'nặng nề đau đớn'
Ngoại trưởng Iran gặp lãnh đạo nhóm Houthi, thảo luận cách kiềm chế xung đột Ngoại trưởng Iran gặp lãnh đạo nhóm Houthi, thảo luận cách kiềm chế xung đột
Tình hình Lebanon: Mỹ cảnh tỉnh Israel sau 'vi phạm gây sốc' khiến LHQ nóng mặt, EU nói 'không thể chấp nhận' Tình hình Lebanon: Mỹ cảnh tỉnh Israel sau 'vi phạm gây sốc' khiến LHQ nóng mặt, EU nói 'không thể chấp nhận'
Vấn đề hạt nhân: Tổng thống Mỹ khẳng định phải có ngày 'khai tử' vũ khí nóng, vì sao Belarus nói Nga hành động quá muộn? Vấn đề hạt nhân: Tổng thống Mỹ khẳng định phải có ngày 'khai tử' vũ khí nóng, vì sao Belarus nói Nga hành động quá muộn?
Bán đảo Triều Tiên: Căng thẳng dâng cao, Bình Nhưỡng nổi giận ra tuyên bố, Seoul sẵn sàng 'nghênh chiến' Bán đảo Triều Tiên: Căng thẳng dâng cao, Bình Nhưỡng nổi giận ra tuyên bố, Seoul sẵn sàng 'nghênh chiến'
Lầu Năm Góc: Mỹ sẽ gửi hệ thống chống tên lửa và quân đội tới Israel Lầu Năm Góc: Mỹ sẽ gửi hệ thống chống tên lửa và quân đội tới Israel
Nga sơ tán hơn 30.000 người khỏi các khu vực giáp biên giới Ukraine Nga sơ tán hơn 30.000 người khỏi các khu vực giáp biên giới Ukraine
Các tổ chức quốc tế lên tiếng về động thái của Israel, nhấn mạnh trách nhiệm của quốc gia thành viên LHQ Các tổ chức quốc tế lên tiếng về động thái của Israel, nhấn mạnh trách nhiệm của quốc gia thành viên LHQ
NATO tập trận hạt nhân quy mô lớn ở Bắc Âu, tuyên bố sẵn sàng đáp trả bất kỳ mối đe dọa nào NATO tập trận hạt nhân quy mô lớn ở Bắc Âu, tuyên bố sẵn sàng đáp trả bất kỳ mối đe dọa nào
Pháp, Saudi Arabia cùng loạt nước dồn lực lượng đến Địa Trung Hải Pháp, Saudi Arabia cùng loạt nước dồn lực lượng đến Địa Trung Hải
Trung Đông: Hezbollah không kích miền Bắc Israel, thương vong lớn, vì sao Israel 'trở tay không kịp'? Trung Đông: Hezbollah không kích miền Bắc Israel, thương vong lớn, vì sao Israel 'trở tay không kịp'?