Nhỏ Bình thường Lớn

Chuyến đi xuyên châu lục

Nếu như chuyến đi Trung Đông của Ngoại trưởng Mỹ JOHN KERRY là để giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran thì chuyến thăm Đông Nam Á của ông nhằm đưa mối quan hệ đang phát triển hết sức năng động giữa Mỹ với khu vực lên một nấc phát triển mới.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã làm được "cái bắt tay ASEAN", ngày 5/8/2015, tại Kuala Lumpur, Malaysia.

Gạt bỏ từng chướng ngại vật

Dễ nhận ra mục tiêu chuyến thăm Trung Đông của Ngoại trưởng Kerry là nhằm thuyết phục các nước trong khu vực ủng hộ Thoả thuận hạt nhân mà các cường quốc vừa đạt được với Iran hồi đầu tháng Bảy. Chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào thoả thuận được cho là giúp giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân tồn tại như một "cái dằm" cực kỳ khó chịu trong quan hệ giữa Nhà nước Hồi giáo và phương Tây nhiều năm qua.

Trong chuyến thăm các nước Trung Đông lần này, ông Kerry đã đưa ra một loạt cam kết, hứa hẹn về an ninh như tuyên bố sẽ tăng cường bán vũ khí, chia sẻ thông tin tình báo, huấn luyện lực lượng đặc nhiệm, tăng cường tập trận và cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo cho các nước vùng Vịnh để chống lại "các hoạt động gây bất ổn" của Iran ở Trung Đông.

Ông Kerry còn khẳng định với các nước Trung Đông rằng, thoả thuận hạt nhân với Iran là lựa chọn tốt nhất để giải quyết khủng hoảng và rằng nỗ lực này sẽ giúp khu vực trở nên "ổn định và an toàn hơn".

Mỹ thậm chí còn ra tuyên bố chung với các nước thuộc vùng Vịnh Persia, khẳng định Washington sẽ cân nhắc khả năng dùng vũ lực nếu thấy cần thiết nhằm bảo vệ các nước trong khu vực khỏi những cuộc tấn công.

Không chỉ dừng lại ở lời nói, Bộ Ngoại giao Mỹ còn có hành động trấn an các đồng minh ở Trung Đông như phê chuẩn việc bán tên lửa tối tân Patriot trị giá 5,4 tỷ USD cho Saudi Arabia, bàn giao cho Ai Cập tám chiếc chiến đấu cơ F-16s và cam kết viện trợ nhân đạo 62 triệu USD cho Iraq.

Sự hào phóng cả về lời cam kết lẫn "vật chất" nói trên của Mỹ đã đem lại thành công cho chuyến công du của ông Kerry đến khu vực Trung Đông lần này. Các nước thuộc Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC) gồm sáu thành viên là Saudi Arabia, Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, cùng với Ai Cập đều đã thể hiện sự ủng hộ dành cho thoả thuận hạt nhân với Iran. Đây rõ ràng là một chiến thắng cho Ngoại trưởng Kerry, bởi trước đó những nước trên còn bày tỏ sự quan ngại, sợ rằng thoả thuận này có thể tạo điều kiện cho Iran có được phương tiện để cung cấp tài chính cho chủ nghĩa khủng bố trong khu vực.

Với sự ủng hộ của GCC, giờ đây Israel là nước duy nhất ở Trung Đông phản đối mạnh mẽ thoả thuận hạt nhân Iran. Như vậy, ông Kerry đã giúp gạt bỏ hàng loạt chướng ngại vật trên con đường tiến tới giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng hạt nhân mang tên Iran.

TPP và Biển Đông là trọng tâm

Sau các nước Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ có chuyến công du đến các nước Đông Nam Á với mục tiêu cao nhất là thúc đẩy Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ thương mại, đầu tư giữa Mỹ với châu Á cũng như mối liên quan giữa sự thịnh vượng của nền kinh tế Mỹ và các nước châu Á.

Mỹ coi trọng TPP bởi đây là một phần trong chiến lược chuyển hướng trọng tâm sang châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Washington đang đặt ưu tiên hàng đầu cho việc thúc đẩy quan hệ với khu vực phát triển năng động nhất thế giới hiện nay.

Chuyến thăm diễn ra chỉ vài ngày sau khi các cuộc đàm phán về TPP ở Hawaii chưa đi đến hồi kết, phần lớn là do những bất đồng giữa 12 nước thành viên về phạm vi bảo hộ bằng sáng chế và dữ liệu mà các công ty dược của phương Tây yêu cầu.

Trong chặng dừng chân đầu tiên ở Đông Nam Á là Singapore, ông Kerry đã có các cuộc hội đàm với Thủ tướng Lý Hiển Long và các quan chức cấp cao khác về thoả thuận thương mại TPP.

TPP cũng là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Mỹ khi tham dự Diễn đàn khu vực của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Kuala Lumpur, Malaysia ngày 5/8.

Ngoài TPP, nhiều nhà phân tích cho rằng, một nội dung khác không kém phần quan trọng trong chuyến thăm đến Đông Nam Á lần này của ông là vấn đề Biển Đông. Mỹ đang tích cực kêu gọi các nước có tranh chấp ở Biển Đông chấm dứt các hoạt động cải tạo, bồi đắp và xây dựng ở Biển Đông, đồng thời tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho các cuộc tranh chấp trong khu vực.

Việt Nam là chặng dừng chân cuối cùng nhưng là điểm nhấn trong chuyến công du Đông Nam Á của Ngoại trưởng Mỹ. Ông Kerry sẽ ở thăm Việt Nam trong hai ngày từ 6-7/8. Tại đây, ông sẽ tham dự một số hoạt động kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam.

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Kerry diễn ra ngay sau chuyến thăm chính thức Mỹ thành công hồi tháng trước của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới mạnh mẽ trong sự phát triển của quan hệ Việt-Mỹ sau chặng đường 20 năm. Ngoại trưởng Mỹ dự kiến sẽ có các cuộc gặp với lãnh đạo cấp cao Việt Nam và hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh để thảo luận về phương hướng phát triển hơn nữa mối quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ.

Hải Yến



 

Tin cũ hơn

Bê bối hơn 30 nghìn người bị truyền máu bẩn: Thủ tướng Anh xin lỗi, tính chi hơn 12 tỷ USD bồi thường Bê bối hơn 30 nghìn người bị truyền máu bẩn: Thủ tướng Anh xin lỗi, tính chi hơn 12 tỷ USD bồi thường
Vụ Tổng thống Iran thiệt mạng: Ấn định thời điểm bầu cử; Mỹ tiết lộ cự tuyệt một yêu cầu từ Tehran Vụ Tổng thống Iran thiệt mạng: Ấn định thời điểm bầu cử; Mỹ tiết lộ cự tuyệt một yêu cầu từ Tehran
Hội nghị hòa bình Ukraine: Kiev tuyên bố mục tiêu 'gây áp lực' lên Nga, Ấn Độ xác nhận tham dự Hội nghị hòa bình Ukraine: Kiev tuyên bố mục tiêu 'gây áp lực' lên Nga, Ấn Độ xác nhận tham dự
Điểm tin thế giới sáng 21/5: Chủ tịch Thượng viện Philippines từ chức, Khai mạc Diễn đàn Nước thế giới, Nga sẽ tập trận hạt nhân Điểm tin thế giới sáng 21/5: Chủ tịch Thượng viện Philippines từ chức, Khai mạc Diễn đàn Nước thế giới, Nga sẽ tập trận hạt nhân
20 nghi phạm IS bị bắt ở miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ 20 nghi phạm IS bị bắt ở miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ
Tòa án Hình sự quốc tế yêu cầu 'trát' truy nã các lãnh đạo Israel và phong trào Hamas, phản ứng của Thủ tướng Netanyahu Tòa án Hình sự quốc tế yêu cầu 'trát' truy nã các lãnh đạo Israel và phong trào Hamas, phản ứng của Thủ tướng Netanyahu
Tin thế giới ngày 20/5: Tổng thống Iran thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng, Nga bắn hạ 60 máy bay Ukraine, Kiev tuyên bố vẫn kiểm soát 60% Kharkov Tin thế giới ngày 20/5: Tổng thống Iran thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng, Nga bắn hạ 60 máy bay Ukraine, Kiev tuyên bố vẫn kiểm soát 60% Kharkov
Mỹ nỗ lực đưa đồng minh thân thiết Israel đến gần Saudi Arabia bất chấp xung đột ở Dải Gaza Mỹ nỗ lực đưa đồng minh thân thiết Israel đến gần Saudi Arabia bất chấp xung đột ở Dải Gaza
Vụ máy bay chở Tổng thống Iran gặp nạn: Tìm thấy thi thể các nạn nhân, lãnh đạo tối cao Khamenei tuyên bố quốc tang 5 ngày, ai nắm quyền thay thế? Vụ máy bay chở Tổng thống Iran gặp nạn: Tìm thấy thi thể các nạn nhân, lãnh đạo tối cao Khamenei tuyên bố quốc tang 5 ngày, ai nắm quyền thay thế?
Đồn đoán và hệ lụy xung quanh vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran Đồn đoán và hệ lụy xung quanh vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran
Chủ tịch Thượng viện Philippines từ chức Chủ tịch Thượng viện Philippines từ chức
Tổng thống Iran Raisi, Ngoại trưởng Amirabdollahian cùng đoàn tùy tùng tử vong, Pakistan tuyên bố để tang Tổng thống Iran Raisi, Ngoại trưởng Amirabdollahian cùng đoàn tùy tùng tử vong, Pakistan tuyên bố để tang