Chuyên gia kinh doanh quốc tế tại Đại học RMIT nói về định vị doanh nghiệp Việt trong RCEP

HOÀNG NAM
TGVN. Với RCEP, dòng vốn đầu tư từ các thành viên của Hiệp định vào Việt Nam sẽ tăng, các tập đoàn có thể tiếp bước những doanh nghiệp tiên phong như Viettel hay Vinamilk để giương cao ngọn cờ Việt Nam ra thị trường nước ngoài.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ông đánh giá như thế nào về tác động của Hiệp định RCEP đối với khu vực châu Á?

Hiệp định RCEP vừa được ký kết với sự tham gia của 15 nước, trong khu vực có tới hơn 2,2 tỷ người, chiếm gần 30% GDP của thế giới. Quy mô của thỏa thuận lẽ ra còn lớn hơn nếu Ấn Độ không rút khỏi đàm phán ở giai đoạn cuối, còn lại 10 quốc gia ASEAN cùng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand bước vào lễ ký kết.

Đáng chú ý, đây là thỏa thuận đầu tiên có mặt ba quốc gia lớn tại châu Á là Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Về mặt địa chính trị, khả năng đóng góp của RCEP vào việc duy trì quan hệ hòa bình ở Biển Đông rất đáng được hoan nghênh.

Tiến sĩ John Walsh, Chủ nhiệm cấp cao Bộ môn Kinh doanh quốc tế tại Đại học RMIT Việt Nam.
Tiến sĩ John Walsh, Chủ nhiệm cấp cao Bộ môn Kinh doanh quốc tế tại Đại học RMIT Việt Nam.

Tuy nhiên, thỏa thuận này còn đem lại nhiều hơn thế. RCEP kết nối khu vực Đông Nam Á với các nước láng giềng lớn mạnh và có tầm ảnh hưởng nhất khu vực. FTA này không chỉ bao hàm các sản phẩm nông nghiệp hay các mặt hàng sản xuất và lắp ráp, mà còn cả các dịch vụ và lĩnh vực thương mại điện tử, vốn dĩ hết sức hóc búa. Việc đàm phán một thỏa thuận như vậy rất phức tạp và không có gì đáng ngạc nhiên khi RCEP phải mất tám năm mới đi đến ký kết.

RCEP sẽ tiếp nối các FTA mà ASEAN đang triển khai hiện nay, đồng thời mở rộng nguyên tắc đối xử tối huệ quốc trên phạm vi 15 quốc gia. Nguyên tắc này là cơ sở đàm phán được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ủng hộ và quy định rằng mỗi quốc gia thành viên phải bảo đảm dành chế độ ưu đãi thuận lợi cho tất cả các quốc gia đối tác như nhau.

Những tác động thương mại từ RCEP khá dễ dự đoán: hàng hóa, dịch vụ có khả năng cạnh tranh quốc tế sẽ được hoan nghênh trên toàn khu vực RCEP, đồng thời sẽ góp phần nâng cao sự thịnh vượng và số lượng việc làm trong khu vực. Tuy nhiên, những sản phẩm không thể cạnh tranh được sẽ buộc phải cải thiện hoặc bị đào thải khỏi thị trường. Như thường lệ, sẽ có người thắng, kẻ thua và vai trò của chính phủ là hỗ trợ những bên thua cuộc.

Nhiều người cho rằng Trung Quốc sẽ có lợi nhiều nhất khi ký RCEP?

Đúng là Trung Quốc có thể sẽ được hưởng lợi nhiều hơn các nước khác về mặt tuyệt đối, nhưng xét về mặt tương đối thì các nước như Việt Nam trên thực tế sẽ được lợi nhiều hơn.

Các thỏa thuận như RCEP về bản chất là đôi bên cùng có lợi nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các đối tác sẽ được hưởng lợi như nhau. Các quốc gia sẽ hưởng lợi trong những lĩnh vực mà họ có thế mạnh nhưng có thể lại thua thiệt ở lĩnh vực khác. Trong khi đó, sự cần thiết phải đưa ra các điều khoản ngoại lệ và miễn trừ để bảo vệ một số quốc gia cũng là lý do vì sao quá trình đàm phán các thỏa thuận lại mất nhiều thời gian như vậy.

Có thể còn có người băn khoăn: “Liệu Trung Quốc có phải là ‘đạo diễn’ của cả quá trình hình thành Hiệp định không?”. Câu trả lời của tôi là không. RCEP được xây dựng dựa trên các thỏa thuận mà ASEAN đã và đang thực hiện, và mở rộng chúng về mặt địa lý. Thực tế, Trung Quốc đang chấp nhận làm theo cách các nước láng giềng phía Nam đã và đang cấu trúc các mô hình thương mại và đầu tư của họ.

Liệu dòng vốn đầu tư và chuỗi cung ứng của khu vực sẽ thay đổi?

Chắc chắn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam sẽ tăng nhờ RCEP, nhưng dòng vốn đầu tư từ các nước khác tham gia ký kết thỏa thuận cũng sẽ tăng lên. Đồng thời, các tập đoàn Việt Nam có thể tiếp bước những doanh nghiệp tiên phong như Viettel hay Vinamilk để giương cao ngọn cờ Việt Nam ra thị trường nước ngoài.

Hơn nữa, việc giảm bớt các rào cản nội bộ và thuế quan trong khuôn khổ RCEP sẽ thúc đẩy các hàng hóa phức tạp di chuyển xuyên biên giới, đồng thời nâng cao sức mạnh của các chuỗi giá trị khu vực. Theo đó, các khâu sản xuất khác nhau của cùng một mặt hàng có thể diễn ra ở Việt Nam, Thái Lan và Campuchia.

Tin liên quan
Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo về Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo về Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP)

Như trên ông nói, về mặt tương đối, Việt Nam sẽ được hưởng lợi khi tham gia RCEP?

Những thỏa thuận thúc đẩy thương mại điện tử và đầu tư trong RCEP sẽ giúp đẩy mạnh số hóa nền kinh tế Việt Nam và chuyển dịch sang xã hội không tiền mặt.

Tôi hy vọng khu vực tư nhân của Việt Nam cũng sẽ thích ứng với những thay đổi bằng cách tăng cường số hóa trong chính doanh nghiệp của họ, để cả người dân và các doanh nghiệp, tổ chức đều có thể cùng hưởng lợi.

Ngoài ra, việc gia tăng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng tái tạo của Việt Nam cần được kết hợp với những sáng kiến của chính phủ nhằm đa dạng hóa nguồn và quy mô sản xuất năng lượng cho lưới điện quốc gia. Đây là những thay đổi vốn dĩ vẫn có thể đã diễn ra nhưng sẽ thuận lợi hơn khi RCEP được thực thi.

Vậy ông có lời khuyên gì dành cho các doanh nghiệp Việt Nam để tận dụng cơ hội từ RCEP, đồng thời hạn chế được những thách thức có thể gặp phải?

Cơ hội sẽ đến với doanh nghiệp Việt ở cả trong và ngoài nước. Muốn nắm bắt cơ hội ở nước ngoài, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường để hiểu rõ các cơ hội hiện có là gì và làm thế nào để tiếp cận chúng. Đa số các chính quyền địa phương sẽ có dịch vụ hỗ trợ cho những nghiên cứu như vậy và các cơ quan phát triển ở thị trường đích đến (chẳng hạn JETRO ở Nhật Bản) cũng có thể giúp đỡ.

Ở trong nước, các doanh nghiệp nhỏ nên nỗ lực hợp tác hiệu quả hơn với các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như tìm cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được yêu cầu chất lượng ổn định mà nhà đầu tư đưa ra. Họ có thể thiết lập quan hệ đối tác hay xây dựng mạng lưới với các doanh nghiệp đồng chí hướng khác để cùng phát triển và chia sẻ các cơ hội học hỏi, đào tạo.

Dù hoạt động trong hay ngoài nước thì một khoản đầu tư không thể thiếu trong giai đoạn bình thường mới là vào số hóa, ít nhất là phải số hóa hoạt động truyền thông và các chức năng vận hành thiết yếu. Đó là vì các doanh nghiệp sẽ không thể quay lại cách hoạt động trước thời đại dịch, thay vào đó, nhu cầu hạn chế tối đa giao tiếp trực tiếp và sự tham gia của con người sẽ gia tăng.

Xin cảm ơn ông!

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: RCEP tạo cơ hội, khẳng định vị thế, tiếp thêm sự tự tin cho Việt Nam và ASEAN

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: RCEP tạo cơ hội, khẳng định vị thế, tiếp thêm sự tự tin cho Việt Nam và ASEAN

TGVN. Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN 37, bên lề Lễ ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực ...

ASEAN 37: Chính thức ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực - RCEP

ASEAN 37: Chính thức ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực - RCEP

TGVN. Sáng 15/11, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 37, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Lễ ký kết trực tuyến ...

ASEAN 37: Ký kết RCEP sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa thương mại đa phương

ASEAN 37: Ký kết RCEP sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa thương mại đa phương

ASEAN 37: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ tin tưởng rằng việc sớm ký kết RCEP sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa thương ...

HOÀNG NAM (thực hiện)

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày mai (3/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ cục bộ có mưa to; phía Nam nắng nóng, Nam Bộ có nơi trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (3/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ cục bộ có mưa to; phía Nam nắng nóng, Nam Bộ có nơi trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (3/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia-Malaysia đã hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực như đào tạo học viên và sĩ quan, tình báo, thương mại, công nghiệp quốc phòng...
Bộ trưởng Tài chính Ai Cập: BRICS có tương lai tươi sáng, sẽ ngang hàng với G20

Bộ trưởng Tài chính Ai Cập: BRICS có tương lai tươi sáng, sẽ ngang hàng với G20

Bộ trưởng Tài chính Ai Cập Mohammed Maait bày tỏ quan điểm trong một cuộc phỏng vấn rằng: BRICS cuối cùng sẽ ngang hàng với G20.
Đề minh họa kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội

Đề minh họa kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố đề minh họa 3 môn Văn, Toán và Ngoại ngữ kỳ thi vào lớp 10 năm học 2024-2025.
Ukraine cách chức một quan chức an ninh cấp cao, tìm cách phong tỏa thông tin về lãnh thổ

Ukraine cách chức một quan chức an ninh cấp cao, tìm cách phong tỏa thông tin về lãnh thổ

Tổng thống Ukraine ký sắc lệnh cách chức người đứng đầu cơ quan an ninh mạng Illia Vituyk, thuộc Cơ quan an ninh nước này (SBU).
Hiệp hội VKBIA tăng cường kết nối địa phương Việt Nam-Hàn Quốc

Hiệp hội VKBIA tăng cường kết nối địa phương Việt Nam-Hàn Quốc

Hiệp hội Doanh nhân & đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc đến thăm và làm việc với lãnh đạo Hội đồng thành phố Siheung và Thị trưởng thành phố Anyang.
Bộ trưởng Tài chính Ai Cập: BRICS có tương lai tươi sáng, sẽ ngang hàng với G20

Bộ trưởng Tài chính Ai Cập: BRICS có tương lai tươi sáng, sẽ ngang hàng với G20

Bộ trưởng Tài chính Ai Cập Mohammed Maait bày tỏ quan điểm trong một cuộc phỏng vấn rằng: BRICS cuối cùng sẽ ngang hàng với G20.
Đồng Yen 'đổ đèo' bởi Ngân hàng trung ương Nhật đang là ngoại lệ trên toàn cầu

Đồng Yen 'đổ đèo' bởi Ngân hàng trung ương Nhật đang là ngoại lệ trên toàn cầu

Không phải hiện tượng mới nhưng đồng Yen Nhật lại được chú ý hơn sau đợt giảm giá gần đây. Nguyên nhân vì sao?
Ngân hàng JPMorgan Chase đối mặt với thách thức pháp lý ở Nga, lo bị Moscow tịch thu tài sản

Ngân hàng JPMorgan Chase đối mặt với thách thức pháp lý ở Nga, lo bị Moscow tịch thu tài sản

Ngày 1/5, Ngân hàng JPMorgan Chase tuyên bố, tài sản ở Nga của họ có thể bị tịch thu sau các vụ kiện ở Nga và Mỹ.
Kinh tế thế giới nổi bật (26/4-2/5): Mỹ áp trừng phạt liên quan Iran, cấm cửa uranium Nga, xe điện Trung Quốc bán giá cao tại EU

Kinh tế thế giới nổi bật (26/4-2/5): Mỹ áp trừng phạt liên quan Iran, cấm cửa uranium Nga, xe điện Trung Quốc bán giá cao tại EU

Mỹ cấm nhập khẩu uranium của Nga, EU có thể áp thuế cao với xe điện Trung Quốc, Đức đón tín hiệu vui… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.
Đại sứ Nga: Mỹ đang tìm cách đe dọa các đối tác của Moscow, loại các đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường

Đại sứ Nga: Mỹ đang tìm cách đe dọa các đối tác của Moscow, loại các đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường

Đại sứ Nga Anatoly Antonov tuyên bố, các biện pháp trừng phạt làm tăng sự hoài nghi về tính xây dựng của vai trò của Mỹ trên thế giới.
Mỹ trừng phạt Nga với phạm vi rộng nhất từ trước tới nay, Trung Quốc lên tiếng

Mỹ trừng phạt Nga với phạm vi rộng nhất từ trước tới nay, Trung Quốc lên tiếng

Bắc Kinh phản đối mạnh mẽ các biện pháp trừng phạt đơn phương trái phép của Mỹ nhằm vào các công ty Trung Quốc.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Phiên bản di động